Trang chủBlogs Kinh doanh F&BTổng hợp kinh nghiệm mở quán bò né cho người mới (2023)

Tổng hợp kinh nghiệm mở quán bò né cho người mới (2023)

Cập nhật lần cuối: Tháng hai 02, 2024
Chu Hanh
1863 Đã xem

Bò né là một trong những món ăn ngon miệng, được yêu thích bởi nhiều người. Vì thế mở quán bò né là mô hình được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để cạnh tranh với hàng trăm quán bò né trên thị trường không phải việc đơn giản. Cùng bekPOS điểm qua những lưu ý mở quán bò né cho người mới bắt đầu. 

mo-quan-bo-ne

Có nên mở quán bò né không? 

Bò né nằm trong top những món ăn ngon được yêu thích hiện nay, tuy nhiên, để tự tay làm bò né tại nhà thì không phải ai cũng làm được và sẵn sàng vào bếp. Vì vậy, khách hàng thường lựa chọn phương án tới cửa hàng, quán ăn để có một suất bò né thơm ngon, chuẩn vị. Một phần bò né bình dân có giá khoảng 30.000 – 35.000 đồng, rất phù hợp với túi tiền của người dân. 

Tại các quán ăn cao cấp hơn, giá của một suất bò né cũng dao động khoảng 50.000 – 70.000 đồng. Quy trình làm bò né cũng không quá phức tạp, so với những món phở, bún bò thì không cần làm nước dùng, vì thế có thể tiết kiệm thời gian, tối đa chi phí. Với lượng khách ổn định mỗi ngày, bạn có thể thu hồi vốn từ 3 – 6 tháng kinh doanh. Vì thế đây là ý tưởng đáng để đầu tư. 

Có nên mở quán bò né
Có nên mở quán bò né hay không?

Hiện nay, có nhiều thương hiệu bò né nổi tiếng phát triển mạnh thành các chuỗi hệ thống quán ăn, nhà hàng. Có thể thấy nhu cầu ăn uống, giải trí của người dân rất cao. So với nhiều quán ăn như bún, phở bò,… thì bò né vẫn là món ăn ít cạnh tranh hơn và có tiềm năng phát triển. 

Mở quán bò né cần những gì? 

Để mở quán bò né, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau: 

  • Mặt bằng quán: Tùy vào ngân sách, bạn có thể lựa chọn mặt bằng kinh doanh tại các vị trí đẹp, gần trung tâm, diện tích lớn hoặc vị trí xa trung tâm, trong ngõ, diện tích nhỏ.
  • Giấy phép kinh doanh: Để đảm bảo tính pháp luật, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh trước khi chính thức hoạt động quán. Hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như CCCD, hợp đồng thuê mặt bằng, các giấy tờ liên quan để đăng ký giấy phép kinh doanh. 
  • Xây dựng, thiết kế quán: Sau khi đã thuê được mặt bằng, việc quan trọng tiếp theo là thiết kế và xây dựng, sửa sang, trang trí quán theo phong cách riêng. Có nhiều phong cách quán như đồng quê, bình dân, cổ truyền, hiện đại, đơn giản,….
  • Thiết bị, dụng cụ: Mua sắm các trang thiết bị, máy móc nhà bếp, dụng cụ nấu nướng để chuẩn bị cho việc kinh doanh quán bò né. Chi phí mua sắm thiết bị tùy vào quy mô quán của bạn. Chi phí dao động khoảng 30 – 50 triệu đồng. 
  • Sản phẩm, nguồn cung ứng: Khi mở quán bò né, nguồn cung cấp thực phẩm là vấn đề quan trọng. Thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành hợp lý. 
  • Thực đơn: Tiếp đến là xây dựng thực đơn mở quán bò né. Thực đơn chính của quán chủ yếu là bò né. Bạn có thể chia thành các xuất với nguyên liệu, giá thành khác nhau. Bạn có thể đa dạng thực đơn quán bằng các món phụ như nui xào bò, mỳ xào bò, bánh mỳ, xúc xích, khoai tây chiên,… 
  • Nhân viên: Thời gian đầu nếu quán chưa có lượng khách lớn, bạn có thể tự làm các công việc. Tuy nhiên khi đi vào ổn định, lượng khách đông, bạn cần thuê 1 – 2 nhân viên đảm nhận các công việc khác nhau. Chi phí thuê nhân viên mỗi tháng rơi vào khoảng 5 – 15 triệu đồng hoặc hơn, tùy vào lượng nhân viên.
  • Chi phí đầu tư: Chi phí mở quán bò né bao gồm các chi phí thuê mặt bằng, mua trang thiết bị, sửa sang quán, chi phí quảng bá, thuê nhân viên,… 
  • Chiến lược quảng bá: Khi mới mở quán bò né, bạn cần chi một khoản chi phí để quảng bá, marketing thu hút khách hàng. Bạn có thể phát tờ rơi, tạo chương trình khuyến mãi, chạy quảng cáo, đăng bài trên fanpage, trang cá nhân, group, tạo mini game,…. 
mat-bang-kinh-doanh-bo-ne
Mở quán bò né cần những gì?

Hướng dẫn mở quán bò né từ A-Z

Tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh 

Trước khi bắt tay vào kế hoạch kinh doanh mở quán bò né, bạn cần tìm hiểu thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Số lượng đối thủ cạnh tranh là bao nhiêu, tệp khách hàng của họ là ai, địa điểm họ đang kinh doanh, thực đơn quán bò né của họ gồm những gì, chất lượng sản phẩm của đối thủ ra sao,…. 

Từ những phân tích, khảo sát cụ thể, bạn có thể phân tích được ưu, nhược điểm của đối thủ và tận dụng được điểm mạnh của bản thân để cạnh tranh với đối thủ. 

Lựa chọn vị trí kinh doanh 

Nếu có số vốn đầu tư lớn, bạn có thể lựa chọn mặt bằng đẹp tại các trung tâm thương mại, mặt đường lớn các khu đô thị, gần các tòa nhà văn phòng, nơi giao thông thuận tiện, nhiều người qua lại và có chỗ để xe. Nếu chi phí hạn hẹp bạn có thể thuê mặt bằng trong ngõ với diện tích nhỏ hơn. Chi phí thuê mặt bằng dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng. 

Trước khi thuê mặt bằng, bạn cũng nên trực tiếp đi khảo sát thị trường xung quanh xem có dân cư đông đúc không, thu nhập người dân có cao không, có các đối thủ cạnh tranh quanh khu vực định thuê mặt bằng không, giá thuê mặt bằng bình quân tại khu vực này là bao nhiêu,….

chon-dia-diem-mo-quan-bo-ne
Lựa chọn địa điểm mở quán bò né

Chuẩn bị nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh

Chi phí mở quán bò né quy mô vừa dao động khoảng 80 – 150 triệu, với quy mô lớn bạn cần chuẩn bị một khoản chi phí lớn hơn. Bạn cần có kế hoạch kinh doanh cụ thể để mở quán bò né:

  • Chi phí thuê mặt bằng: 10 – 30 triệu đồng/tháng 
  • Chi phí thiết kế, sửa cửa hàng: 20 – 40 triệu đồng 
  • Chi phí mua trang thiết bị: 30 – 50 triệu đồng
  • Chi phí mua nguyên liệu: 20 – 40 triệu đồng/tháng 
  • Chi phí thuê nhân viên: 5 – 15 triệu đồng/tháng 
  • Chi phí phát sinh khác

Giấy tờ pháp lý 

Để mở quán bò né, bạn cần chuẩn bị các thủ tục hành chính như ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh, giấy phép an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán ăn bao gồm: 

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh 
  • Danh sách cá nhân góp vốn kinh doanh 
  • Hợp đồng thuê mặt bằng
  • Bản sao công chứng CCCD của các cá nhân góp vốn 
  • Bản sao có chữ ký của biên bản họp giữa các cá nhân góp vốn lập hộ kinh doanh. 

Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán bò né: 

  • Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp huyện/thành phố nơi bạn mở quán bò né 
  • Cơ quan xem xét hồ sơ trong 3 ngày 
  • Sau 3 ngày, nếu đủ điều kiện, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh hợp lệ. 

Tiếp theo là xin giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán ăn của bạn. Hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm 
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh 
  • Bản danh sách cơ sở vật chất, thiết bị của quán ăn 
  • Danh sách chủ sở hữu, các cá nhân góp vốn 
  • Danh sách người trực tiếp sản xuất, kinh doanh món ăn. 

Quy trình: 

  • Nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn thực phẩm, ban an toàn thực phẩm tại tỉnh, thành phố hoặc quận huyện nơi bạn mở quán 
  • Đơn vị xem xét hồ sơ trong 15 ngày, nếu đảm bảo điều kiện, bạn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Thiết kế quán

Tùy vào diện tích, bố cục, công năng, sở thích, tệp khách hàng của quán mà bạn có thể thiết kế quán với không gian khác nhau. Bạn có thể thuê các đơn vị thiết kế quán ăn chuyên nghiệp để có những mẫu thiết kế chuyên nghiệp, thu hút nhất. Các phong cách thiết kế thông dụng hiện nay như: Sang trọng, đơn giản, cổ xưa, dân dã,…. 

thiet-ke-quan-bo-ne
Thiết kế quán bò né

Mua sắm và lựa chọn nguyên liệu

Bạn phải chọn các đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín, có các chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Nguyên liệu cho quán ăn cần đảm bảo độ tươi ngon, chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Bạn cũng nên tham khảo nhiều nhà cung cấp, thương lượng để có mức giá nhập nguyên liệu hợp lý nhất. 

Tuyển dụng nhân viên và đào tạo

Tiếp đến là quá trình tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Nếu không phải là người trực tiếp nấu nướng, đầu bếp cho quán ăn, bạn phải tuyển dụng các nhân viên có tay nghề cao, kinh nghiệm trong nghề. 

Sau khi sàng lọc, tuyển dụng, bạn lên kế hoạch đào tạo nhân viên làm việc theo quy trình của cửa hàng, đào tạo về văn hóa, tác phong làm việc, thái độ cư xử, phục vụ khách hàng nhiệt tình, lịch sự. 

Vận hành và quản lý

Để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, bạn cần quy trình vận hành, quản lý quán ăn quy củ, hợp lý. Nên xây dựng quy trình làm việc của từng bộ phận, phân công công việc, trách nhiệm, nhiệm vụ của từng nhân viên, xây dựng cơ chế lương thưởng, xử phạt hợp lý để nhân viên có động lực làm việc. 

van-hanh-quan-bo-ne
Vận hành quán bò né

>> Xem thêm: Ý tưởng, xu hướng kinh doanh nhà hàng ẩm thực mới nhất

Kinh nghiệm mở quán bò né hiệu quả

Chất lượng sản phẩm

Chất lượng món ăn là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự thành công của quán ăn. Dù bạn có đầu tư thiết kế quán đẹp tới đâu nhưng món ăn không ngon, khách hàng cũng không thể gắn bó với cửa hàng. Do đó, hãy đầu tư vào chất lượng đồ ăn, có công thức sáng tạo riêng, khác biệt với các đối thủ để giữ chân khách hàng.

Học nấu ăn 

Bạn có thể tham gia các khóa học nấu ăn, hoặc trực tiếp cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo để nâng cao tay nghề, cập nhật công thức mới, xu hướng ẩm thực mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Học nấu món bò né
Học nấu món bò né

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 

Đây là vấn đề hầu hết khách hàng đều quan tâm khi lựa chọn địa điểm ăn uống. Ngày nay, người ta không chỉ chú trọng tới ăn no, ăn ngon mà còn cần bổ dưỡng, an toàn, vệ sinh, tốt cho sức khỏe. Do đó, hãy đầu tư khâu chọn nguyên liệu tươi ngon, chế biến sạch sẽ, không gian quán cần đảm bảo vệ sinh, gọn gàng, sạch đẹp ghi dấu ấn với khách hàng.

Quảng cáo khuyến mại 

Thường xuyên tạo ra các chương trình khuyến mại dịp cuối tuần, ngày lễ, tặng voucher ăn uống, mua hàng,…. là cách quảng cáo, truyền bá quán ăn của bạn hiệu quả nhất. Đây cũng là cách thức để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

>> Xem thêm: 10 cách đặt tên nhà hàng hay nhất 

Dùng app quản lý bán hàng 

Ngày nay, để tối ưu công việc quản lý, vận hành kinh doanh cửa hàng, quán ăn, các chủ kinh doanh thường lựa chọn các app quản lý bán hàng để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Với quy trình làm việc đơn giản, nhanh gọn, chính xác, các app quản lý bán hàng đã giúp nhà hàng, quán ăn tối đa doanh thu, tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí như kế toán, nhân sự, quy trình phục vụ khách hàng,…. 

phan-mem-bepos
App quản lý bán hàng bePOS quản lý quán bò né

bePOS là một trong những app bán hàng 4.0 hiện đại được nhiều chủ nhà hàng, quán ăn lựa chọn. Phần mềm quản lý nhà hàng ăn bePOS giúp các chủ kinh doanh:

  • Hỗ trợ order nhanh chóng, chính xác, đồng bộ giữa các bộ phận 
  • Quản lý quy trình phục vụ, thu ngân, bếp chuẩn chỉnh 
  • Tích hợp CRM, chăm sóc khách hàng tự động 
  • Thanh toán dễ dàng, in hóa đơn nhanh, tính tiền nhanh 
  • Quản lý kho, tình trạng xuất – nhập – tồn chính xác 
  • Báo cáo doanh thu, chi phí theo thời gian chính xác 
  • Chấm công, phân công công việc, tính lương, thưởng cho nhân viên. 

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

Mở quán bò né là ý tưởng kinh doanh tiềm năng, có cơ hội thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hãy tham khảo những kinh nghiệm, hướng dẫn mở quán bò né từ những người đi trước, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào kinh doanh. 

FAQ 

Các hình thức mở quán bò né kinh doanh là gì? 

Bạn có thể mở các quán bò né theo hình thức: Nhượng quyền kinh doanh bò né, mở quán bò né bình dân, mở nhà hàng bò né cao cấp,…. 

Các bước để nấu bò né là gì? 

Để có món bò né thơm ngon, bạn cần thực hiện các bước sau: 

  • Sơ chế thịt bò: Rửa, cắt mỏng, ướp gia vị 
  • Áp chảo thịt bò: Đun nóng chảo, nấu tan dầu ăn, bơ rồi cho thịt vào xào đều 
  • Hoàn thành: Cho trứng ốp la, pate, salad lên đĩa, thêm chút cà chua, 1 ổ bánh mỳ và bày thịt bò đã xào lên và hoàn thành món bò né. 
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-quan-bo-ne/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]