Trang chủBlogs Kinh doanh F&B[MỚI] Kinh nghiệm mở quán cơm tấm siêu lợi nhuận từ A-Z

[MỚI] Kinh nghiệm mở quán cơm tấm siêu lợi nhuận từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng Một 01, 2024
Trần Dung
2486 Đã xem

Mở quán cơm tấm như thế nào để thu được lãi khủng? Thiết kế quán cần lưu ý những điều gì và chi phí để mở quán cơm tấm cần bao nhiêu? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của bePOS để cùng tìm hiểu cách kinh doanh cơm tấm “vốn 1 lãi 10” nhé!

mo-quan-com-tam

Bán cơm tấm có lời không?

Cơm tấm là món ăn xuất hiện từ nhiều năm trước, hương vị dễ ăn, không gây ngán, “chắc bụng”. Chính những ưu điểm này của món ăn mà người Việt đã rất ưu ái dành một sự yêu thích nhất định. Lợi thế của cơm tấm chính là có thể phục vụ với mọi tệp khách hàng, mọi lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt hơn cả, bạn có thể bán cơm tấm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không sợ “ế”. Đây có thể là một trong những lý do  khiến bạn có thể nhanh chóng hồi vốn và sinh lời.

Chi phí vốn để mở một cửa hàng cơm tấm không quá nhiều, các suất cơm cũng có các mức giá nhất định trong khoảng từ 20.000-40.000đ. Như vậy, sau mỗi ngày bạn có thể biết được rằng quán lời hay lỗ bao nhiêu để bù vào chi phí mua nguyên liệu.

mo-quan-com-tam-co-loi-khong
Bán cơm tấm có lời không?

Quy trình chế biến món ăn này cũng rất đơn giản và không quá nhiều công đoạn, thêm vào đó, các món ăn kèm của mỗi suất cơm tấm cũng không quá cầu kỳ và đắt đỏ, vậy nên chi phí dành cho nhân công ở những khâu chuẩn bị làm món ăn cũng không tốn quá nhiều.

Với những thuận lợi trên, cơ hội kinh doanh cơm tấm mang lại nhiều lợi nhuận trong thời gian ngắn là điều rất dễ đạt được. Tuy nhiên, việc lời được nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào khả năng tính toán, quản lý và bí quyết nấu cơm của các bạn.

Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?

Các chi phí nguyên liệu, nhân công để mở quán cơm tấm không quá nhiều. Bạn hoàn toàn có thể mở quán cơm tấm với số vốn nhỏ chỉ từ 30 – 40 triệu đồng cho một quán cơm quy mô vừa. Với quán quy mô lớn hơn, bạn có thể đầu tư từ 50 – 100 triệu đồng. Các chi phí mở quán cơm tấm bao gồm:

  • Tiền thuê mặt bằng kinh doanh
  • Tiền sửa sang, trang trí quán
  • Tiền sắm sửa bàn ghế, nội thất đơn giản
  • Tiền thuê nhân công
  • Tiền mua nguyên liệu chế biến.
mo-quan-com-tam-can-bao-nhieu-von
Mở quán cơm tấm cần bao nhiêu vốn?

Mở quán cơm tấm cần những gì?

Ở phần này của bài viết, bePOS sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về câu hỏi: “Mở quán cơm tấm cần những gì”. 

Nguồn vốn 

Như đã đề cập ở trên, chi phí mở quán cơm tấm sẽ không cần quá nhiều, số vốn khoảng 40 – 70 triệu là có thể chi cho các khoản về: Mặt bằng, đặt cọc, bàn ghế, nguyên vật liệu, dụng cụ nấu nướng và dự phòng cho khoảng thời gian 2 đến 3 tháng đầu tiên.

Theo kinh nghiệm mở quán cơm tấm của những người đi trước, tùy vào khu vực mở quán cũng như số vốn ban đầu mà sẽ có sự khác biệt. Ở những nơi sầm uất, tập trung nhiều dân cư thì giá mặt bằng cũng như nhu cầu trang trí quán ăn sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn so với các quán ăn ven trung tâm. Do đó, bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể để có thể nắm được các khoản chi tiêu trong khoảng thời gian đầu này. 

mat-bang-mo-quan-com-tam-binh-dan
Mở quán cơm tấm cần những gì?

Giấy phép kinh doanh

Nhiều người nghĩ rằng, việc mở quán cơm tấm sẽ chỉ cần có mặt bằng và vốn làm ăn. Nhưng thực tế bạn vẫn cần phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh để được mở bán dù chỉ là quán cơm tấm bình dân.

Theo bí quyết mở quán cơm tấm của những người đi trước, bạn cần phải có 2 loại giấy tờ đó là: giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với loại giấy đăng ký kinh doanh, bạn có thể lên trực tiếp ủy ban nhân dân quận khu vực bạn sẽ mở quán để đăng ký. Lệ phí để đăng ký sẽ ở mức 100.000 đồng. Sau khi đã hoàn thiện đăng ký kinh doanh, cơ sở kinh doanh của bạn sẽ phải đóng 3 khoản thuế: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Kinh doanh quán cơm tấm thuộc lĩnh vực ăn uống, do đó giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cũng là loại giấy phép cần có. Đây là một phần để mang đến sự tin tưởng tới khách hàng.

Mặt bằng mở quán cơm tấm

Địa điểm kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình kinh doanh quán cơm tấm. Một vị trí kinh doanh đẹp sẽ quyết định rất nhiều đến lợi ích cho quán cơm của bạn.

Đối tượng khách của các quán cơm tấm thường sẽ là người có ít thời gian nấu nướng. Khách hàng sẽ là các học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng hoặc công nhân… do đó, bạn nên lựa chọn địa điểm gần với khu dân cư đông đúc, hay các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp…nơi tập trung tệp khách hàng mà mình hướng đến.

Dụng cụ và nguyên liệu

Để có thể bắt đầu kinh doanh, bạn cần thiết kế quán cơm tấm sao cho hợp lý bởi những thiết bị bếp chuyên dụng dành cho việc nấu ăn cũng tương đối nhiều. Nồi, xoong, chảo, bếp nấu… là những vật dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế chất lượng của món ăn, từ đó ảnh hưởng tới việc kinh doanh của quán cơm. Khi lựa chọn các thiết bị cho nhà hàng bạn cần chọn các loại thiết bị hiện đại, có khả năng nấu ra các sản phẩm ngon cùng công suất lớn. 

mo-quan-com-tam-can-nhung-gi
Trang trí quán cơm tấm

Ngoài ra, việc thiết kế quán cơm tấm cũng không thể bỏ qua các đồ vật như bàn ghế, bát đũa, quạt, điều hòa… Khi chuẩn bị đồ dùng và bố trí các thiết bị này sẽ giúp cho khách hàng có trải nghiệm tốt hơn với quán ăn của bạn.

Phần nguyên liệu hãy lựa chọn các nguyên liệu tươi. Bạn cần lưu ý về số lượng mình có thể bán trong ngày để từ đó xác định được số lượng nguyên liệu cần nhập. Như vậy mới không làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Nhân viên của quán cơm

Đối với những nhà hàng cỡ vừa hoặc lớn, việc kinh doanh cửa hàng cơm tấm với 1 hoặc 2 người sẽ  gặp khó khăn. Do đó, bạn cần phải sắp xếp nhận sự một cách tối ưu nhất.

Với một cửa hàng quy mô nhỏ, bạn nên cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ để tránh những rủi ro trong khoảng giai đoạn đầu. Trong thời kỳ đầu, quán cơm cần có những vị trí: bếp, phục vụ, rửa chén, thu ngân. Trong đó, bếp trưởng là vị trí quan trọng với nhiều nhiệm vụ khác nhau đồng thời cũng là vị trí quyết định hương vị của món ăn. Cần phải tuyển người có khả năng nấu ăn ngon, tâm huyết với nghề và kỹ thuật ướp, nướng thịt tốt.

Kinh nghiệm mở quán cơm tấm cho người mới

Để thực hiện việc mở quán cơm tấm được thành công, bạn cần phải lưu ý về những điểm như sau 

Lập kế hoạch mở quán

Kinh doanh bất cứ sản phẩm gì cũng vậy, bạn cần phải tìm hiểu về đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới thật kỹ. Đặc biệt trong việc bán cơm tấm, bạn sẽ cần thời gian để chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn… đảm bảo khi khách hàng tới quán thì thức ăn phải luôn ngon, nóng sốt để giữ được hương vị. Việc hiểu được khách hàng sẽ giúp bạn biết được thời gian tiếp đón khách và giữ được sự hài lòng của khách hàng.

Tương tự với việc nắm bắt khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng là cách để bạn nắm được các chiến thuật kinh doanh, nâng cấp các dịch vụ đi kèm của quán để thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Xây dựng thực đơn

Đối với việc kinh doanh quán ăn cơm tấm, việc xây dựng thực đơn đa dạng cho quán là điều tối quan trọng. Khi có một thực đơn phong phú, mới mẻ sẽ mang lại sự trải nghiệm mới lạ cho người ăn. Mỗi thực khách sẽ có cho mình nhiều lựa chọn hơn khi tới quán của bạn..

Thực đơn không có sự đa dạng sẽ khiến quán mất đi sự thu hút đối với khách hàng, như vậy sẽ khiến việc kinh doanh không thuận lợi và khó có thể khiến khách hàng trung thành với quán ăn.

Xây dựng thực đơn
Xây dựng thực đơn khi mở quán cơm tấm

Học cách nấu cơm và chế biến đồ ăn ngon

Bí quyết để mở quán cơm tấm thành công đó là tạo ra các món ăn hợp khẩu vị với khách hàng. Chất lượng món ăn có khả năng kéo khách kể cả khi địa điểm kinh doanh của bạn không quá thuận lợi.

Để có được món cơm hấp dẫn, các nguyên liệu phải được chọn chuẩn ngay từ khâu đầu tiên. Đặc biệt là sườn và gạo bởi đây là 2 nguyên liệu chính của món cơm tấm này. Tiếp đó, là khâu tẩm ướp gia vị, đây cũng là khâu để quyết định hương vị của món ăn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công thức trên Internet hoặc có thể tự tìm ra công thức của riêng mình.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cơm chay cho người mới 

Thái độ và cách phục vụ khách

Ngoài chất lượng các món ăn trong thực đơn thì chất lượng dịch vụ cũng mang một vai trò quan trọng trong việc mang đến sự thành công cho cửa hàng kinh doanh cửa hàng cơm tấm. Cho dù quán cơm của bạn là quán ăn bình dân, nhỏ hay to thì cũng cần phải làm hài lòng khách trong quá trình phục vụ. Như vậy, khách hàng mới có thể quay vòng và còn giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác nữa. 

Nhân viên trong nhà hàng cần phải được đào tạo với thái độ phục vụ tốt, luôn tươi cười và nhẹ nhàng khiến khách hàng hài lòng. Không nên có những cuộc tranh cãi hay thể hiện thái độ không chấp nhận khách, bởi đây là nguyên nhân khiến kinh doanh thất bại.

thai-do-phuc-vu-nhiet-tinh
Đảm bảo thái độ phục vụ khách nhiệt tình

Giữ vệ sinh quán sạch sẽ

Đặc thù của kinh doanh quán ăn, nhà hàng ăn uống là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ phải giữ vệ sinh quán luôn sạch sẽ, bạn còn phải được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mới có thể kinh doanh.

Quán ăn sạch sẽ cũng gây được thiện cảm tốt trong mắt khách hàng, giúp quán trở nên uy tín hơn, có thương hiệu tốt trong lòng khách hàng. Các khu vực cần đảm bảo vệ sinh như khu vực ăn uống của khách hàng, khu vực bếp, khu wc,… Các dụng cụ nhà bếp cũng phải vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo chất lượng đồ ăn. Khu vực ăn uống của khách, ngay sau khi khách rời đi, nhân viên phục vụ cần vệ sinh bàn ăn ngay để đón lượt khách tiếp theo.

Đẩy mạnh Marketing cho quán

Việc lên kế hoạch để quảng cáo, tiếp thị quán cơm của bạn là một trong những bước đóng vai trò quan trọng và cần thiết để phát triển quán ăn. Khi chiến dịch quảng cáo thành công sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với quán ăn của bạn hơn. Hiện nay, có rất nhiều phương thức để quảng cáo như: chạy quảng cáo trên các kênh Social, booking KOC, phát tờ rơi, trang trí quán cơm tấm với baner, biển quảng cáo,…

Bạn có thể đính kèm nhiều chương trình khác cho quán của mình như: khuyến mãi, tặng đồ uống, giảm giá nếu check-in tại quán, giao hàng miễn phí trong bán kính 1km…

mo-quan-com-tam-voi-chuong-trinh-khuyen-mai
Mở các combo khuyến mãi cho quán

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bánh mỳ 1 vốn 5 lời 

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng 

Bí quyết mở quán cơm tấm mang lãi về cho bạn, đó là cập nhật các công nghệ kinh doanh mới, ví dụ như: nhận đơn online, đăng ký tại các ứng dụng online,.. Như vậy, bạn sẽ cần phải quản lý rất nhiều các nguồn khác nhau. 

Để có thể quản lý được về thông tin khách hàng, quản lý kho nguyên liệu, đơn hàng online, hay đơn trực tiếp tại quán… rất nhiều nhà hàng đã lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn bePOS. Với những tính năng nổi trội giúp công việc quản lý trở nên hiệu quả hơn. Phần mềm dễ dàng sử dụng, chi phí tiết kiệm với gói dùng miễn phí, chuyển đổi số nhanh chóng sẽ là những gì bạn cần trong việc nâng cấp nhà hàng đến với công nghệ 4.0. 

Phần mềm sẽ giúp chủ quán quản lý tất cả các công việc kinh doanh trong quán, từ doanh thu tài chính tới quản lý nhân sự, quản lý kho nguyên liệu,…. Đặc biệt, bePOS có tính năng xây dựng các chương trình, kế hoạch marketing giúp quán của bạn tiếp cận nhiều lượt khách hàng hơn. Dựa trên danh sách data khách hàng cũ, bePOS tự động gửi voucher, tin nhắn thông báo khuyến mại tới khách hàng để khách hàng quay lại quán.

Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm phần mềm bePOS phiên bản Miễn Phí với mô hình quán cơm tấm nhỏ và vừa.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ NGAY” ]

su-dung-phan-mem-quan-ly-quan-com-tam
Sử dụng phần mềm quản lý bePOS quản lý quán cơm tấm

Trên đây là giải pháp mở quán cơm tấm được bePOS tổng hợp lại dành cho bạn. Mong rằng với bài viết này bạn có thể có cho mình những những kinh nghiệm tốt nhất, chính xác nhất cho công việc của mình.

FAQ

Thiết kế quán cơm tấm như thế nào? 

Thiết kế không gian quán ăn đẹp sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn có thể ghi điểm với khách hàng của mình. Với một quán cơm tấm, điều bạn cần lưu ý là không gian quán phải gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát, không ám mùi thức ăn… như vậy mới khiến khách hàng có những đánh giá tốt dành cho bạn.

Dụng cụ, thiết bị nhà bếp cần thiết nào dành cho quán cơm tấm?

Để kinh doanh quán cơm tấm, trước hết bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ các thiết bị, dụng cụ theo 2 mục như sau:

  • Dụng cụ phục vụ khách hàng: bát, đĩa, thìa, đũa, hộp giấy, cốc, bàn, ghế..
  • Thiết bị trong nhà bếp: Tủ nấu cơm công nghiệp, bếp nấu công nghiệp, bếp nướng sườn, máy cắt sườn, xoong, chảo, tủ đông, tủ mát…

Khoản đầu tư cho các thiết bị này không hề ít, do đó trước khi quyết định trang bị cho cửa hàng cơm tấm, bạn cần phải tính toán thật kỹ lượng khách có thể phục vụ và lượng khách tiềm năng để mua vừa đủ, không dư quá nhiều gây lãng phí.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-quan-com-tam/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]