Bạn muốn mở tiệm bánh mì kinh doanh nhưng vốn lại ít? Mở tiệm bánh mì chính là giải pháp thông minh dành cho bạn. Nhưng chi phí mở tiệm bánh mì là bao nhiêu và kế hoạch mở tiệm bánh mì cần phải chuẩn bị những gì hay bán bánh mì có lời không? Cùng bePOS tìm hiểu ngay thôi!
Bán bánh mì có lời không?
Bán bánh mì có lời không là một câu hỏi được rất nhiều chủ kinh doanh quan tâm, bởi số vốn bỏ ra nhỏ so với các loại mô hình kinh doanh khác. Đặc biệt, đây lại là món ăn được người Việt mọi lứa tuổi yêu thích, lượng tiêu thụ cao và ổn định. Chính vì vậy, nếu biết kinh doanh đúng cách, mở tiệm bánh mì sẽ đem lại cho bạn nhiều kết quả khả quan.
Một chiếc bánh mì thường được bán với mức giá 15.000 – 30.000 đồng sẽ mang về lợi nhuận cho bạn từ 5.000 – 10.000 đồng/chiếc. Vậy nếu bánh mì của bạn thơm ngon, hấp dẫn được khách hàng thì việc bán 100 chiếc bánh mì mỗi ngày và thu nhập từ 500.000 – 1.000.000 đồng/ngày là điều có thể làm được.
Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Vậy cụ thể vốn mở tiệm bánh mì là bao nhiêu? Chỉ cần số vốn khá nhỏ trong tay bạn hoàn toàn có thể tự mở cho mình một tiệm bánh mì. Cụ thể, cần xác định được những vật dụng quan trọng mà bạn cần phải mua và chi phí bỏ ra:
- Về bàn xếp và ghế, bạn nên mua bàn hình chữ nhật 0.5 x 0.8m, cao khoảng 0.5m có giá 250 nghìn, có khoảng 6 ghế nhựa tầm 60 nghìn.
- Bếp ga mini và chảo thì nên tận dụng vật dụng có sẵn tại nhà của bạn.
- Tủ kính mua loại đựng cỡ vừa, có giá khoảng 300 – 400 nghìn
- Bảng hiệu, xe bán bánh mỳ có nhiều loại, giá khoảng trên dưới 5 triệu đồng.
Đây mới chỉ là các vật dụng, ngoài ra bạn còn cần bổ sung vốn mở tiệm bánh mì như sau:
- Mua bánh mì: Bạn cần liên hệ với lò bánh mì mà bạn đã tìm hiểu, đầu tiên bạn lấy 40- 50 ổ bánh mì/ 1 ngày. Giá mua bánh mì tại lò vào khoảng 1800 – 2500 đồng/ ổ tùy loại mà bạn chọn.
- Mua chả: Liên hệ chỗ bán chả có giá dao động khoảng 80 – 120 nghìn/kg.
- Trứng và thịt: Mua trứng khoảng 20 quả, thịt thì bạn có thể mua khoảng 1kg rồi chế biến. Bạn nên mua khoảng 100 quả 1 lần để được tính giá buôn, hoặc sau này quen rồi thì chỉ cần gọi là họ sẽ chủ động mang đến cho bạn.
- Nguyên liệu khác: Ngoài việc cần mua dầu ăn dùng để chiên trứng, hay tương ớt chai lớn, dưa chua, rau thơm, bao bì….
Chi phí mua những vật dụng trên rơi vào khoảng 450 nghìn, bạn còn khoảng 100 nghìn thì có thể đổi tiền lẻ để làm tiền lại trả khách và dự phòng phát sinh cho những thứ cần mua thêm. Trường hợp bán hết bánh thì bạn có thể gọi thêm bánh mì bằng số tiền đó…
Trường hợp bạn mở xe đẩy bán bánh mì như trên thì chi phí rất hợp lý, chỉ rơi vào khoảng 6 đến 7 triệu đồng. Nếu muốn mở tiệm ăn lớn, bạn cần số vốn cao hơn, bao gồm thuê mặt bằng, bàn ghế, thuê nhân viên,… Tuy nhiên, tiệm bánh mì cũng không đòi hỏi diện tích lớn, nên chi phí cũng vừa phải, dao động khoảng vài chục triệu trở lên.
Mở quán bánh mì cần những gì?
Kế hoạch kinh doanh
Trước khi mở tiệm bánh mì, bạn cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu, như sở thích, khẩu vị, tiềm năng kinh tế. Sau đó, bạn xem xét những yếu tố khác liên quan đến thị trường. Ví dụ, ở khu vực bạn định mở tiệm có những tiệm nào, hoạt động ra sao, bạn có điểm gì khác họ,…
Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch phân bổ tài chính thông minh, luôn có một khoản phòng bị rủi ro trong giai đoạn mới mở tiệm.
Lựa chọn địa điểm mở tiệm bánh mì
Đây là một trong những điều quan trọng nhất khi tìm hiểu mở quán bánh mì cần những gì. Đầu tiên, bạn cần chọn mô hình bánh mì, có thể là online (dành cho đối tượng mua là dân văn phòng hoặc những người bận rộn…), hoặc mở quán bánh mì bán tại các hẻm gần nhà hay cổng trường hoặc các tòa nhà văn phòng. Tuy nhiên, về địa điểm này sẽ liên quan thêm tới việc thuê mặt bằng và có mất chi phí.
Xây dựng thực đơn cho quán
Với số vốn ít thì bạn cũng không cần phải quá cầu kỳ những thực phẩm đi kèm với bánh mì. Bạn chỉ cần đảm bảo được 2 yếu tố vệ sinh sạch sẽ và chất lượng ngon thì mọi người sẽ tới ủng hộ bạn. Một số loại bánh mì phổ biến hiện nay như: bánh mì trứng, bánh mì thịt nướng, thịt xíu, bánh mì chả hay bánh mì bột lọc…
Nếu quán có mở cửa hàng bánh mì quy mô lớn hơn, bạn có thể đa dạng hóa menu, giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn, như bánh mì chảo, bánh mì than đen, trà sữa, trà tắc,… Ngoài ra, bạn hãy cố gắng xây dựng từ từ 2 đến 3 món quán có thế mạnh để làm best seller, tạo điểm nhấn để khách hàng nhớ tới.
Mua thiết bị và dụng cụ
Như đã trình bày ở trên, mở tiệm bánh mì không đòi hỏi quá phức tạp về không gian, cũng như trang thiết bị. Ngoài ra, nếu kinh doanh vỉa hè thì xe đẩy bánh mì được coi là yếu tố khá quan trọng, thu hút khách hàng từ xa tới, là ấn tượng đầu tiên sẽ thu hút khách hàng dừng chân với cửa hàng của bạn. Việc thiết kế xe bán bánh mì đẹp sẽ là một cách bán bánh mì đông khách, khiến bạn nổi bật nhất trong các đối thủ xung quanh.
Tuyển dụng nhân viên
Nếu mở cửa hàng bánh mì có thuê mặt bằng, cơ sở kinh doanh, bạn cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Về cơ bản, bạn sẽ cần 2 đến 3 nhân viên bếp, order và phụ bàn. Quán càng lớn thì lượng nhân viên sẽ càng đông, nên bạn cần tính toán thật kỹ, đảm bảo tính hiệu quả. Ngoài ra, sau khi tuyển dụng bạn cũng phải có chương trình đào tạo nhân viên công thức chế biến, cách phục vụ chuẩn và hướng dẫn xử lý phàn nàn khách hàng.
Marketing cho quán
Marketing là công việc không thể thiếu khi mở tiệm bánh mì, dù ở bất cứ quy mô nào. Bạn có thể tự đăng bài quảng cáo ngay trên Facebook cá nhân, hoặc các hội nhóm ăn uống. Đối với quán quy mô lớn hơn, nhiều người thuê nhân viên Marketing nội bộ, hoặc thuê phòng Marketing ngoài để thực hiện công việc.
>> Xem thêm: Từ A-Z các bước mở tiệm bánh ngọt chủ kinh doanh phải biết
Kinh nghiệm mở quán bánh mì thành công
Một số kinh nghiệm mở quán bánh mì thành công bạn nên biết là:
- Chú trọng chất lượng: Chất lượng món ăn vẫn là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn giữ chân khách hàng. Để làm được điều này, bạn nên đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn vệ sinh, kết hợp khám phá những công thức làm bánh mì ngon, hấp dẫn mà vẫn phù hợp ngân sách.
- Luôn lắng nghe ý kiến khách hàng: Nhiều người khi kinh doanh thường lựa chọn theo sở thích, dẫn đến thất bại. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo nghiên cứu tâm lý người dùng thật kỹ càng, đồng thời luôn lắng nghe nhận xét để cải thiện chất lượng.
- Thủ tục pháp lý: Nếu mở tiệm bánh mì ăn sáng có thuê mặt bằng, cơ sở cụ thể, có nhân viên làm việc, thì bạn phải đăng ký kinh doanh theo quy định. Mô hình tiệm bánh mì thường quy mô không lớn, nên sẽ áp dụng điều kiện với hình thức hộ kinh doanh cá thể.
- Chú trọng Marketing online: Marketing online là xu hướng ngành F&B hiện nay, giúp các quán nhỏ thu hút nhiều sự chú ý hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo thông tin quảng cáo phải chân thực, hợp lý, tránh sử dụng từ ngữ gây hiểu lầm, hoặc theo trend gây tranh cãi.
Cần lưu ý khi thuê mặt bằng mở tiệm bánh mì
Khi bạn có kế hoạch mở tiệm bánh mì, bạn cần xác định được thị trường bán hàng của mình, nghe thì có vẻ như kinh doanh lớn nhưng việc xác định kinh doanh thì dù là lớn hay nhỏ sẽ đều cần thiết. Vì khách hàng tiềm năng chủ yếu là bán bánh mì cho dân văn phòng, học sinh, sinh viên vào các buổi sáng, trưa và chiều tối bởi đó là đồ ăn nhanh tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Còn đối với công nhân họ sẽ có xu hướng muốn những thực phẩm ăn no lâu như cơm, xôi,…thì bạn không nên chọn địa điểm ở các khu làm việc đông công nhân nhé.
Còn nếu bạn lựa chọn phương thức bán mô hình bánh mì online thì bạn cần lập Fanpage hay đăng bài bán hàng trên trang cá nhân Facebook của mình nhờ bạn bè giới thiệu và chia sẻ. Còn nếu lựa chọn phương thức mô hình bánh mì mặt bằng thì tránh những địa điểm mà công an dễ nhìn thấy vì như vậy sẽ bị phạt tiền, cần cân nhắc chọn các địa điểm ở khu ăn uống hay khu vực hàng quán.
>> Xem thêm: Nhượng quyền bánh mỳ là gì và top 10 thương hiệu bánh mì lãi cao nhất
Kế hoạch tài chính khi mở tiệm bánh mì
Làm thế nào để có thể lập kế hoạch tài chính khi kinh doanh bánh mì một cách chính xác nhất? Đầu tiên, để xác định được việc bạn lãi bao nhiêu thì bạn cần phải xác định được vốn bạn bỏ ra. Sau đây là những khoản cần thiết để chi tiêu cho việc mở quán:
Sau một tháng mở tiệm bánh mì, thì việc kinh doanh của tiệm đã đi vào hoạt động thì chắc chắn doanh thu sẽ ổn định hơn. Lúc này tiệm của bạn đã có một lượng khách mua trung thành nhất định, bạn sẽ dựa vào báo cáo bán được mỗi ngày để biết số lượng bán ra là bao nhiêu và phản hồi khách hàng lại như thế nào.
Về những tháng sau, việc kinh doanh của tiệm bánh mì chi phí sẽ ổn định hơn, khách hàng đến nhiều hơn thì lợi nhuận kinh doanh của bạn cũng tăng cao hơn. Như vậy, bạn sẽ tính toán tới việc đầu tư thêm cho tiệm bánh mì của mình. Ví dụ, bạn sẽ sử dụng tiền lãi đó để đầu tư cho nơi mở tiệm bánh mì của mình, đầu tư thêm vào nguyên vật liệu hoặc nếu mở thêm ở địa điểm mới thì cần thuê thêm nhân viên…
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính, bởi đây không phải lĩnh vực chuyên môn của họ. Khi này, bạn hãy tham khảo sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thông minh nhé! bePOS là một ví dụ cụ thể giúp bạn tìm hiểu các phần mềm này, bao gồm những tính năng như:
- Quản lý giao dịch, thanh toán nhanh chóng, in hóa đơn tự động, tích hợp ví điện tử,…
- Quản lý tài chính, theo dõi thu chi, báo cáo doanh thu dưới dạng biểu đồ,…
- Quản lý kho nguyên liệu, tình trạng xuất nhập tồn thực tế.
- Quản lý nhân viên, chấm công, tính lương thưởng,….
- Chăm sóc khách hàng, lên các chương trình Marketing thu hút sự chú ý.
Hiện nay, bePOS đang triển khai Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI cho các chủ kinh doanh nhỏ lẻ, đảm bảo những tính năng cần thiết nhất. Để nhận tư vấn và đăng ký dùng miễn phí, bạn hãy gọi hotline 0247 7716 889 hoặc điền vào form dưới đây nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz?__hstc=244425114.39ab6f88bfe6381fffba85a66ca7eae8.1662370275987.1685002217523.1685010998562.327&__hssc=244425114.2.1685010998562&__hsfp=2752693192″ text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]
Hy vọng với những thông tin bePOS chia sẻ vừa rồi bạn đã tích lũy thêm cho mình thật nhiều kinh nghiệm mở tiệm bánh mì thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công. 1 triệu đồng đôi khi chỉ là một bữa ăn của những người giàu nhưng bạn hoàn toàn có thể biến 1 triệu thành 100 triệu nếu biết áp dụng những phương án kinh doanh thành công cùng với việc tận dụng xu hướng, công nghệ mới. Chúc các bạn kinh doanh bánh mì thành công!
FAQ
Cách bán bánh mì đông khách dành cho người mới mở tiệm bánh mì?
Một trong những cách bán bánh mì đông khách chính là việc đầu tư vào việc xe đẩy bán bánh mì sao cho độc đáo, ấn tượng. Thứ hai đó là việc marketing, bán hàng qua các kênh bán hàng online, nhờ bạn bè chia sẻ, giới thiệu. Cuối cùng đó là việc chọn được địa điểm và chất lượng bánh đạt yêu cầu. Khi bạn làm tốt những yếu tố trên, việc mở tiệm bánh mì và thu hút khách tới ủng hộ là điều dễ dàng.
Bán bánh mì vốn nhỏ có lời không?
Đối với việc mở tiệm bánh mì, bạn không cần có số vốn lớn thì mới có thể khởi nghiệp kinh doanh, số vốn nhỏ thì mình thực hiện nhỏ. Trong đó chi phí mở tiệm bánh mì chỉ với số vốn 1 triệu đã tạo ra lợi nhuận cho bạn ít nhất 5 triệu đồng/ tháng bởi chi phí cho việc đầu tư về địa điểm, nguyên liệu và vật dụng đều thấp, trong khi đó giá thành sản phẩm bán rẻ lại cần thiết nên việc thu hút khách hàng đông đúc tới mua sẽ lớn.
Follow bePOS: