Trang chủBlogs Kinh doanh F&BMở quán phở cần bao nhiêu vốn? Kế hoạch mở quán phở chi tiết

Mở quán phở cần bao nhiêu vốn? Kế hoạch mở quán phở chi tiết

Cập nhật lần cuối: Tháng Bảy 07, 2023
Trần Dung
Trần Dung
574 Đã xem

Mở quán phở cần bao nhiêu vốn? Mở quán phở có lãi không? Đây chắc chắn là những thắc mắc mà ai cũng có trước khi quyết định kinh doanh quán phở. Nếu không tính toán kỹ và có kế hoạch cụ thể, bạn có thể gặp phải nhiều khó khăn và nản lòng. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở quán phở hữu ích giúp bạn có cái nhìn tổng quan về những việc cần chuẩn bị, số vốn cần có để kinh doanh một quán phở thành công. Cùng theo dõi ngay nhé!

Mở quán phở cần bao nhiêu vốn?

Một quán phở dù là mô hình nhà hàng lớn hay vỉa hè, bình dân thì điều đầu tiên bạn cần phải xác định được khả năng tài chính của mình. Từ đó có tính toán cho các khoản đầu tư cần thiết như sau:

Phí thuê mặt bằng

Để tìm kiếm vị trí kinh doanh tốt, bạn nên tham khảo nhiều địa điểm khác nhau và tận dụng các mối quan hệ. Một số địa điểm phù hợp tại các khu đông dân cư, gần trụ sở các công ty hoặc các khu công nghiệp, nơi có nhu cầu ăn phở buổi sáng cao.

mo-quan-pho-can-bao-nhieu-von
Mở quán phở cần bao nhiêu vốn?

Phí thuê mặt bằng còn phụ thuộc vào vị trí vào quy mô của quán. Ở các tỉnh thành nhỏ, phí thuê có thể dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng, trong khi ở các thành phố lớn có thể lên đến 6 – 15 triệu đồng/tháng. Thông thường, bạn phải đặt cọc 1 – 2 tháng và trả tiền trước ít nhất 1 tháng khi thuê. Hãy thỏa thuận với chủ nhà để có phương án thanh toán tốt nhất phù hợp với nguồn vốn mà bạn có.

Ví dụ: Với tài chính dưới 80 triệu, bạn chỉ nên chọn những mặt bằng nhỏ, diện tích từ 30 – 50m2. Đủ để kê được 5 – 7 bộ bàn ghế và có sức chứa tối đa 15 – 20 người một lúc.

Phí mua dụng cụ, công cụ nấu phở

Mở quán phở cần trang bị nhiều thiết bị, dụng cụ nấu phở như: 

Dụng cụ nấu phở: Gồm có nồi ninh xương, nồi nấu nước dùng, nồi nhúng bánh phở. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại nồi thông thường để nấu phở, tuy nhiên sẽ rất mất thời gian. Vì thế, bạn nên mua bộ nồi nấu phở bằng điện chuyên dụng gồm toàn bộ 3 loại nồi trên kèm với tủ cài nhiệt độ. 

Giá bán một bộ nồi nấu phở đầy đủ thường dao động từ 10 – 18 triệu đồng. Đương nhiên có những loại nồi giá thấp hơn nhưng chất lượng kém, không đảm bảo sức khoẻ và không bền. 

Các dụng cụ khác: Bao gồm bát, đĩa, đũa, muỗng, giỏ trụng bún phở, ống đũa, thìa, cốc, tủ mát bảo quản, các chai/lọ đựng gia vị, rổ đựng rau, dao, thớt,… Chi phí mua sắm rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng.

cac-dung-cu-nau-pho-chuyen-dung
Các dụng cụ nấu phở chuyên dụng

Chi phí mua sắm bàn ghế

Chi phí mua bàn ghế, dụng cụ nấu phở và các vật dụng cần thiết khác phụ thuộc vào chất liệu, số lượng và mô hình bạn lựa chọn. Thông thường, các quán phở bình dân sử dụng bàn inox vì chi phí hợp lý và dễ lau chùi. Các quán phở cao cấp thường sử dụng bàn gỗ sang trọng hoặc được đặt riêng.

  • Bàn ghế gỗ mới 100%: Một bộ 4 ghế 1 bàn có giá khoảng 1.200.000 đồng
  • Bàn ghế inox: Giá 1 bàn ngồi được 4 người khoảng 550.000 – 650.000 đồng. Ghế sẽ khoảng 60.000 – 80.000 đồng/cái, trường hợp ghế nhựa cao sẽ có giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng/cái. 

Bạn có thể cân nhắc phương án mua đồ thanh lý, sau đó sơn lại vẫn đảm bảo chất lượng mà có thể tiết kiệm 20 – 40% chi phí so với mua mới.

Chi phí nguyên liệu

Chi phí nguyên liệu nấu phở không cố định mà thay đổi theo số lượng khách từng ngày quán phục vụ. Khi mới mở quán, lượng khách chưa ổn định nên bạn đừng mua quá nhiều nguyên vật liệu, đặc biệt là các nguyên liệu tươi sống. Khi quán đã hoạt động ổn định, bạn có thể dự tính số lượng khách đến và mua định lượng nguyên liệu nấu phở phù hợp.

Ví dụ: Mỗi sáng, bạn chi từ 1 – 2 triệu đồng để mua các nguyên liệu như bánh phở, thịt bò, thịt sườn, mắm, muối, dầu ăn, rau, giá, hành, ớt,…

chi-phi-nguyen-lieu-nau-pho-thay-doi-theo-so-luong-khach-tung-ngay
Chi phí nguyên liệu nấu phở thay đổi theo số lượng khách từng ngày

Chi phí khác

Chi phí để mở một quán phở không chỉ bao gồm các khoản đầu tư như đã nêu ở trên, mà còn thêm các chi phí khác như sơn sửa, trang trí quán, thiết kế menu, bảng hiệu, đèn đóm,… Tuỳ theo mô hình quán phở và số vốn đầu tư mà khoản chi phí này có thể nhiều hay ít, trung bình sẽ dao động từ 5 – 10 triệu đồng.

Tóm lại, mở quán phở cần bao nhiêu vốn? Dựa theo các khoản chi phí mở quán phở nêu ở trên, vốn ban đầu để mở quán phở đang nằm ở mức tối thiểu 50 triệu, thêm dự trù cho 1 – 2 tháng hoạt động đầu tiên một khoản từ 50 – 70 triệu đồng. 

Như vậy, mức chi phí thấp nhất để có thể mở được 1 quán phở bình dân quy mô nhỏ cũng rơi vào khoảng 100 triệu đồng. Tổng chi phí mở quán phở sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn, quy mô, vị trí và đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến. 

muc-chi-phi-thap-nhat-mo-mot-quan-pho-binh-dan-khoang-100-trieu-dong
Mức chi phí thấp nhất mở một quán phở bình dân khoảng 100 triệu đồng

>> Xem thêm: Tổng hợp các mẫu thiết kế quầy bán phở đẹp, giá rẻ

Các bước lập kế hoạch kinh doanh quán phở 

Sau khi trả lời thắc mắc mở quán phở cần bao nhiêu vốn, bạn hãy bắt tay xây dựng kế hoạch kinh doanh quán phở ngay thôi! Việc lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết sẽ giúp bạn biết được mở quán phở cần chuẩn bị những gì và định hình được các công việc cần làm.

Dưới đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh quán phở đầy đủ và chi tiết nhất, bạn có thể tham khảo.

Nghiên cứu thị trường và chuẩn bị nguồn vốn

Nghiên cứu kỹ tiềm năng của thị trường và tiến hành khảo sát đối tượng khách hàng: Khách hàng là ai? Họ làm nghề gì? Thời gian dùng bữa chủ yếu?,…

Bạn chuẩn bị vốn từ tiền tiết kiệm, tiền vay mượn,… sau đó phân bổ hợp lý số vốn cho các khoản đầu tư như chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, mua nguyên liệu, dụng cụ thiết bị,… Nên chia nhỏ thời gian hoạt động và dự trù kinh phí trong khoảng 3 – 6 tháng một. Nếu chi tiêu vượt quá ngân sách phải tìm cách tối ưu kịp thời.

chuan-bi-tai-chinh-va-phan-bo-hop-ly
Chuẩn bị tài chính và phân bổ hợp lý

Khảo sát tìm địa điểm và lựa chọn mặt bằng

Bạn nên ưu tiên những vị trí mặt đường, cổng trường học, cổng xí nghiệp, xung quanh công ty, văn phòng hay các khu đông dân cư để lựa chọn địa điểm mở quán phở phù hợp. Mặt bằng phải thoáng mát, địa chỉ dễ tìm, đi lại thuận tiện và có chỗ để xe thoải mái. Ngoài ra, mặt bằng cũng cần phù hợp với số vốn và khả năng chi trả để chi tiêu hợp lý.

Tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm

Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm là một trong những bước quan trọng nhất khi lập kế hoạch kinh doanh cho quán phở của bạn. Điều này giúp bạn có được nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để chế biến ra những bát phở thơm ngon, đậm vị. 

Để tìm được nguồn cung cấp đáng tin cậy, bạn có thể hợp tác với một đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu và thương lượng giá tốt. Hãy luôn lưu ý chất lượng nguyên liệu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đồ ăn tại quán của bạn.

nguyen-lieu-tuoi-sach-dam-bao-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Nguyên liệu tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Lên menu mở quán phở 

Muốn mở quán phở cần chuẩn bị những gì? Thực đơn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu. Thực đơn càng đa dạng thì hiệu quả càng tốt. Cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lên menu cho quán phở để đảm bảo số lượng đầu bếp có đủ thời gian để chế biến các món ăn cùng lúc. Nếu quán phở của bạn là một quán bình dân cỡ nhỏ, thì một thực đơn khoảng 6 món và thêm các loại nước giải khát là đủ.

Thiết kế và trang trí quán phở

Thiết kế và trang trí quán phở là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và tạo cảm giác thoải mái cho họ. Bạn có thể tham khảo những mẫu thiết kế khác nhau để tạo ý tưởng trang trí phù hợp với không gian quán của mình. Hãy sắp xếp đồ nội thất một cách hợp lý để vừa tạo ấn tượng, vừa tận dụng được tối đa không gian phục vụ.

trang-tri-quan-pho-an-tuong
Trang trí quán phở ấn tượng

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên là bộ mặt của quán nên việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp rất quan trọng. Một nhân viên tại quán phở cần nhanh nhẹn, cẩn thận, thái độ nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng phục vụ. Trang phục cũng phải gọn gàng, sạch sẽ, khéo léo xử lý tình huống nhằm đem lại sự hài lòng cho thực khách.

Bên cạnh đó, chủ quán cũng cần lắng nghe góp ý của khách hàng về nhân viên để có những định hướng và điều chỉnh phù hợp.

Mở rộng bán hàng trên các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, xu hướng tiêu dùng online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đặt đồ ăn qua các ứng dụng trực tuyến. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích cho con người hiện nay như tiết kiệm thời gian, không cần phải di chuyển ra ngoài nhiều, đa dạng nhà hàng món ăn với nhiều ưu đãi và khuyến mãi,…  

Do đó, rất nhiều nhà hàng quán ăn đã và đang tập trung vào lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, vào mô hình quán phở cũng không ngoại lệ. Chủ quán nên đưa công nghệ vào phục vụ thực khách bằng cách mở rộng bán hàng trên các ứng dụng đặt đồ ăn: Grabfood, Be, Baemin, Now,…

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng

Để quản lý vận hành quán phở, người chủ cần theo dõi và kiểm soát rất nhiều hạng mục như nguyên vật liệu, chi phí các loại, nhân viên, kho hàng, cân đối thu chi,… Và không phải lúc nào mọi thứ cũng được suôn sẻ. Lúc này, việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp chủ doanh nghiệp quản lý hiệu quả mọi hoạt động tại nhà hàng dù ở bất cứ đâu.

Phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn bePOS sẽ giúp chủ quán phở dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh từ kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, quản lý order gọi món, thanh toán bằng nhiều hình thức, quản lý nhân viên, báo cáo các loại, lưu trữ thông tin khách hàng, tổ chức khuyến mãi, ưu đãi,… Đây là một công cụ tuyệt vời hỗ trợ chủ nhà hàng, quán ăn phát triển mô hình kinh doanh và thu nhiều lợi nhuận.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

su-dung-phan-mem-quan-ly-nha-hang-quan-an-bepos
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn bePOS

>> Tham khảo: Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh đơn giản, hiệu quả

Bí quyết cho sự thành công của quán phở

Mở quán phở không quá khó nhưng để kinh doanh thành công, bạn cần thực sự nghiêm túc trong từng khâu. Dưới đây là một số kinh nghiệm mở quán phở hút khách, nhanh có lãi mà bạn có thể tham khảo.

Nước dùng – tuyệt chiêu của mọi quán phở

Nước dùng được xem là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hương vị của món phở cũng như quyết định sự trở lại của thực khách. Về hình thức, nước dùng chiếm khoảng 60% tổng thể tích một tô phở và giữ vai trò hài hòa giữa các thành phần món ăn. Chỉ với nước dùng ngon thì bạn đã sở hữu “chiêu bài” chủ chốt giữ chân thực khách.

Nấu nước dùng phở được thực hiện rất công phu, không đơn giản chỉ là ninh – hầm xương mà còn phải lựa chọn nguyên liệu cực kỳ phức tạp, cùng với cách nêm nếm gia vị đặc trưng. Để có được vị ngọt đậm, nước xương cần được nấu kèm với sá sùng, sau đó phải tiếp tục nấu cùng các loại thảo mộc và hương liệu đặc trưng. 

Người đầu bếp phải am hiểu và căn đo tỷ lệ các nguyên liệu chính xác. Bên cạnh đó, cách chọn sợi phở và thịt bò tươi ngon, cách trang trí cũng rất quan trọng.

che-bien-nuoc-dung-pho-la-giai-doan-rat-cong-phu
Chế biến nước dùng phở là giai đoạn rất công phu

Tạo sự khác biệt

Một điều nữa làm nên thành công khi kinh doanh quán phở chính là sự khác biệt trong chất lượng phở tại quán của bạn so với những quán khác. Bạn phải có công thức chế biến riêng, đặc trưng trong nước dùng (vị thơm, cay, ngọt…), gia vị ăn kèm bên ngoài giúp khách hàng nhớ đến phở của quán hơn.

Để có được sự khác biệt này, đầu bếp phải là những người có kiến thức chuyên về món phở và nghiên cứu kỹ nhóm đối tượng khách hàng của mình. Đồng thời, họ cần thử nhiều công thức để tìm ra công thức tốt nhất.

Đa dạng món ăn trong thực đơn quán phở

Một trong những kinh nghiệm mở quán phở thành công đó là đa dạng thực đơn để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn. Menu phong phú bao gồm các món phở bò, phở gà, phở xào, cơm chiên dưa chua, cháo và nhiều món khác. 

Thực đơn nên được bố trí khoa học, các món bán chạy hoặc món “tủ” của bạn nên đặt ở đầu trang hoặc vị trí nổi bật. Thêm hình ảnh minh họa món ăn cũng là một cách tốt để khách hàng có thể hình dung được món ăn trước khi đặt hàng.

bo-sung-cac-mon-an-kem-de-thuc-don-them-phong-phu
Bổ sung các món ăn kèm để thực đơn thêm phong phú

Đảm bảo các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày nay, sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất được con người chú trọng. Khi kinh doanh quán phở, bạn cần chắc chắn rằng nguồn nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, an toàn và còn hạn sử dụng. 

Bạn nên sử dụng các nguyên liệu chất lượng tốt, dù giá thành có cao hơn so với các nguyên liệu trôi nổi. Điều này sẽ giúp tăng độ tin cậy, đem lại lượng khách hàng trung thành ổn định, đồng thời góp phần hạn chế các rủi ro khi mở quán phở nếu bạn dùng nguyên vật liệu trôi nổi.

Giá bán hợp lý và ổn định

Bạn không nên thay đổi giá bán phở liên tục dù thị trường có biến động. Nếu giá thịt tăng, giá bán phở cũng sẽ tăng, nhưng bạn nên cân nhắc để giá bán ổn định nhất có thể để khách hàng dễ nhớ và có thiện cảm với quán hơn. Để đảm bảo kinh doanh vẫn có lời, bạn có thể cân đối điều chỉnh các khoản chi phí khác.

dieu-chinh-muc-gia-ban-phu-hop-va-duy-tri-on-dinh
Điều chỉnh mức giá bán phù hợp và duy trì ổn định

Kinh doanh quán phở không quá phức tạp và cầu kỳ nhưng đòi hỏi sự chỉn chu, nghiêm túc mới có thể thành công. Hy vọng những kinh nghiệm mở quán phở được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những rủi ro khi mở quán phở, đồng thời trả lời được câu hỏi “Mở quán phở cần bao nhiêu vốn?” Chúc bạn khởi đầu kinh doanh thuận lợi và thành công!

FAQ

Mở quán phở có lãi không?

Phở là một trong những món ăn quen thuộc với hương vị đậm đà, thơm ngon và có thể thưởng thức vào mọi thời điểm trong ngày. Đây là món ăn rất được người Việt yêu thích và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, bao gồm học sinh, sinh viên, người lao động, nhân viên văn phòng.

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát thị trường, lợi nhuận từ kinh doanh quán phở khá ổn định. Trung bình, một quán phở quy mô nhỏ có thể thu lãi từ 5 – 6 triệu đồng/ngày. Đối với những chuỗi cửa hàng phở có thương hiệu, lợi nhuận có thể cao hơn rất nhiều, đặc biệt là kinh doanh đồ ăn sáng. Vì thế, phở đã trở thành lựa chọn khởi nghiệp phổ biến của nhiều người.

Mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở quán phở có cần giấy phép kinh doanh không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn. Kinh doanh quán phở không thuộc danh sách hoạt động thương mại, vì thế không bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh. 

Nhưng nếu bạn muốn mở quán phở quy mô lớn hoặc phát triển lên chuỗi cửa hàng có thương hiệu phở ngon, chất lượng và phát triển bền vững thì nên đăng ký giấy phép kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể để nhận được nhiều đặc quyền. 

Bên cạnh đó, việc đăng ký giấy phép kinh doanh cũng giúp tăng mức độ uy tín cho mô hình kinh doanh lĩnh vực ẩm thực. Khi đó, quán phở của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hoàn toàn tự tin trong việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng.