Trang chủBlogs Kinh doanh F&BKinh nghiệm mở quán sinh tố siêu lợi nhuận cho người mới

Kinh nghiệm mở quán sinh tố siêu lợi nhuận cho người mới

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1998 Đã xem

Thị trường mở rộng, nhu cầu ăn uống cũng tăng theo. Bên cạnh những quán trà, café, gần đây nhiều người lựa chọn kinh doanh mở quán sinh tố. Bởi sinh tố phù hợp với tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi hơn nữa tốt cho sức khỏe và thực tế, số vốn bỏ ra không quá lớn. Cùng bePOS tìm hiểu kinh nghiệm mở quán sinh tố siêu lợi nhuận cho người mới. 

mo-quan-sinh-to

Tiềm năng kinh doanh quán sinh tố

Từ sau đại dịch Covid 19, người dân ngày càng có xu hướng giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, chuyển từ đồ ăn nhanh, giải trí sang những loại đồ ăn, đồ uống tốt cho sức khỏe, lành mạnh và bảo vệ môi trường. Hành vi mua sắm của người dân chuyển hướng sang mặt hàng có lợi cho sức khỏe. Có thể thấy tiềm năng phát triển của ngành kinh doanh đồ uống sinh tố, nước ép trái cây.

Sinh tố vừa ngon miệng, lại chứa lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào, được chị em và các bạn trẻ vô cùng yêu thích. Ngoài ra, chế biến sinh tố cũng khá đơn giản, không hề phức tạp như các đồ uống khác như cafe, cocktail,…. Vì vậy ai cũng có thể làm được.

Thị trường khách hàng lớn, đa dạng khiến kinh doanh quán sinh tố trở thành xu hướng phát triển, đem lại lợi nhuận cao, có giá trị lâu dài.

tiem-nang-kinh-doanh-sinh-to
Tiềm năng kinh doanh mở quán sinh tố

Các mô hình quán sinh tố phổ biến hiện nay

Có rất nhiều mô hình mở quán sinh tố trên thị trường hiện nay. Tùy theo đặc điểm khu vực kinh doanh, đối tượng khách hàng tiềm năng muốn nhắn đến, số vốn bạn có,… để lựa chọn mô hình mở quán phù hợp. Ví dụ như mở theo kiểu quán xe đẩy, mở quán sinh tố vỉa hè, kết hợp mở quán sinh tố, nước ép với chè, kem, hoa quả,…

Mô hình xe đẩy nước ép sinh tố

Đây là kiểu cần ít chi phí nhất, thậm chí không cần thuê mặt bằng. Khách hàng đến mua thường là khách đi đường, và giá tiền của những cốc sinh tố thế này cũng rất hợp lý. Mở quán xe đẩy đôi khi cũng chẳng cần phải thuê nhân viên mà có thể tự mình thao tác. Mô hình này có ưu điểm phù hợp với những người mới khởi nghiệp, có số vốn ít. 

Tuy nhiên, mô hình này không bền và ổn định, chưa kể đến vấn đề có thể gây nguy hiểm đến an toàn giao thông,… khi mở quán di động như vậy.

Mô hình quầy nước ép sinh tố 

Mở quán sinh tố vỉa hè hoặc mở kinh doanh quán sinh tố nhỏ, vừa và lớn cần có số vốn nhất định nhưng có tính ổn định hơn. Bạn cần đầu tư các chi phí thuê mặt bằng, đầu tư thiết bị, dụng cụ pha chế, trang trí, thiết kế quán sinh tố, thuê nhân viên,…. Tuy nhiên, bạn có thể xây dựng được thương hiệu, hình ảnh chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Quán cũng có không gian cho khách hàng ngồi trò chuyện, bàn công việc, tụ tập bạn bè,….

kinh-doanh-quay-sinh-to
Mô hình kinh doanh quầy sinh tố

Mô hình kinh doanh nước ép sinh tố với các đồ uống khác 

Bạn nên mở rộng thực đơn ngoài nước ép sinh tố còn có các thức uống khác như cafe, sữa chua, kem, bánh ngọt, đồ ăn vặt, trà sữa,…. Như vậy, khách hàng có đa dạng sự lựa chọn, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như người lớn, trẻ em, các bạn trẻ, dân công sở,….

Kinh doanh nước ép sinh tố online 

Nếu chưa có điều kiện mở quán sinh tố, bạn cũng có thể làm sinh tố tại nhà và đăng bán online trên các hội nhóm Facebook, Zalo,… Đây là cách tiết kiệm được rất nhiều chi phí như thuê mặt bằng, mua sắm bàn ghế, nội thất quán,…. Bạn có thể ship tận nhà, tận nơi các tòa nhà văn phòng, tòa nhà dân cư,… có lượng khách hàng đông đảo.

Ngoài ra hiện nay, hầu hết các quán sinh tố đều kết hợp kinh doanh online và offline theo dạng order. Khách biết tới quán của bạn và lần sau order ship tận nơi. Bạn cũng có thể kết hợp với các đối tác vận chuyển đồ ăn, đồ uống, quảng bá sản phẩm của mình trên các app như Now, Baemin, GrabFood,….

Mở quán sinh tố cần bao nhiêu vốn?

Các khoản chi phí để mở một quán sinh tố bao gồm: thuê mặt bằng, sắm nội thất, trang thiết bị dụng cụ, nhập nguyên liệu, thuê nhân sự, chi phí marketing,…. bePOS giới thiệu bạn tham khảo một số chi phí mở quán sinh tố:

  • Phí thuê mặt bằng: từ 8 – 10 triệu, nếu kinh doanh online tại nhà hoặc xe đẩy thì không mất phí thuê mặt bằng
  • Sắm bàn ghế, cơ sở vật chất: 20 – 30 triệu
  • Mua nguyên liệu: 5 – 10 triệu/tháng
  • Thuê nhân sự: Khoảng 3 – 6 triệu/tháng
  • Chi phí marketing: 10 triệu/tháng
  • Dự trù các khoản chi phí khác (điện nước,….): 5 triệu

Đây là chi phí mở quán sinh tố ước tính có quy mô vừa và nhỏ, có khoảng 5 – 10 bàn, 2-3 nhân viên phục vụ dạng partime. Bạn có thể tính toán dựa trên công thức trên nếu muốn mở quán quy mô lớn hơn. Ước tính tổng số vốn để mở một quán sinh tố là khoảng 60 – 80 triệu đồng.

mo-quan-sinh-to-can-bao-nhieu-von
Mở quán sinh tố cần bao nhiêu vốn?

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nước ép trái cây

Mở quán sinh tố cần chuẩn bị những gì?

Điều kiện để mở kinh doanh nước ép trái cây, sinh tố chia ra cần rất nhiều thứ mà chủ cửa hàng phải bao quát.

Mở quán sinh tố cần chuẩn bị nguồn vốn

Tùy theo mô hình quán nước ép trái cây nhỏ, vừa hay lớn mà số tiền đầu tư vào trang thiết bị, décor, nguyên vật liệu,… sẽ khác nhau. Có những quán chỉ cần từ 50 – 100 triệu nhưng cũng có không ít quán được mạnh tay chi hàng tỉ đồng chẳng hạn. Bạn cần chi trả cho các chi phí cơ bản như phí thuê mặt bằng, sửa sang quán, mua nguyên liệu chế biến, thuê nhân viên, marketing,… Khoản tiền này cũng cần bao gồm dự phòng cho những tháng đầu kinh doanh khi mở quán sinh tố. 

Bạn có thể sử dụng vốn của bản thân, vay mượn người thân, bạn bè. Ngoài ra, nếu không thể huy động vốn từ người thân, bạn bè, bạn có thể tham khảo các gói vay vốn kinh doanh từ ngân hàng, công ty tín dụng,…. với lãi suất ưu đãi.

Tìm hiểu về thị trường và khách hàng

Đây là khâu cần cứu kỹ trước khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Bạn cần nghiên cứu khách hàng của mình là ai và đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, họ đang làm gì.

  • Khách hàng tiềm năng: Họ là ai, khu vực nào có đông đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn bạn sẽ chọn đó là địa điểm kinh doanh. Đặc điểm của khách hàng tiềm năng (độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen mua hàng,…..) Từ đó bạn sẽ có chiến lược để marketing thu hút khách hàng
  • Đối thủ cạnh tranh: Quanh khu vực bạn định kinh doanh có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, menu của họ có gì nổi bật, ưu nhược điểm, cách họ phục vụ khách hàng, cách họ marketing quảng bá,…. Bạn sẽ làm gì để thu hút và cạnh tranh với các đối thủ?
khao-sat-thi-truong
Tìm hiểu, khảo sát thị trường để mở quán sinh tố

Lựa chọn vị trí kinh doanh khi mở quán sinh tố

Khi nghiên cứu kỹ về khách hàng tiềm năng, bạn sẽ xác định được địa điểm nào phù hợp nhất để mở quán. Nếu khách hàng của bạn là dân văn phòng, quán nên đặt gần khu vực các tòa nhà văn phòng. Hoặc nếu ngân sách vốn lớn, bạn có thể thuê ngay mặt bằng trong một tòa nhà văn phòng. Nếu khách hàng là học sinh, sinh viên, bạn có thể thuê địa điểm ở gần trường học, các trung tâm thương mại,….

Tùy vào ngân sách mà bạn sẽ chọn được mặt bằng phù hợp. Ngân sách nhỏ có thể thuê mặt bằng trong ngõ, tuy nhiên vẫn phải thuận tiện đi lại, dễ tìm kiếm, có chỗ để xe. Nếu có ngân sách lớn thì hãy thuê mặt bằng ở các trung tâm thương mại, trung tâm thành phố, vị trí mặt đường đẹp,….

Xây dựng menu độc đáo

Menu của quán sinh tố gồm sinh tố hoa quả, kết hợp nhiều loại đồ uống đa dạng khác cho khách hàng lựa chọn. Bạn nên cập nhật các món mới lạ, độc đáo để thêm vào thực đơn của quán. Ví dụ: Sinh tố bơ, xoài, mãng cầu, dưa hấu, socola, cam dừa, chanh dây, đậu thơm, bơ sầu riêng, dâu tây,…. Mở rộng thêm thực đơn với các món cafe, kem, sữa chua, trà sữa,….

thuc-don-mo-quan-sinh-to
Lên thực đơn menu mở quán sinh tố

Đầu tư thiết bị và cơ sở vật chất

Các trang thiết bị, dụng cụ cần phải có trong quán sinh tố là:

  • Bàn ghế: Khoảng 10 bộ (10 bàn, 50 ghế)
  • Tủ đựng đồ
  • Máy xay sinh tố
  • Máy ép trái cây
  • Tủ lạnh đựng đá
  • Cốc ly đựng đồ
  • Bình shaker pha đồ uống
  • Máy pha cà phê
  • Thìa, muỗng, ống hút,….

Xây dựng chiến lược marketing khi mở quán sinh tố

Sau khi khai trương quán, bạn phải có kế hoạch marketing thu hút khách hàng tới quán của mình. Nên chuẩn bị các chương trình khuyến mại hấp dẫn như giảm giá, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng dịp khai trương, mua 1 tặng 1,…. Hãy quảng bá quán của bạn trên các trang mạng xã hội, chạy quảng cáo, giới thiệu với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, phát tờ rơi quanh khu vực,….

mo-quan-sinh-to-don-gian
Mô hình mở quán sinh tố thiết kế đơn giản

>> Xem thêm: Kinh doanh mở quán nước mía chi tiết từ a-z

Mua nguyên liệu trái cây tươi ở đâu?

Cách làm nước ép kinh doanh thì nguyên liệu là một phần vô cùng quan trọng, quyết định sinh tố ngon hay không, chất lượng menu quán sinh tố trái cây tốt ra sao và liệu sẽ giữ chân được khách hàng hay không.

Sau khi lên kế hoạch kinh doanh quán sinh tố cụ thể và chi tiết, chủ quán cần tự nghiên cứu, tìm hiểu và liên hệ với những bên cung cấp nguyên liệu trái cây tươi, nguồn gốc rõ ràng. Đơn giản nhất, bạn có thể trực  tiếp ra chợ hàng ngày lựa chọn các loại trái cây theo mùa của Việt Nam thôi như xoài, ổi, cóc, dưa hấu, bơ, chuối, dứa,… Các chợ đầu mối như Long Biên ở Hà Nội, chợ Thủ Đức, Bình Điền, Bến Thành ở TP. HCM, các chợ nổi ở Tiền Giang,… đều là địa điểm mua nguyên liệu mà bất cứ ai muốn mở quán sinh tố vỉa hè cho đến quán lớn đều cần ghi lại. Hoa quả tươi, số lượng hợp lý tất nhiên sẽ làm nên những ly sinh tố tươi ngon.

Bên cạnh đó, nhiều hoa quả khó kiếm hơn, phải nhập khẩu ví dụ như kiwi, bưởi đỏ, các loại quả berry,… Thì có thể sẽ phải mua hoa quả nhập khẩu hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, khi kinh doanh nước ép trái cây, sinh tố cũng cần chú ý nguồn gốc, hạn sử dụng và rửa sạch sẽ tránh thuốc bảo quản. Có rất nhiều siêu thị cung cấp những hoa quả này thoải mái lựa chọn. Bí quyết về cách làm nước ép kinh doanh hút khách nằm ở nguyên vật liệu lựa chọn kĩ lưỡng.

cho-ban-hoa-qua
Chợ địa phương bán hoa quả tươi theo mùa

Một số lưu ý giúp mở quán sinh tố thành công

Lập kế hoạch mở quán sinh tố

Đây là vấn đề đau đầu khi kinh doanh quán sinh tố. Sau khi cân nhắc đảm bảo các yếu tố về chi phí vốn, nguyên vật liệu, nhân viên,… Lập kế hoạch kinh doanh quán sinh tố thế nào một cách thực sự chi tiết là rất quan trọng.

  • Bước 1: Xác định khách hàng quán hướng đến là đối tượng nào, thời điểm nào khai trương phù hợp, xung quanh có những đối thủ nào trực tiếp,…
  • Bước 2: Lên kế hoạch marketing cho quán. Tùy vào chi phí ngân sách có thể cân nhắc lựa chọn các kênh marketing phù hợp. Hiện tại có rất nhiều trang mạng xã hội độ phổ biến rất tốt, nhiều người kinh doanh nước ép trái cây và sinh tố nhỏ, lẻ tận dụng luôn các nền tảng mạng xã hội để là kênh quảng bá cho cửa hàng mình. Ngoài ra, các lựa chọn marketing trực tiếp như phát tờ rơi, biển quảng cáo,… với chi phí cũng không quá lớn nhưng hiệu quả cao, thu hút khách hàng tốt. Với những mô hình quán nước ép trái cây lớn thì có thể chi tiền marketing cho TVC quảng cáo, thuê KOLs,…
  • Bước 3: Lên kế hoạch kinh doanh quán sinh tố cụ thể, chi tiết về phương án quản lý doanh thu, chi phí. Liệt kê xem những khoản chi cố định khi mở quán sinh tố cần những gì (ví dụ như: chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên,…) đến chi phí về nguyên vật liệu… Sau đó dự kiến doanh thu, lợi nhuận thế nào, khi nào bù được chi phí.
lap-ke-hoach-kinh-doanh
Lập kế hoạch kinh doanh quán sinh tố

Quản lý kinh doanh

Việc quản lý kinh doanh sẽ bao gồm tất cả các công việc trong quán sinh tố, từ quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý kho nguyên liệu, quản lý doanh thu tài chính trong quán,….. Chủ quán cần có kiến thức quản lý cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quán ăn, đồ uống. Ngoài ra, bạn có thể thuê nhân viên quản lý có chuyên môn hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ quản lý quán sinh tố có tất cả các tính năng quản lý cửa hàng.

Quản lý nguyên vật liệu khi mở quán sinh tố

Một trong những điều khiến chủ cửa hàng mở quán sinh tố lo lắng nữa là vấn đề quản lý nguyên vật liệu. Làm sao có thể quản lý được đảm bảo trái cây luôn tươi ngon thì phải quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ.

Đặc thù của menu quán sinh tố trái cây là rất rất nhiều nguyên liệu khác nhau, có thể số lượng không nhiều nhưng có thành phần rất nhỏ, lắt nhắt. Đôi khi công thức làm sinh tố kinh doanh này chỉ yêu cầu có một, vài quả này, một thìa nguyên liệu kia,… Và mỗi ngày vài cốc như vậy, nhưng vẫn phải đủ nguyên liệu tương ứng cho từng công thức làm sinh tố kinh doanh.

Tiếp theo, vấn đề định lượng nguyên vật liệu. Làm sao để biết được loại nào còn, số lượng nhập vào và sử dụng là bao nhiêu, còn tồn bao nhiêu, khi nào cần bổ sung và bổ sung với số lượng thế nào,… Đặc biệt kinh doanh mở quán sinh tố có đặc thù là các nguyên liệu tươi là chủ yếu, dễ hư hỏng. Nên vấn đề bảo quản rất khó. Không quản lý được tốt nguyên vật liệu cần thiết sẽ gây tổn thất cho cửa hàng, ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí.

phan-loai-trai-cay
Phân loại bảo quản trái cây để quản lý định lượng dễ hơn

Quản lý nhân viên

Dù có mở quán sinh tố vỉa hè với một vài nhân viên hay mở mô hình quán nước ép trái cây lớn hơn với hàng chục nhân viên đi nữa thì vấn đề quản lý nhân viên cũng luôn cần được quan tâm và có quy trình cụ thể.

Quản lý nhân viên có nhiều công đoạn, từ quản lý ca kíp giờ giấc làm việc, tính ngày công, quản lý tiền lương nhân viên,… Chủ cửa hàng khi mở quán sinh tố cần quản lý không chỉ nguyên vật liệu mà còn cả những công việc của cả nhân viên nữa.

Để hỗ trợ cho chủ cửa hàng đã rất nhiều phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe chất lượng được tin tưởng và sử dụng. Nổi bật có thể kể đến bePOS, là siêu app quản lý bán hàng với nhiều tính năng giúp quản lý nhân viên, theo dõi chi tiết công việc cho đến đo lường hiệu suất làm việc từng cá nhân. Ngoài ra còn có thể quản lý khách hàng, quản lý kho nguyên vật liệu, quản lý cả menu quán,… Mở quán sinh tố và quản lý bài bản, khoa học rất cần một phần mềm như vậy.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

su-dung-phan-mem-quan-ly-quan-sinh-to
Phần mềm Quản lý bán hàng chuyên nghiệp bePOS

Công thức cách làm sinh tố kinh doanh để mở quán sinh tố

Cách làm sinh tố ngon để bán,… là mấu chốt để giữ chân khách hàng khi đến với quán.Để kinh doanh, bên cạnh những công thức sinh tố, nước ép quen thuộc còn cần sự pha chế sáng tạo, kết hợp các nguyên liệu hài hòa để làm nên đặc điểm hương vị riêng, lôi kéo và giữ chân khách hàng. Hoặc có thể sáng tạo những công thức phối hợp các nguyên liệu theo mùa cũng rất thú vị. Một menu quán sinh tố trái cây đặc biệt sẽ rất hút khách!

Ví dụ công thức làm Sinh tố Chuối – Xoài

  • Nguyên liệu: 2 quả chuối chín, 1  quả xoài chín, 1 hộp Sữa chua, 100ml sữa tươi, Đường và Sữa đặc tùy khẩu vị. 
  • Cách làm: Hoa quả bỏ vỏ, xắt miếng nhỏ. Cho xoài vào chuối vào tủ đông khoảng 30 phút hơi đông lại. Lấy hoa quả ra xay nhuyễn mịn cùng sữa chua, sữa tươi, sữa đặc và đường. Đổ ra cốc và thưởng thức. 

Ví dụ công thức Sinh tố Dâu tây

  • Nguyên liệu: 100g dâu tây tươi bỏ cuống rửa sạch, Sữa tươi 70ml, Kem vị vani 100g, Si-rô dâu tây 30ml, Bột vani tùy thích, Đá viên
  • Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu trừ đá viên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau khi hỗn hợp sánh mịn đặc lại với nhau, cho thêm đá viên vào xay nhuyễn cùng. Đổ ra cốc, có thể trang trí thêm kem tươi, dâu tây,… 

Ngoài quan tâm và chú ý đến cách làm sinh tố ngon để bán, chủ quán cần cân nhắc chi phí nguyên liệu, định lượng chuẩn trong từng công thức trước khi làm để có thể lên giá trên menu cho quán một cách hợp lý.

cach-lam-sinh-to
Cách làm sinh tố kinh doanh

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đồ uống cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng mới có thể đạt tiêu chuẩn và làm hài lòng khách hàng. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu, bạn phải chọn lựa kỹ lưỡng nguồn hoa quả, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không chỉ trong nguyên liệu, các dụng cụ, thiết bị pha chế, ly cốc cũng phải vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên. Các khu vực trong quán cũng cần vệ sinh hằng ngày, tạo nên không gian sạch sẽ, an toàn.

Như vậy, để mở quán sinh tố cần rất nhiều công đoạn và phải có kế hoạch cụ thể trong từng khâu. Tuy nhiên, khởi nghiệp để kinh doanh mở quán nước ép, sinh tố cũng là lựa chọn tốt và đơn giản hơn rất nhiều mô hình ăn uống cầu kỳ, phức tạp và yêu cầu đầu tư lớn khác.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi mở quán và nếu có thể, hãy sử dụng những phần mềm hỗ trợ bán hàng, quản lý cửa hàng (nguyên vật liệu, nhân viên, doanh thu – chi phí,…) để quy trình quản lý được chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nhé! 

FAQ

Mở quán sinh tố có lời không? 

Nguyên liệu để làm sinh tố rất đa dạng, phong phú, bạn có thể chọn các loại trái cây theo mùa để có giá sỉ, thương lượng bàn bạc với các nhà cung cấp để nhập hàng với giá cạnh tranh. Giá trái cây không quá cao, bạn có thể set mức giá của mỗi ly trái cây sao cho đủ các khoản chi phí như thuê mặt bằng, nhân sự, chi phí marketing,…. để đảm bảo có lãi. Đây là một ngách kinh doanh tiềm năng và có lợi nhuận cao.

Lên kế hoạch mở quán sinh tố, nước ép như thế nào?

Đầu tiên là phải học hỏi về thị trường, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm mở quán, tìm hiểu khách hàng, đối thủ. Tiếp theo là chuẩn bị vốn và lên ý tưởng, phong cách của quán mình độc đáo, thu hút đúng tập khách hàng muốn hướng đến. Sau đó cần hoàn tất thủ tục pháp lý. Lập kế hoạch Marketing, quảng bá cửa hàng. Cuối cùng là tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật dụng cần thiết.