Sang quán cafe đang là một chủ đề được tìm kiếm rất nhiều trong thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trước khi sang quán cafe cũng cần có những lưu ý đặc biệt để tránh rơi vào hoàn cảnh không mong muốn. Trước khi đặt bút ký hợp đồng sang quán cafe cần lưu ý những gì? Thủ tục sang nhượng quán cafe quy trình như thế nào? Bài viết dưới đây bePOS sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi sang nhượng quán cafe bạn không nên bỏ lỡ.
Có nên sang quán cafe hay không?
Mặt lợi
Thông thường khi muốn kinh doanh cafe, bạn sẽ phải đầu tư khá nhiều công sức và vốn cho việc: tìm được mặt bằng phù hợp, thiết kế nội thất cho quán, mua sắm các thiết bị, cơ sở vật chất, thuê nhân viên, marketing..v..v…Nhưng với hình thức sang quán cafe, bạn sẽ có sẵn lợi thế về mặt bằng, trang thiết bị, giúp tiết kiệm chi phí, công sức hơn so với tự mở quán cafe mới hoàn toàn.

Rủi ro
Bên cạnh một số lợi ích như phía trên thì việc sang nhượng quán cafe cũng tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt với những ai không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Một số rủi ro khi sang nhượng quán cafe bạn có thể gặp phải: phải chấp nhận giá quá cao so với giá trị thật của quán, kinh doanh không thu hồi được vốn, những vấn đề liên quan đến pháp lý: giấy tờ mặt bằng,…Do vậy, trước khi ký hợp đồng nhượng quán cafe, hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang” cho bản thân.

Kinh nghiệm “vàng” khi sang quán cafe
Tìm hiểu lý do sang nhượng quán cafe
Khi tìm sang quán cafe trên các hội nhóm, cộng đồng kinh doanh cafe,…thì khi nhượng quán người ta sẽ “chào hàng” bằng những lời rất hay như: “Quán có vị trí đẹp, lượng khách ổn định, doanh thu tốt nhưng vì bận việc gia đình nên cần sang nhượng” hoặc “Quán là tất cả tâm huyết của mình, doanh thu trung bình lời 30tr/ tháng nhưng sắp tới phải định cư nên cần lượng lại quán cho ai cũng có tâm huyết và đam mê kinh doanh như mình…”
Rất nhiều những lý do khi người ta đăng những tin chuyển nhượng quán cafe nhưng bạn cần có đủ tỉnh táo bởi nếu quán làm ăn tốt, doanh thu ổn thì chẳng mấy ai lại đi sang nhượng, đa phần các quán cafe cần sang nhượng đều đang bị lỗ, kinh doanh ế ẩm,…và không ít những trường hợp sang quán để trốn nợ…
Vì vậy trước khi nhận sang quán cafe thì bạn nên tìm hiểu lý do thực sự tại sao người ta phải chuyển nhượng quán cafe , cũng có thể do Marketing không hiệu quả thì bạn sẽ phải thay đổi chiến lược, nếu do thiết kế không thu hút thì hãy mạnh dạn đổi mới phong cách cho quán hoặc là do xác định sai khách hàng mục tiêu,…Hãy nhìn những thất bại của họ để rút kinh nghiệm cho mình khi chấp nhận sang quán cafe.

Địa điểm quán cafe
Mặt bằng, vị trí của quán cafe chính là yếu tố quan trọng quyết định việc kinh doanh có thành công hay không. Vì vây, lưu ý đầu tiên bạn cần lưu ý chính là nghiên cứu kỹ địa điểm của quán: quán có nằm ở vị trí mật độ dân cư cao không, an ninh có tốt không, có dễ tiếp cận được khách hàng mục tiêu hay không, chỗ để xe cho khách đã hợp lý,…
Bên cạnh đó bạn phải xem xem xung quanh có nhiều đối thủ cạnh tranh tức là cũng kinh doanh cafe nhiều hay không. Nếu có nhiều thì khi kinh doanh sẽ làm như thế nào để có lượng khách ổn định…Hãy bắt đầu lập ý tưởng kinh doanh từ lúc này.

Tình hình kinh doanh của quán cafe
Khi bạn đã tìm được quán cafe nào đó đang sang lại, hãy bỏ ra thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng về tình hình kinh doanh của quán đó bên cạnh địa điểm. Gợi ý cho bạn là: khi thấy thông tin sang nhượng trên các group, đừng vội liên hệ mà hãy đóng vai khách hàng đến quán cafe, xem cách họ kinh doanh, vận hành thế nào, lượng khách có ổn hay không. Để có cái nhìn toàn diện, khái quát nhất, bạn hãy đến quán vào nhiều thời điểm khác nhau (sáng – chiều – tối, đầu tuần – giữa tuần – cuối tuần).

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán nhượng quyền Highland Coffee từ A-Z
Khách hàng mục tiêu
Cùng với tình hình kinh doanh, bạn hãy để ý khách hàng cũ của quán, chẳng hạn như khách tìm đến quán cafe vì chất lượng đồ uống ngon, thái độ nhân viên phục vụ tốt, không gian quán đẹp…Loại hình kinh doanh quán có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không: cafe sách, cafe sinh viên, cafe sân thượng,….Hãy nhớ rằng, khách hàng chính là những người mang lại doanh thu cho quán nên họ rất quan trọng, đánh giá của khách hàng cũ sẽ là cơ sở để bạn nhận thấy bản hợp đồng sang nhượng có giá trị hay không.
Xem xét những đánh giá trên các phương tiện truyền thông
Bạn nên tìm hiểu những thông tin về quán trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… quán có liên kết với Foody, Now,…,để xem khách hàng đánh giá về quán thế nào, có nhiều lượt tích cực hay không. Từ những thông tin đó bạn sẽ có những quyết định đúng đắn hơn khi quyết định có nên mua nhượng quán hay không.

Vấn đề tài sản khi nhượng quán cafe
Thông thường người chủ cũ sẽ chuyển nhượng toàn bộ thiết bị, cơ sở vật chất (bàn ghế,…), nguyên vật liệu,…khi nhượng lại quán cafe. Bạn nên đưa ra bảng liệt kê những loại tài sản một cách chi tiết, kỹ càng, liệu chúng có bền, sử dụng được lâu dài hay không để tránh trường hợp mâu thuẫn về tài sản giữa bạn và bên sang nhượng. Việc xem xét kỹ tài sản sẽ giúp bạn định giá cơ sở vật chất một cách tốt hơn. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể đi hỏi bạn bè, những người có kiến thức về lĩnh vực này,…

Giấy tờ pháp lý – hồ sơ kinh doanh
Không riêng gì khi sang quán cafe mà khi chuyển nhượng bất cứ mặt bằng kinh doanh nào những giấy tờ, hồ sơ pháp lý, hợp đồng sang quán cafe cần được xem xét kỹ, đảm bảo đúng pháp luật. Những quán cafe không chính chủ cần rất cẩn trọng nên hãy nghiên cứu tài liệu, giấy tờ chứng thực chủ sở hữu. Kiểm tra những loại giấy tờ này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bên sang nhượng đang chuyển nhượng cho nhiều người khác một lúc chứ không riêng bạn.
Bạn cũng cần xác định, quán cafe ấy đang được đăng ký dưới hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh cá thể hay công ty, doanh nghiệp tư nhân để xem bên chuyển nhượng có đang làm đúng quy trình, thủ tục pháp lý hay không.
Sẽ là bình thường nếu như chủ sang nhượng đồng thời là chủ mặt bằng nhưng nếu chủ sang nhượng là người đi thuê mặt bằng thì bạn cần lưu ý: thời hạn, giá thuế, quy định và những yêu cầu khác giữa chủ mặt bằng và bên sang nhượng.
Những thủ tục sang nhượng quán cafe dựa theo pháp lý
Sau khi đã tìm hiểu kỹ và bạn đã đồng ý với thỏa thuận khi sang nhượng quán là đến phần ký hợp đồng và cần thực hiện những thủ tục sang nhượng quán cafe dựa theo pháp lý, phù hợp với quy định pháp luật.

Hợp đồng sang quán cafe
Bao gồm các điều khoản: Đối tượng nhượng quyền (tài sản, mặt bằng, tên quán cafe, cơ sở vật chất,…) ; Cam kết nghĩa vụ cùng những trách nhiệm các bên (nếu vi phạm hợp đồng sẽ bồi thường như thế nào,..); thời hạn sang nhượng là bao lâu (trong đó có quy định về lộ trình thanh toán theo từng đợt, khoản đặt cọc,…); quy định rõ ràng khi chấm dứt hợp đồng; quy định khi vi phạm hợp đồng…

Những thủ tục sang tên quán cafe
Để hạn chế những rủi ro, tranh chấp sau này, sau khi ký hợp đồng sang nhượng cafe, bạn hãy làm thủ tục sang tên quán cafe – thay đổi người đại diện phù hợp với Pháp luật, thay đổi đăng ký kinh doanh cafe.
Bạn cần thay đổi chủ sở hữu nếu là hộ kinh doanh cá thể. Nếu là doanh nghiệp thì hãy đổi người đại diện, người góp vốn, cổ đông, hồ sơ kinh doanh. Và nếu thuộc hộ kinh doanh cá thể thì thay đổi người đại diện hợp pháp; giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy đăng ký kinh doanh,…

Khi đã xác nhận đầy đủ những giấy tờ cần thiết, bạn hãy nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân, hồ sơ của bạn sẽ được kiểm duyệt trong khoảng 3 ngày. Còn trường hợp kinh doanh theo doanh nghiệp thì bạn sẽ phải đến cơ quan mà bạn đã đăng ký kinh doanh trước đó để nộp.
Ký kết sang nhượng mặt bằng
Bạn nên có thỏa thuận với chủ mặt bằng để đăng ký hợp đồng mới, xóa hợp đồng cũ để không có những tình huống không mong muốn phát sinh từ hợp đồng cũ gây bất lợi đến hoạt động kinh doanh quán cafe của bạn sau này.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà bePOS tổng hợp được, giúp cho bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm khi sang nhượng cafe. Chúc bạn kinh doanh thành công!
FAQ
Thuế phí khi sang quán cafe được tính như thế nào?
Thuế phí khi sang quán cafe bao gồm 2 loại chính sau:
Thuế môn bài: thuế môn bài là khi chủ thể sang nhượng đã nộp thuế, kê khai cả năm và người được sang nhượng sẽ không cần nộp phí môn bài trong năm đó. Mức thuế môn bài sẽ được tính theo năm tiếp theo nếu như chuyển nhượng doanh thu có sự thay đổi trong năm.
Thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị tăng: dựa theo dịch vụ, tiền bán sản phẩm, doanh thu quán,…có thể sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, doanh thu tính thuế được tính theo doanh thu trên hóa đơn & doanh thu khoán nếu theo hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán.
Follow bePOS: