Self Service là mô hình kinh doanh ngành F&B rất phổ biến trên thế giới và đang phát triển tại Việt Nam. Vậy Self Service là gì, có ưu và nhược điểm nào? Làm thế nào để mở nhà hàng Self Service thành công? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu những nội dung này nhé!
Self Service là gì?
Self Service hay tự phục vụ là giải pháp cho phép doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng thông qua các thiết bị và hệ thống máy móc tự động, không cần sự hiện diện của giao dịch viên. Self Service được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: F&B, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng,… Hiện nay, những ứng dụng Self Service tiên tiến nhất thường được áp dụng trong tổng đài tự động nhờ trí tuệ nhân tạo.
Self Service được ứng dụng như thế nào trong ngành F&B?
Trong ngành F&B, Self Service được hiểu là mô hình nhà hàng tự phục vụ. Đây là hình thức mà khách hàng tự gọi món tại quầy và trả tiền trước cho nhân viên, sau đó đợi nhận món và tự mang ra bàn. Khách hàng cũng phải tự phục vụ từ A-Z những khâu nhỏ nhặt nhất như lấy thìa, đũa, khăn hay nước uống. Nhiều cửa hàng còn yêu cầu khách hàng tự dọn dẹp sau khi dùng xong phần đồ ăn, thức uống của mình.
Hình thức Self Service thường được áp dụng cho các quán có đối tượng khách hàng trẻ như cửa hàng thức ăn nhanh, quán cafe, trà chanh, trà sữa. Trên thị trường hiện nay, những ví dụ điển hình về nhà hàng Self Service bao gồm các thương hiệu như KFC, McDonald’s, Burger King, Lotteria, Subway, Jollibee, Starbucks, Highlands Coffee,…
Cụ thể, mô hình Self Service của McDonald’s là một ví dụ tiêu biểu. Năm 2014, McDonald’s tiên phong áp dụng ki-ốt tự phục vụ tại Úc. Khách hàng tự chọn món, thanh toán và nhận đồ theo số thứ tự. Sau gần 3 năm, mô hình này đã giúp McDonald’s tăng doanh thu ấn tượng nhờ tăng tốc độ đặt hàng, giảm thiểu sai sót do con người và cho phép tùy chỉnh đơn hàng dễ dàng hơn.
Có thể thấy, mô hình nhà hàng, quán cafe Self Service đánh dấu bước chuyển dịch từ thụ động sang chủ động trong thói quen ăn uống của thực khách. Mô hình này đáp ứng nhu cầu về sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng bận rộn.
Ưu và nhược điểm khi kinh doanh mô hình Self Service
Sau khi tìm hiểu Self Sevice là gì, ắt hẳn nhiều người sẽ tò mò rằng lợi ích khi kinh doanh Self Service là gì và mô hình này có những hạn chế nào không? Hãy cùng theo dõi tiếp nội dung sau đây.
Ưu điểm
Về phía nhà hàng, một số ưu điểm chủ quán sẽ nhận được khi theo đuổi mô hình tự phục vụ là:
- Nâng cao năng suất:Mô hình tự phục vụ cho phép khách hàng tự đặt món và tự phục vụ, giúp nhà hàng tập trung vào việc chuẩn bị món ăn thay vì phải dành nhiều nhân lực cho việc phục vụ. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường hiệu suất hoạt động.
- Cắt giảm chi phí: Hình thức này cắt giảm được rất nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí thuê nhân viên, bởi khách hàng phải tự phục vụ. Ví dụ, nhà hàng quy mô lớn thuê 20 đến 50 nhân viên, nhưng với Self Service bạn có thể giảm xuống một nửa con số này, chủ yếu phụ trách chế biến và order tại quầy.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Khách hàng tự chọn món và thời gian phục vụ, giảm thời gian chờ đợi và tạo cảm giác hiện đại, tiện lợi.
- Self Sevice đáp ứng mọi địa điểm: Linh hoạt trong triển khai tại các không gian nhỏ, khu vực lưu động hoặc sự kiện ngoài trời, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.
- Giảm chi phí và tăng lợi nhuận: Tiết kiệm chi phí nhân sự và vận hành, tối ưu hóa quy trình để tăng lợi nhuận và dễ dàng triển khai các chương trình khuyến mãi.
- Upsale cho khách hàng: Sử dụng công nghệ để gợi ý thêm món, combo, tăng doanh thu thông qua chiến lược upselling.
- Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Tạo ấn tượng hiện đại, chuyên nghiệp và xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện, đáng tin cậy, thu hút và giữ chân khách hàng.
Về phía khách hàng, mô hình tự phục vụ mang lại nhiều lợi ích như:
- Giảm thời gian chờ đợi: Đặt món và thanh toán nhanh chóng, giảm thiểu thời gian chờ đợi.
- Tiện lợi và dễ sử dụng: Sử dụng công nghệ như kiosk điện tử hoặc ứng dụng di động, giao diện thân thiện.
- Cá nhân hóa trải nghiệm: Tùy chỉnh món ăn và nhận gợi ý dựa trên sở thích và lịch sử đặt hàng.
- An toàn và vệ sinh: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Nhược điểm
Vậy hạn chế của Self Service là gì? Khi lựa chọn mô hình kinh doanh này, bạn cần chú ý và tìm cách khắc phục một số điểm như sau:
- Khó kiểm soát khách hàng: Vào những thời điểm đông đúc, dịp lễ Tết, bạn sẽ rất khó kiểm soát khách hàng. Do mọi người tự phục vụ theo ý muốn, tình trạng nhà hàng Self Service có thể trở nên rất lộn xộn, dễ xảy ra những sai sót không đáng có.
- Độ cạnh tranh cao: Mô hình này đang được rất nhiều người áp dụng, do đem lại nhiều hiệu quả, phù hợp nhà đầu tư kinh phí không lớn. Hơn nữa, bạn còn phải cạnh tranh với những thương hiệu đồ ăn nhanh, quán cafe rất nổi tiếng như KFC, McDonald’s, Lotteria, Highlands,…
- Phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ, quen công nghệ: Những khách hàng lớn tuổi hoặc không quen thuộc với công nghệ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống tự phục vụ, dẫn đến trải nghiệm không tốt và có thể làm giảm lượng khách hàng trong nhóm này.
- Rủi ro do sự cố kỹ thuật: Sự cố kỹ thuật như hệ thống kiosk hỏng, phần mềm bị lỗi, hoặc mất kết nối internet có thể gây gián đoạn dịch vụ, làm giảm trải nghiệm khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Nên kinh doanh theo mô hình Self Service hay phục vụ tại bàn?
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là chìa khóa dẫn đến thành công cho nhà hàng, quán cafe của bạn. Vậy, giữa hai mô hình phổ biến là Self Service (tự phục vụ) và Full Service (phục vụ tại bàn), đâu là lựa chọn tối ưu?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết bạn cần hiểu rõ bản chất của từng mô hình:
- Self Service là gì: Lấy tốc độ làm trọng tâm. Nhân viên tập trung tối ưu hóa quy trình chế biến và phục vụ, mọi thao tác như order, thanh toán được tự động hóa bằng công nghệ. Mô hình này phù hợp với quán có diện tích nhỏ, menu đơn giản, khách hàng mong muốn sự nhanh chóng, tiện lợi.
- Full Service là gì: Lấy chất lượng dịch vụ làm trọng tâm. Quán tập trung tạo không gian ấn tượng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp để khách hàng tận hưởng trải nghiệm trọn vẹn. Mô hình này phù hợp với quán có không gian rộng rãi, món ăn cầu kỳ, khách hàng đề cao sự thoải mái, chu đáo.
Có thể thấy, do tính chất khác nhau nên rất khó để kết luận giữa tự phục vụ và phục vụ tại bàn – mô hình nào tốt hơn. Để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp, bạn cần dựa trên nhiều yếu tố như:
- Loại hình kinh doanh: Sau khi tìm hiểu Self Service là gì, mô hình này phù hợp với đồ ăn nhanh, cafe với menu đơn giản còn phục vụ tại bàn phù hợp với nhà hàng sang trọng, món ăn đa dạng, cầu kỳ.
- Vị trí quán: Self – Service phù hợp với khu vực đông đúc, diện tích nhỏ, phục vụ tại bàn phù hợp với khu vực yên tĩnh, rộng rãi.
- Đối tượng khách hàng: Self Service phù hợp với dân văn phòng bận rộn, khách hàng muốn tiết kiệm thời gian, phục vụ tại bàn phù hợp với khách hàng thích trò chuyện, tiếp khách.
Cách kinh doanh hiệu quả mô hình Self Service
Muốn kinh doanh theo mô hình Self Service thành công, có 5 lưu ý vô cùng quan trọng mà bạn nhất định không được bỏ qua:
Lên kế hoạch kinh doanh đầy đủ và dài hạn
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, trước khi bắt đầu bạn đều phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, dài hạn và có tính khả thi. Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp nhà hàng Self Service của bạn phát triển đúng hướng, dễ dàng đánh giá và đưa ra điều chỉnh. Các bước lên kế hoạch bao gồm lên ý tưởng, nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng, lên mô hình doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự, Marketing,…
Nghiên cứu thị trường và nắm bắt xu hướng
Nghiên cứu thị trường là bước rất quan trọng khi nghiên cứu cách kinh doanh Self Service là gì. Ở quy mô nhỏ, bạn phải liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có ý định mở nhà hàng. Trong đó, bạn cần chú ý những đối thủ trực tiếp, cùng kinh doanh ăn uống tự phục vụ, đồng thời không quên những đối thủ gián tiếp, tức nhà hàng phục vụ loại đồ ăn khác.
Một yếu tố khác cần quan tâm là tình hình ngành F&B ở thời điểm hiện tại và dự đoán xu hướng trong tương lai gần. Bởi lý do, mô hình Self Service thường tập trung vào khách hàng trẻ, đặc biệt là Gen Z. Những đối tượng này rất ưa chuộng việc chạy theo xu hướng mới nhất, sẵn sàng chi tiền để có trải nghiệm mới. Tuy nhiên, bạn cần làm rõ đâu là xu hướng nhất thời, đâu là xu hướng có tiềm năng phát triển lâu dài để tận dụng hiệu quả.
Thúc đẩy Marketing cho nhà hàng
Mặc dù đã trở nên phổ biến, nhưng nhiều người Việt Nam vẫn chưa thực sự quen với mô hình tự phục vụ này, nhất là tại những tỉnh thành nhỏ. Vì vậy, trước khi kinh doanh, bạn hãy có chương trình Marketing cụ thể, phổ biến những điểm nổi bật của mô hình này đến người tiêu dùng.
Vậy những phương pháp Marketing tốt nhất cho mô hình Self Service là gì? Thay vì quảng cáo truyền thống, hãy tận dụng sức mạnh của marketing online:
- Kết hợp các nền tảng phổ biến: YouTube, Facebook, Instagram, TikTok để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.
- Tạo chiến dịch quảng cáo độc đáo: Kể câu chuyện thương hiệu, thu hút khách hàng bằng những chương trình ưu đãi hấp dẫn, hình ảnh món ăn bắt mắt,… Thông qua các nền tảng mạng xã hội, có thể kết hợp hình thức Booking KOL để quảng bá.
- Chạy quảng cáo nhắm mục tiêu: Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo.
>> Tham khảo: Cách giới thiệu món ăn trong nhà hàng thu hút và hấp dẫn
Đào tạo kỹ càng cho nhân viên nhà hàng
Mặc dù đây là hình thức tự phục vụ, nhưng nhân viên nhà hàng Self Service cũng phải được đào tạo kỹ lưỡng để đem lại dịch vụ chuyên nghiệp nhất. Những hạng mục cần đào tạo bài bản cho nhân viên nhà hàng Self Service là gì? Có thể kể đến như:
- Đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp vụ: Kỹ năng phục vụ, giao tiếp, xử lý tình huống, am hiểu thực đơn,…
- Tạo dựng tinh thần làm việc chuyên nghiệp: Luôn nở nụ cười, thái độ thân thiện, nhiệt tình, chu đáo.
- Chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ: Xử lý khéo léo khi khách hàng phàn nàn, sai sót trong order, nhà hàng đông khách,…
- Nâng cao kiến thức về ẩm thực: Giới thiệu món ăn, tư vấn khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Áp dụng phần mềm quản lý nhà hàng
Đây là nội dung được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu nhà hàng Self Service là gì. Như đã nói, đặc trưng của mô hình này là khách có thể rất đông, khó kiểm soát đơn hàng và giờ cao điểm. Điều đó dễ dẫn đến những sai sót không đáng có, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng.
Nhằm khắc phục vấn đề này, nhiều chủ quán đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo Siêu App quản lý nhà hàng bePOS, bao gồm những tính năng như sau:
- Quản lý order tại quầy: Thông tin order chính xác sẽ được ghi nhận ngay trên điện thoại, tablet, sau đó đồng bộ đến quầy bếp nhà hàng.
- Thanh toán nhanh: bePOS tính tiền, in hóa đơn tự động, đồng thời tích hợp nhiều phương thức thanh toán như quét QR, MoMo, ZaloPay, VNPAY, SmartPay,…
- Quản lý kho nguyên vật liệu: bePOS có tính năng quản lý xuất nhập tồn, cảnh báo khi có mặt hàng sắp hết.
- Quản lý nhân viên: Bạn có thể phân quyền nhân viên theo nhiệm vụ, cấp bậc, chấm công thông qua công nghệ nhận diện khuôn mặt.
- Quản lý tài chính: bePOS theo dõi doanh thu theo từng thời kỳ, kết nối phần mềm kế toán FAST.
- Marketing, CRM: bePOS lưu trữ thông tin khách hàng, từ đó lên các chương trình Marketing như nhắn tin chúc mừng sinh nhật, tặng Voucher giảm giá, khuyến mại,…
Nhiều người lầm tưởng phần mềm quản lý nhà hàng chỉ dành cho những cơ sở kinh doanh lớn, hiện đại. Thực chất, hiện nay có rất nhiều quán ăn quy mô nhỏ cũng áp dụng công nghệ này, bởi chúng đem lại hiệu quả rất cao. Nếu là nhà hàng nhỏ lẻ, bạn hãy chọn phần mềm có các tính năng cơ bản, cần thiết, với mức chi phí hợp lý.
Hiện nay bePOS đang áp dụng Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ trọn đời dành cho những nhà hàng quy mô nhỏ, startup mới thành lập. Bản miễn phí của bePOS bao gồm những tính năng cơ bản, cần thiết nhất cho hoạt động kinh doanh và bạn có thể nâng cấp khi có nhu cầu. Để sử dụng bePOS miễn phí, bạn hãy liên hệ đến hotline 0247 7716 889 hoặc điền vào form dưới đây!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ NGAY” ]
Trên đây, bePOS đã giải đáp câu hỏi mô hình kinh doanh Self Service là gì, có những ưu điểm và hạn chế nào, làm sao để kinh doanh nhà hàng, quán cafe theo mô hình Self Service thành công. Mong rằng bài viết này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất và đừng quên theo dõi bePOS thời gian tới nhé!
Follow bePOS: