Kinh doanh nhà hàng là một lĩnh vực thu hút rất nhiều nhà kinh doanh hiện nay. Để bắt đầu kinh doanh, chúng ta cần chuẩn bị nhiều thủ tục đáp ứng các yêu cầu pháp lý để nhà hàng được vận hành tốt nhất. “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng ngàn việc khó có bePOS lo, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng lên các thủ tục kinh doanh nhà hàng rõ ràng nhất để bắt tay vào thực hiện ngay nhé!
Những điều cần biết trước khi mở nhà hàng
Cân nhắc loại nhà hàng
Đây là điều đầu tiên với bất kỳ nhà kinh doanh nào. Cân nhắc loại nhà hàng cũng giống như lựa chọn hướng đi và hướng phát triển cho nhà hàng: đây sẽ là nhà hàng buffet hay gọi món, nhà hàng tự phục vụ hay nhà hàng order, khoảng giá cho thực đơn như thế nào và bạn có phục vụ đồ uống có cồn trong nhà hàng hay không. Đây đều là các yếu tố quan trọng trong quá trình làm thủ tục pháp lý sau này.

Lập kế hoạch
Lập kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết nhất có thể, bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu, phân tích thị trường và phân tích đối thủ để có định hướng phát triển rõ ràng nhất.
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là một bước quan trọng trong quá trình thành lập công ty để tránh các tài sản cá nhân của bạn bị tổn hại trong quá trình vận hay cũng như nợ từ công ty.
Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị vốn là yếu tố không thể thiếu, thay đổi dựa trên quy mô và định hướng phát triển nhà hàng của bạn. Có hai cách chuẩn bị vốn phổ biến hiện nay, hoặc là vốn tự có của nhà kinh doanh, hoặc là trình bày kế hoạch kinh doanh với các nhà đầu tư tiềm năng để kêu gọi đầu tư.
Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Đẻ bắt đầu đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Xin giấy phép kinh doanh cho nhà hàng đầy đủ
- Ngành nghề hoạt động của hộ kinh doanh: nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
- Công ty dựa trên ngành nghề kinh doanh để đăng ký: Nhà hàng và dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; dịch vụ cung cấp đồ uống.
- Công ty sử dụng vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án
Bạn cần đăng ký đủ các ngành nghề kinh doanh khi thực hiện xin giấy phép kinh doanh cho nhà hàng. Trong trường hợp hoạt động hiện chưa các ngành nghề kể trên thì bạn có thể thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành nghề của mình. Đây là bước quan trọng trong thủ tục kinh doanh nhà hàng.
Xác nhận doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng, địa điểm kinh doanh nhà hàng
Hoàn thành giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn, điều kiện an toàn thực phẩm (giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm) trong thủ tục kinh doanh nhà hàng.
- Đối với hộ kinh doanh cá thể: UBND quận, huyện có quyền cấp phép.
- Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn: Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố có quyền cấp phép.
Hoàn thành xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu nhà hàng có kinh doanh các mặt hàng này.
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm cần thực hiện các thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm để hoàn thiện thủ tục kinh doanh nhà hàng. Các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này được quy định như sau:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do BKH Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện,thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

Giấy phép kinh doanh nhà hàng gồm những loại gì?
Giấy phép đăng ký kinh doanh cho cơ sở kinh doanh
Doanh nghiệp lựa chọn theo các mô hình hoạt động sau:
- Nhà hàng nhỏ không đăng ký kinh doanh
- Hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể.
- Hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp tư nhân.
- Hoạt động theo mô hình công ty.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, có 2 hình thức thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty như sau:
- Công ty có 100% vốn nước ngoài.
- Công ty liên doanh
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy phép bán lẻ rượu tại chỗ (đối với các nhà hàng có phục vụ rượu)
Giấy phép bán lẻ thuốc lá (đối với các nhà hàng có phục vụ thuốc lá)

Kinh nghiệm thuê mặt bằng làm nhà hàng, quán ăn
Bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đáp ứng các nhu cầu về vốn, chi phí cũng như quy mô của nhà hàng, đứng trên góc độ pháp lý và các thủ tục kinh doanh nhà hàng, khi thuê mặt bằng làm nhà hàng, quán ăn chúng ta cần lưu ý những điều sau đây:
- Hợp đồng thuê có điều khoản về sửa chữa, cải tạo kết cầu nhà, bao gồm các dịch vụ chuyển nhà, vệ sinh,…
- Có thoả thuận về việc không hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được coi là căn cứ cho quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Có thoả thuận về việc bồi thường của chủ mặt bằng khi đơn phương chấm dứt hợp động, đi kèm các khoản đầu tư, cải tạo của doanh nghiệp đi thuê.
Dịch vụ đăng ký mở nhà hàng, quán ăn
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thực đăng ký các dịch vụ mở nhà hàng quán ăn để rút ngắn thời gian chuẩn bị. Hình thức này sử dụng các bên thứ 3 có cung cấp dịch vụ đăng ký mở nhà hàng, cung cấp đầy đủ các giấy tờ và thủ tục pháp lý chính xác. Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và không chắc các thông tin và giấy tờ mình chuẩn bị đã đủ hay chưa, bạn có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ này từ các luật sư và công ty uy tín.
Như vậy, bài viết đã trình bày đầy đủ các thủ tục kinh doanh nhà hàng từ các giấy tờ cần chuẩn bị và thủ tục đăng ký, xét duyệt. Để vận hành một nhà hàng tốt, các thủ tục pháp lý là rất quan trọng, giúp bạn có thể điều hành nhà hàng tốt hơn và gây ấn tượng với khách hàng cũng như các nhà đầu tư.
FAQ
1. Có mẫu giấy phép kinh doanh nhà hàng không?
Không có mẫu giấy phép kinh doanh nhà hàng, mà sau khi hoàn tất thủ tục, bạn không cần mẫu giấy phép kinh doanh nhà hàng mà sẽ được cấp giấy phép kinh doanh cụ thể cho doanh nghiệp của mình.
2. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống như thế nào?
Có nhiều thủ tục để xin giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn có thể theo dõi bài viết để biết thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống nhé.
3. Quy trình mở nhà hàng ăn uống cần lưu ý điều gì?
Trong quy trình mở nhà hàng ăn uống, bạn cần lưu ý thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cho nhà hàng. Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình mở nhà hàng ăn uống, tránh để cơ sở kinh doanh gặp rắc rối với các cơ quan chức năng.
4. Có cần đáp ứng một mức suất ăn nào đó để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh quán ăn hay không?
Hiện tại chưa có quy định về suất ăn tối thiểu để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh quán ăn, tuy nhiên nếu có trên 200 suất ăn thì bạn cần lưu ý các quy định riêng trong điều kiện đăng ký kinh doanh quán ăn.
5. Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán ăn gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán ăn bao gồm giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, bản sao (photo công chứng) CMND của các các nhân tham gia và bản sao (photo công chứng) biên bản họp thành lập hộ kinh doanh. Đây là các thành phần trong hồ sơ đăng ký kinh doanh quán ăn.
Follow bePOS: