Trang chủBlogs Công nghệToàn tập về Web Portal: định nghĩa, phân loại, tính năng nổi bật

Toàn tập về Web Portal: định nghĩa, phân loại, tính năng nổi bật

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1101 Đã xem

Hiện nay, việc ứng dụng những sản phẩm công nghệ vào hoạt động kinh doanh luôn được các chủ doanh nghiệp chú trọng. Trong đó, cổng thông tin điện tử Web được xem như giải pháp kỹ thuật không thể thay thế. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của bePOS với các nội dung xoay quanh Web Portal, từ định nghĩa, phân loại đến tính năng nổi bật.

Web Portal là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ Web Portal là gì. Web Portal (Cổng thông tin điện tử Web) được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin, là một nền tảng hay môi trường giao diện Web có tính thống nhất. Các cổng thông tin điện tử này sẽ tạo điều kiện cho nhiều trang Web đơn lẻ có thể kết nối, tương tác với nhau. Nhờ vậy, người dùng có thể truy cập một cách đơn giản để khai thác, sử dụng các dữ liệu, chương trình máy tính được hỗ trợ với độ bảo mật cao. 

Đối với người dùng cá nhân và doanh nghiệp, những Portal Web này vô cùng hữu ích trong bối cảnh mọi ngành nghề đều gắn liền với Internet và không gian số. Thông qua đó, bạn sẽ tạo nên một điểm truy cập thông tin duy nhất, giúp nhân viên cũng như khách hàng tham gia hoạt động kinh doanh dễ dàng, thuận tiện hơn. Ví dụ, thu thập thông tin nhân sự để xây dựng kế hoạch quản lý tối ưu nhất; tổng hợp thông tin mua sắm của người tiêu dùng để đánh giá, phân tích và đề ra chiến lược bán hàng mới;…

web-portal-la-gi

Web Portal là gì?

Lý do mà Web Portal có thể làm được như trên là vì có tích hợp khả năng xử lý cả thông tin có cấu trúc lẫn không có cấu trúc. Đây là một khía cạnh mang tính công nghệ nên chúng ta sẽ không đào sâu. Song, dễ hiểu thì kết quả cuối cùng là cho phép người dùng điều hướng tốt hơn trên các nền tảng Web, tương thích với nhiều ứng dụng liên quan đến thương mại điện tử,… 

Nhìn chung, cổng thông tin điện tử Web giúp nâng cao khả năng kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác cũng như tối ưu chi phí và quy trình kinh doanh của mình. Theo đó, việc hiểu rõ đặc điểm của Web Portal rất quan trọng bởi sẽ quyết định đến kết quả sau cùng của doanh nghiệp. 

Các loại Web Portal

Hiện nay, có thể chia cổng thông tin điện tử Web thành 5 nhóm chính sau: Public Portals, Corporate Desktops, Marketplace Portals, Specialized Portals, Customer Portal. 

Public Portals 

Đây là một trong những loại cổng thông tin điện tử Web nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ phía người dùng, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Loại này thường được sử dụng nhằm thu thập, tổng hợp thông tin đến từ nhiều nguồn Website cũng như ứng dụng khác nhau. Mặt khác, Public Portals còn hỗ trợ quá trình cá nhân hoá các trang web dựa trên nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng sử dụng.

public-portals

Public Portals 

>> Xem thêm: BẠN ĐÃ BIẾT WEB NAVIGATION LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ VÍ DỤ VỀ WEB NAVIGATION

Corporate Desktops

Đúng như tên gọi, Corporate Desktops được tối ưu để phát huy khả năng trong các tác vụ và quy trình vận hành của doanh nghiệp, công ty. Về cơ bản, đây là cổng thông tin Web nội bộ, cho phép nhân viên hoặc các đối tượng được cấp quyền có thể truy cập, khai thác dữ liệu doanh nghiệp hay cập nhật thông tin nhanh chóng. Với Corporate Desktops, doanh nghiệp thực sự đạt được hiệu suất hoạt động cao hơn. 

corporate-desktops

Corporate Desktops

Marketplace Portals

Marketplace Portals được phát triển nhằm hướng đến lĩnh vực thương mại điện tử đang rất bùng nổ trong những năm trở lại đây. Đây là nơi người mua và người bán có thể trao đổi, giao dịch trên không gian mạng Internet dù không sử dụng chung một Web nguồn.

Nhờ vậy, nhà kinh doanh có cơ hội tiếp cận được nhiều khách hàng mới, người tiêu dùng có thêm lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ. Để dễ hiểu thì Ebay, Shopee, Lazada chính là ví dụ tiêu biểu về Marketplace Portals.

marketplace-portals

Marketplace Portals

Specialized Portals 

Đây là nhóm Web Portal chuyên biệt, cung cấp những ứng dụng và tính năng riêng liên quan đến mã nguồn, kỹ thuật và công nghệ nền tảng. Do đó, tùy vào lĩnh vực kinh doanh hoặc mục đích sử dụng mà bạn có thể hướng đến những cổng thông tin điện tử cụ thể thuộc “Specialized Portals “. Ví dụ, công ty đang hoạt động trong mảng tuyển dụng sẽ lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho hoạt động tuyển dụng thay vì marketing, quảng cáo. 

specialized-portals

Specialized Portals 

Customer Portal

Không khó để nhận ra Customer Portal sẽ là công cụ đắc lực để doanh nghiệp triển khai các hoạt động, chương trình liên quan đến khách hàng như thu thập thông tin, dữ liệu mua sắm; quản lý tệp khách hàng quen thuộc;…

Song, thực thế thì loại cổng thông tin điện tử Web này sẽ phát huy tối đa vai trò nếu doanh nghiệp của bạn đã có một lượng khách tương đối. Trong trường hợp công ty là startup, chưa có độ nhận diện thương hiệu cao thì nên cân nhắc trước khi sử dụng. 

customer-portal

Customer Portal

Những tính năng của Web Portal

Có thể thấy, khi mà nhu cầu của người dùng, của doanh nghiệp ngày càng tăng thì Web Portal càng thêm đa dạng. Song, dù là loại Web Portal nào thì đều sở hữu những tính năng cơ bản dưới đây:

  • Phân loại nội dung: Cho phép người sử dụng tổ chức, phân nhóm nội dung để ứng dụng theo từng mục đích cụ thể. Ví dụ: chia phòng ban, đơn vị bên trong tổ chức.
  • Tìm kiếm và chỉ mục: Các hệ thống tìm kiếm và đánh chỉ mục văn bản, dữ liệu được tích hợp trên Web Portal nhằm hỗ trợ người sử dụng truy vấn, khai thác thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.  
  • Quản lý nội dung: Về cơ bản thông qua những cơ chế như cấp quyền, phân quyền,… của các cổng thông tin điện tử mà cá nhân, doanh nghiệp đều có thể khởi tạo, kiểm soát, quản lý tài nguyên và dữ liệu được tốt hơn. 
  • Cá nhân hóa: Tương tự như quản lý nội dung, nhưng tính năng này sẽ thay đổi theo nhu cầu và mục đích của từng khách hàng sử dụng, mang đến kết quả cao nhất trong từng tác vụ, nghiệp vụ cụ thể.

tinh-nang-cua-web-portal

Những tính năng của Web Portal

  • Tích hợp ứng dụng: Portal là môi trường số có sự tương thích với nhiều ứng dụng khác nhau, nhất là những ứng dụng Web. Nhờ vậy, chỉ với việc sử dụng một cổng thông tin điện tử, người dùng đã có thể trải nghiệm nhiều tính năng và dịch vụ liên quan.
  • Công cụ phát triển: Portal không chỉ cho phép kết nối, tương tác mà còn cung cấp nhiều công cụ tuyệt vời dành cho các nhà phát triển. Giá trị đem lại là giúp rút ngắn quá trình thiết kế, tối ưu ứng dụng và đảm bảo sự tương thích với Portal. 
  • Hỗ trợ công nghệ không dây và nền tảng Mobile: Việc sử dụng và quản lý các cổng thông tin điện tử Web trở nên dễ dàng, thuận tiện ngay cả với người dùng cơ bản, ít có kiến thức về công nghệ. Hơn nữa, khi mà không gian số không ngừng phát triển như hiện nay, tính năng này của Portal là thực sự cần thiết. 
  • Bảo mật thông tin: Bảo mật thông tin luôn là yếu tố được tất cả chúng ta quan tâm khi nhắc đến ứng dụng và nền tảng Internet. May mắn thay, các nhà phát triển Portal Web luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống bảo mật cho sản phẩm của mình, giúp người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời và an toàn. 

Ngoài ra, các cổng thông tin điện tử Web đang có trên thị trường còn được đánh giá cao ở khả năng truy cập một lần (single sign-on), khả năng lưu trữ khối lượng dữ liệu khổng lồ hay chống chịu, tự vá lỗi. Trong tương lai, chắc chắn những điểm mạnh này sẽ được các DEV phát huy và các vấn đề đang tồn tại trên Portal Web sẽ dần được giải quyết.

>> Xem thêm: TEMPLATE LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ TEMPLATE TRONG THIẾT KẾ WEBSITE

Tổng kết lại, cổng thông tin điện tử Web thực sự là yếu tố công nghệ mà bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng nên dành sự quan tâm bởi những giá trị to lớn mà nó mang lại. Qua bài viết trên đây của bePOS, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về Web Portal.

FAQ

Hạn chế của cổng thông tin điện tử Web là gì?

Một số hạn chế dễ thấy của cổng thông tin điện tử Web gồm:

  • Yêu cầu người sử dụng có những kiến thức nhất định về công nghệ, kỹ thuật.
  • Luôn đòi hỏi tính bảo mật dữ liệu và thông tin trước vấn nạn hacker.
  • Chi phí khởi tạo, vận hành và tối ưu Portal Web không nhỏ.

Tại sao doanh nghiệp cần đến Web Portal?

Hiện tại, Internet và không gian số đã thúc đẩy nhu cầu tương tác, kết nối của cộng đồng. Với doanh nghiệp, bài toán này càng cấp thiết hơn khi một tổ chức kinh doanh sẽ có lượng nhân sự, khách hàng và đối tác lớn cùng tham gia vào quy trình vận hành.

Điều đó đòi hỏi cần có một môi trường giao diện Web thống nhất, sở hữu khả năng tương thích và liên kết giữa các trang mạng độc lập như cổng thông tin điện tử Web, giúp việc quản trị của doanh nghiệp hiệu quả hơn với chi phí tối thiểu nhất.