Trang chủBlogs Kinh doanh F&B[GIẢI ĐÁP] Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

[GIẢI ĐÁP] Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Tháng Mười 10, 2023
Avatar
Chu Hanh
303 Đã xem

Xin giấy vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ở đâu, quy trình thực hiện thế nào? Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ F&B khi mới bắt đầu. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này, cũng như cung cấp thêm các thông tin về điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin giấy VSATTP từ A đến Z.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Trước khi tìm hiểu xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, bạn phải hiểu ý nghĩa của loại giấy này là gì. Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, nhà nước có thể kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh và bảo vệ an toàn người tiêu dùng.

Vậy những ai phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm? Theo quy định pháp luật, những đối tượng sau phải xin loại giấy phép này:

  • Các cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống, như bán thức ăn sẵn, thực phẩm nấu chín, nhà hàng, căng tin, bếp tập thể,….
  • Các cơ sở sản xuất thực phẩm, vận chuyển, bảo quản và buôn bán thực phẩm sống, như siêu thị, chợ,… 
can-tim-hieu-giay-chung-nhan-vsattp-la-gi
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì, có ý nghĩa thế nào?

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu là thắc mắc của không ít chủ kinh doanh. Bởi, có nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép này, nên khiến nhiều người cảm thấy bối rối và dễ nhầm lẫn.

Về cơ bản, việc cơ quan nào cấp giấy phép cho ai sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn:

  • Giấy phép cấp bởi Bộ Y tế: Cấp phép cho hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, phụ gia, hỗ trợ chế biến thực phẩm, hoặc mặt hàng yến sào, Linh Chi, nhân sâm, sản phẩm đông trùng hạ thảo.
  • Giấy phép cấp bởi Chi cục Vệ sinh ATTP: Cấp phép kinh doanh cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe, khách sạn, bếp ăn tập thể, các sản phẩm nước đóng chai, nước đá.
  • Giấy phép cấp bởi Sở Nông nghiệp: Cấp phép kinh doanh cho sản phẩm rau củ quả, hoặc sản xuất cafe bột, cafe hòa tan, thực phẩm tươi sống, chè, đậu nành, đậu phộng, đậu mè,… 
  • Giấy phép cấp bởi Sở Công thương: Cấp phép cho cơ sở sản xuất bánh kẹo, kinh doanh sản phẩm từ sữa, hoặc các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
chi-cuc-atvstp-cap-giay-phep-cho-nha-hang-quan-cafe
Xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? – Chi cục ATVSTP cấp phép cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe,…

Để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?

Bên cạnh câu hỏi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, đây cũng là nội dung nhiều người quan tâm. Về cơ bản, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về những khía cạnh như: quy trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, vận chuyển, cơ sở vật chất, đào tạo nhân sự, kiểm tra và giám sát định kỳ.

Điều kiện với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn

  • Các bếp phải được bố trí đúng quy chuẩn, không gây nhiễm chéo giữa các thực phẩm trong bếp.
  • Nguồn nước đạt tiêu chuẩn, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật chế biến món ăn.
  • Các dụng cụ thu gom rác thải từ hoạt động kinh doanh phải đúng quy định.
  • Cống rãnh trong nhà hàng phải thông thoát, không ùn tắc, ứ đọng gây mất vệ sinh.
  • Các thiết bị trong nhà bếp phải sạch sẽ, an toàn, được rửa sạch sẽ sau giờ làm việc.
  • Nhà hàng ăn uống phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
  • Về nhân sự thì người đứng đầu bếp phải có chuyên môn và có trách nhiệm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
nha-hang-fnb-phai-co-quy-trinh-ve-sinh-hop-ly
Nhà hàng kinh doanh dịch vụ FnB phải có quy trình vệ sinh hợp lý

Điều kiện áp dụng với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Địa điểm sản xuất, kinh doanh phải đủ tiêu chuẩn, không gần nguồn gây độc hại như chất thải hóa học, ô nhiễm,…
  • Nguồn nước đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đảm bảo an toàn.
  • Có quy trình và các thiết bị cần thiết để xử lý, sản xuất các nguyên liệu thực phẩm.
  • Có quy trình và hệ thống xử lý rác thải, chất thải, đảm bảo vệ sinh cho khu sản xuất và kinh doanh.
  • Có trách nhiệm duy trì các điều kiện an toàn đã kể trên trong suốt thời gian sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm như trong giấy đăng ký kinh doanh.
quy-dinh-vsattp-voi-co-so-san-xuat-thuc-pham
Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm ở cơ sở sản xuất thực phẩm

Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm có những gì?

Sau khi tìm hiểu xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, bạn cần biết về các giấy tờ cần chuẩn bị để lập hồ sơ. Hồ sơ xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm nhìn chung bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu chuẩn.
  • Các giấy tờ liên quan đến doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • Giấy tờ mô tả chi tiết quy trình sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp.
  • Bản danh sách các nguyên liệu và công cụ sử dụng để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
  • Bản vẽ mô tả vị trí, cách bố trí nhà xưởng, khu vực sản xuất thực phẩm.
  • Bản kế hoạch kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Kết quả kiểm tra mẫu thực phẩm tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
  • Các chứng chỉ đào tạo để chứng minh kỹ năng chuyên môn của nhân viên.
  • Hợp đồng cung ứng nguyên liệu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Các tài liệu khác mà cơ quan nhà nước có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm.
ket-qua-mau-thu-nha-hang-tai-lieu-ho-so
Kết quả xin mẫu thử nhà hàng có trong hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

>> Xem thêm: Mở nhà hàng cần giấy phép gì – Tổng hợp từ A đến Z những thứ bạn cần biết

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngoài câu hỏi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, bạn cần nghiên cứu về quy trình thực hiện thủ tục. Về cơ bản, thủ tục xin giấy phép VSATTP bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Thu thập đầy đủ giấy tờ, lập thành bộ hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền cấp địa phương, tùy theo loại hình kinh doanh như bePOS đã giải đáp ở mục “Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu” phía trên. Ví dụ, quán cafe ở Hải Phòng thì nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hải Phòng.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ, bao gồm cả đến hiện trường để kiểm tra, đánh giá. 
  • Bước 4: Nếu xét thấy hồ sơ đủ yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ, đảm bảo mọi thông tin trong hồ sơ đã tuân theo pháp luật. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, cơ quan có thể yêu cầu bổ sung thêm tài liệu. 
xin-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-tai-co-quan-co-tham-quyen
Tìm hiểu xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu để thực hiện thủ tục

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tham khảo

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm 3 phần chính. Phần 1 là tên giấy chứng nhận, đơn vị cấp giấy chứng nhận, ví dụ Ban quản lý an toàn thực phẩm TP HCM. Phần 2 là nội dung chính của giấy chứng nhận, nêu rõ tên đơn vị xin cấp giấy, loại hình kinh doanh, chủ cơ sở, địa chỉ, số điện thoại và dòng chữ xác nhận đã đủ điều kiện.

Phần cuối là địa điểm, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận, chữ kỹ của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, các thông tin về số cấp, thời gian có hiệu lực. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây. 

mau-giay-chung-nhan-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-chi-cuc-atvstp
Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cấp bởi Chi cục ATVSTP

Không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý thế nào?

Bên cạnh câu hỏi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, thì việc không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý thế nào cũng là một thắc mắc phổ biến. 

Nếu bị phát hiện không xin giấy chứng nhận, cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ phải chịu hình phạt từ cảnh cáo hành chính, tịch thu giấy tờ, hay thậm chí phạt đóng cửa hàng. Ngoài ra, nếu gây ra thiệt hại, chủ cơ sở có thể phải bồi thường hoặc xử lý hình sự.

Mức xử phạt nếu không đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định 115 năm 2018 của Chính phủ, cụ thể:

  • Phạt từ 20 – 30 triệu đồng với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, trừ trường hợp khác do luật quy định.
  • Phạt từ 30 – 40 triệu đồng với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận VSATTP, trừ trường hợp không thuộc diện phải xin giấy.
  • Phạt 40 – 60 triệu đồng với việc sản xuất bảo vệ sức khỏe mà không có giấy chứng nhận GMP theo quy định pháp luật. 
xu-phat-khong-xin-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Sẽ bị xử phạt nếu không xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Một số trường hợp luật quy định không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, nhà hàng trong khách sạn, ẩm thực đường phố, không có địa điểm sản xuất, kinh doanh cố định,…

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSATTP là bao lâu?

Thời hạn của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là 3 năm, chứ không phải vĩnh viễn như nhiều người lầm tưởng.

Lý do bởi, nhiều cơ sở kinh doanh sau khi đã đạt giấy chứng nhận thì lơ là trong việc bảo đảm vệ sinh, nên cơ quan nhà nước đã áp dụng thời hạn 3 năm để hạn chế tình trạng này. Trong thời gian đó, cơ quan nhà nước vẫn kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh một cách định kỳ, đảm bảo mọi thứ được duy trì đúng luật.

thoi-han-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Thời hạn là nội dung quan trọng bên cạnh câu hỏi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu

Một vài điều lưu ý khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để quá trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra đúng luật và nhanh chóng, bạn cần lưu ý:

  • Nhờ đến đơn vị tư vấn luật: Nhìn chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh khi xin giấy phép VSATTP đều thông qua những người có chuyên môn, như văn phòng luật làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm,…  Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru.
  • Sự trung thực, đề cao sức khỏe người dùng: Mục đích chính của việc xin giấy phép vệ sinh thực phẩm là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bạn không nên vì lợi ích kinh doanh cá nhân mà bất chấp làm làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm giả. Bởi, nếu có thiệt hại xảy ra, thì trách nhiệm phải chịu sẽ rất lớn.
  • Tuân thủ quy định một cách triệt để: Ngay cả khi đã có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh. Nếu phát hiện lỗi, bạn sẽ bị xử phạt, gây mất uy tín trong mắt cộng đồng, thậm chí dẫn đến đóng cửa.
luu-y-xin-giay-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-o-dau
Một số lưu ý khi tìm hiểu xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, quy trình thế nào

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe đầy đủ từ A đến Z

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, thủ tục như thế nào, hồ sơ gồm những gì,… Đây là loại giấy chứng nhận cực quan trọng cho những ai đang chuẩn bị mở nhà hàng, bếp ăn hay quán cafe, cần đặc biệt lưu tâm nếu không muốn bị phạt tiền oan, ảnh hưởng danh tiếng và uy tín trong mắt khách hàng. Hy vọng bài viết này hữu ích và hãy tiếp tục theo dõi bePOS thời gian tới nhé!

FAQ

Các căn cứ pháp lý về vấn đề xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Để có cái nhìn sâu sắc nhất, bạn có thể tự nghiên cứu các quy định pháp luật, gồm: Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Nghị định 38/2012/NĐ-CP, Thông tư 149/2013/TT-BTC,..

Chi phí xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?

Bên cạnh câu hỏi xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, đây cũng là thắc mắc của nhiều chủ kinh doanh. Phí xin cấp lần đầu và gia hạn lại đều là 150 ngàn đồng/lần. Ngoài ra, bạn còn phải nộp lệ phí xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm là 30 ngàn đồng/người.