Những nhà hàng lớn thường có khu vực quầy bar để phục vụ thức ăn nhanh hoặc đồ uống. Chủ nhà hàng phải xây dựng một checklist công việc riêng cho khu vực này để mọi thứ diễn ra trơn tru nhất. Vậy checklist bộ phận bar nhà hàng có những nội dung nào? Cùng bePOS tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của checklist bộ phận bar nhà hàng
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về tầm quan trọng của checklist bộ phận bar nhà hàng:
- Bảo đảm sự hiệu quả và tính nhất quán: Checklist công việc bộ phận bar nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả và năng suất. Checklist liệt kê và hệ thống hóa những nhiệm vụ cần làm, để các cá nhân có làm việc một cách logic nhất. Nhờ vậy, quy trình vận hành của nhà hàng trở nên hiệu quả hơn, chính xác hơn, có nhiều thời gian để giải quyết những việc khó khăn. Hơn nữa, checklist công việc bộ phận bar nhà hàng còn tạo nên tính nhất quán trong dịch vụ. Món ăn, đồ uống pha chế ở khu vực bar phải duy trì chất lượng ổn định, không bị biến đổi, suy giảm theo thời gian hoặc theo từng khách.
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn: Checklist giúp tăng cường quản lý công việc nhóm, thúc đẩy giao tiếp giữa sếp với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Tất cả mọi người đều nhận thức được trách nhiệm và thời hạn cần hoàn thành, mang tới sự phối hợp liền mạch. Dựa trên checklist, ban lãnh đạo có thể đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, đưa công việc hàng ngày của họ thành một quy trình chuẩn để dễ kiểm soát.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khi vận hành những quầy bar lớn, thì việc sai sót là điều không tránh khỏi, gây hao tổn thời gian và chi phí. Ví dụ, nhân viên kiểm kho hàng sai, mất thời gian kiểm tra lại và có thể gây thất thoát hàng hóa. Checklist bộ phận bar nhà hàng có cấu trúc tốt, sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc lỗi.
Các mẫu checklist công việc bộ phận bar nhà hàng chi tiết
Mẫu checklist phân công công việc đầu ca cho nhân viên Bar Alacarte
Mẫu checklist công việc bộ phận bar trong nhà hàng đầu ca được phân chia như sau:
- Khu vực bếp
Checklist lên danh sách những khu vực cần kiểm tra, như niêm phong, nhiệt độ tủ đông, lượng hàng tồn, sàn, tường, bàn inox,… Với mỗi khu vực, nhân viên sẽ kiểm tra theo nỗi dụng mà checklist đưa ra. Chẳng hạn, nhiệt độ tủ đông phải là -18 độ, tủ mát là 1 đến 5 độ.
- Các công việc đầu ca
Checklist bộ phận bar nhà hàng phải đảm bảo nhân viên thực hiện đúng các công việc đầu ca. Ví dụ, đến 9h40 phải vệ sinh sàn, tường, bàn inox, 10h thì khu vực bar phải sẵn sàng hoạt động, 15h giao ca cho ca chiều,…
- Các nguyên liệu vào đầu ca
Nhân viên bar nhà hàng phải kiểm tra các nguyên liệu vào đầu ca. Khu vực bar sử dụng một số nguyên liệu như nước đường trắng, rau câu, hoa quả, kem whipping,… Nhân viên kiểm tra xem nhiệt độ bảo quản đã đúng theo yêu cầu hay chưa, hạn sử dụng là bao lâu. Ví dụ, kem whipping bảo quản ở 1 – 5 độ, hạn sử dụng 3 ngày.
Mẫu checklist kiểm tra bộ phận pha chế Mở ca – Trong giờ phục vụ – Đóng ca
Mẫu checklist bộ phận bar nhà hàng theo quy trình Mở ca – Giờ phục vụ – Đóng ca như sau:
- Mở ca
Nhân viên cần kiểm tra niêm phong, kiểm tra hàng tồn, kiểm tra dụng cụ pha chế, hàng hóa theo project của quản lý,… Ví dụ, khi mở ca nhân viên phải kiểm tra máy xay, phích điện đun nước xem có hoạt động được không, đã vệ sinh sạch sẽ chưa.
- Trong giờ hoạt động
Quy trình phục vụ bao gồm nhận order từ máy fax, pha chế/chế biến, vệ sinh khu vực pha chế. Chẳng hạn, trước khi pha chế, nhân viên phải rửa tay theo 8 bước với xà phòng diệt khuẩn.
- Đóng ca
Khi đóng ca, nhân viên phải kiểm tra hàng tồn xem có khớp với thực tế hay không, các thiết bị đang trong tình trạng như thế nào,… Ngoài ra, để tránh gian lận, thất thoát, thì các thùng nguyên liệu dùng dở phải được dán niêm yết.
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu checklist công việc bếp nhà hàng
Quy trình làm việc cho nhân viên quầy bar
Để áp dụng chính xác hơn checklist quầy bar nhà hàng, bạn nên biết về quy trình làm việc tại khu vực này:
Quy trình | Nội dung công việc |
Quy trình làm việc quầy bar | – Thực hiện bàn giao thẻ làm việc hoặc ký tên, đọc sổ giao ca (logbook), kiểm phiếu nếu có. Sau đó tiến hành giao ca.
– Lau chùi và làm sạch quầy bar. Kiểm tra các loại dụng cụ, trang thiết bị tại quầy bar (chai, ly, dụng cụ dễ vỡ, đèn, nước, hệ thống bia, máy lạnh, quạt, thùng rác, …). Thông báo cho quản lý nếu có sự cố. – Chuẩn bị các dụng cụ và thực phẩm như: miếng lót quầy, khay, hộp đựng trái cây, menu nước uống, cây khuấy, ống hút, lót ly, khăn giấy, gạt tàn thuốc, hũ đường, que diêm, các loại ly. – Bổ sung hàng hóa, làm đầy và sắp đặt theo vị trí đã định. Cắt trái cây và sắp xếp vào đĩa để trang trí. Chuẩn bị nước trái cây để pha chế. Đặt bảng quảng cáo khuyến mãi trên quầy bar. – Chỉnh chu ngoại hình, trang phục và đầu tóc. – Làm các công việc khác theo sự phân công của bar trưởng. |
Quy trình pha chế quầy bar | – Chuẩn bị các loại nguyên liệu và thành phần theo đúng công thức pha chế.
– Nhận order từ khách hàng. Pha chế các loại đồ uống theo yêu cầu sở thích của khách. – Đảm bảo chất lượng thức uống về màu sắc, mùi vị, trang trí của món nước trước khi phục vụ khách hàng. – Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trong suốt quá trình pha chế và sau khi pha chế. |
Lưu ý để sử dụng checklist công việc quầy bar
Để sử dụng hiệu quả checklist bộ phận bar nhà hàng, dưới đây là một số lưu ý:
- Đề cao sự rõ ràng và chi tiết: Check list bar nhà hàng muốn đảm bảo thành công thì truyền đạt nhiệm vụ một cách chi tiết và rõ ràng nhất, đảm bảo tính nhất quán. Nếu checklist quá mơ hồ, thì nhân viên có thể hiểu sai, nhầm lẫn, ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành nhà hàng. Ví dụ, thay vì chỉ viết “Sắp xếp hàng khi nhập kho”, bạn hãy nêu rõ tiêu chuẩn “Xếp hàng nhập kho theo thứ tự date cũ ra trước bên ngoài, dễ lấy”.
- Đề cập đến thời gian trong checklist: Một yếu tố quan trọng của checklist bộ phận bar nhà hàng là phải đề cập tới mốc thời gian. Điều này giúp nhân viên một nhận thức về thời hạn thực hiện công việc, đánh giá mức độ khẩn cấp và ưu tiên sắp xếp nhiệm vụ. Nhờ đó, bạn có thể ngăn chặn tình trạng trì trệ, đảm bảo mọi thứ diễn ra theo mong muốn. Ví dụ, đến 10h là bộ phận bar nhà hàng phải hoàn thành hết các checklist phía trên và sẵn sàng hoạt động.
- Số hóa quy trình làm checklist: Checklist bộ phận bar trong nhà hàng đem tới nhiều lợi ích, như tiết kiệm công sức, chi phí, tăng năng suất làm việc. Tuy nhiên, checklist chỉ phát huy tối đa hiệu quả nếu được kết hợp với công nghệ hiện đại. Bởi lẽ, việc triển khai checklist trên giấy tờ truyền thống vẫn tốn thời gian và tồn tại rủi ro sai sót.
>> Xem thêm: Tham khảo mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng
Số hóa quy trình làm checklist bộ phận bar
App beChecklist là công nghệ đi tiên phong trong lĩnh vực số hóa checklist nhà hàng. beChecklist là ứng dụng do Công ty bePOS phát triển, giúp nhà hàng quản lý chất lượng một cách hiện đại và chính xác nhất. Một số tính năng quan trọng của app beChecklist là:
- Tạo checklist bộ phận bar nhà hàng và các checklist công việc khác, có thể quản lý cùng lúc nhiều mẫu checklist, tùy chỉnh theo nhu cầu kinh doanh.
- Chấm điểm checklist và đăng ảnh ngay trên app, ban lãnh đạo nắm bắt ngay thông tin mà không cần chờ báo cáo nhân viên.
- Theo dõi tình trạng lỗi theo checklist, các lỗi đã sửa, đang sửa hoặc chưa khắc phục.
- Ứng dụng có dashboard đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc nhanh chóng, trực quan, dễ theo dõi.
Để xem chi tiết mẫu checklist bộ phận bar nhà hàng biết thêm về app beChecklist, bạn hãy liên hệ hotline 0247 771 6889, nhắn tin tại Fanpage, Zalo bePOS hoặc điền vào form dưới đây nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
Câu hỏi thường gặp
Các ứng dụng được dùng để lên checklist công việc?
Một số ứng dụng để lên checklist công việc là Word, Excel, Google Docs, Google Sheet, hay các app như beChecklist. Tuy nhiên, cách tạo checklist công việc bằng Excel hay Docs vẫn khá thủ công, tốn nhiều thời gian, nên nhiều người đang chuyển sang dùng app lên checklist.
Nhà hàng cần những loại checklist công việc nào?
Một số loại checklist công việc nhà hàng là: checklist bộ phận bar nhà hàng, checklist bộ phận bếp nhà hàng, checklist phục vụ và tiếp thực, checklist phòng tài chính, checklist an toàn an ninh,…
Trên đây là tổng hợp thông tin về checklist bộ phận bar nhà hàng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về nội dung này, từ đó tìm ra cách vận hành hiệu quả nhất. Hãy tiếp tục theo dõi bePOS để cập nhật kiến thức mới nhất ngành F&B nhé!
Follow bePOS: