Trang chủBlogs Sổ tay ChecklistMẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng theo ca chi tiết nhất

Mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng theo ca chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2024
Thu Hằng
444 Đã xem

Với những người mới tìm hiểu ngành nhà hàng, khách sạn, thì nghiên cứu mẫu checklist công việc là điều khá cần thiết. Bởi, các mẫu checklist này cung cấp cái nhìn tổng thể nhất về những công việc cần làm, tiêu chuẩn cần đáp ứng. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn nghiên cứu về một trong những mẫu checklist nhà hàng phổ biến – checklist bộ phận phục vụ nhà hàng, theo dõi ngay nhé! 

Mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng

Vai trò của checklist bộ phận phục vụ nhà hàng

Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng là danh sách những công việc và tiêu chuẩn đề ra cho nhân viên phục vụ. Vậy tại sao nhân viên phục vụ phải dùng đến checklist? Dưới đây là một số vai trò nổi bật của checklist công việc tại nhà hàng:  

  • Đối với nhân viên: Checklist giúp nhân viên phục vụ nhớ tất cả những công việc cần thực hiện, không bỏ sót nhiệm vụ. Các công việc đều được sắp xếp theo thứ tự logic, có thời gian quy định, giúp quy trình phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ, đảm bảo chất lượng. Nhân viên không cảm thấy gò bó, ngược lại giải quyết công việc nhanh hơn, chính xác hơn.
  • Đối với ban quản lý: Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng giúp họ hình dung tổng thể các công việc cần làm của cấp dưới. Nếu có sai sót, họ dễ dàng phát hiện và đưa ra giải pháp khắc phục, không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để chủ nhà hàng đánh giá thái độ làm việc, năng suất làm việc của nhân viên. 
Vai trò checklist bộ phận phục vụ nhà hàng
Vai trò của checklist bộ phận phục vụ nhà hàng

Mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng mới nhất

Mẫu checklist phân công công việc đầu ca bộ phận phục vụ & tiếp thực

Đặc trưng của bộ phận phục vụ, tiếp thực là nhân viên thường làm việc theo ca. Mỗi ca làm việc sẽ có những đặc thù vận hành khác nhau, do đó checklist cũng có phần khác biệt. Mở đầu ca, hay ca sáng, là thời điểm nhà hàng bắt đầu đón khách, thường là từ 7-9h sáng. Mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng đầu ca bao gồm một số nội dung như sau:

  • Vệ sinh nhà hàng, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị dụng cụ

Nhân viên phục vụ phải đến sớm hơn giờ mở cửa để vệ sinh nhà hàng, như lau cửa kính, lau bàn ghế, quét dọn rác trước cửa, lau bảng menu,… Sau đó, họ sắp xếp bàn ghế theo đúng tiêu chuẩn, rửa lại các dụng cụ phục vụ để chuẩn bị đón khách. Trên bàn ăn phải có đủ dụng cụ ăn uống cần thiết, như dao, thìa, nĩa, lọ rắc gia vị,… 

Mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng
Mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng đầu ca
  • Chỉnh trang trang phục cá nhân

Nhân viên phục vụ phải mặc đồng phục theo quy định của quán, tóc tai tươm tất, sạch sẽ. Đặc biệt, nhân viên phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi bắt đầu ca. Đây là những người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, nên cần phải chỉnh trang và nghiêm túc. 

  • Briefing đầu ca

Trước khi mở cửa, nhân viên briefing có thể tham gia họp ngắn đầu ca để tổ trưởng hoặc quản lý phân công nhiệm vụ cho mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đây là lúc nhân viên trao đổi ý kiến với tổ trưởng. Lý do vì, trong giờ làm việc thì lượng khách rất đông, phải duy trì luồng công việc liên tục. 

Nhân viên briefing đầu ca
Nhân viên briefing đầu ca và sẵn sàng để chuẩn bị opening 

>> Xem thêm: Mẫu checklist bộ phận thu ngân nhà hàng

Mẫu checklist kiểm tra bộ phận phục vụ mở ca – trong giờ – đóng ca

Ngoài mẫu checklist đầu ca như trên, bạn có thể tham khảo mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng khi mở ca – trong giờ – đóng ca. 

  • Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng khi mở ca

Mẫu checklist mở ca này cũng có nội dung khá giống mẫu checklist đầu ca ở trên. Các công việc chủ yếu là dọn dẹp vệ sinh nhà hàng, chuẩn bị dụng cụ, setup bàn ghế, đảm bảo các loại máy móc hoạt động bình thường.

  • Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng trong giờ làm việc

Khi khách hàng đến, thì nhân viên phải chào khách và ổn định chỗ ngồi, không được để khách đi vào mà không có người tiếp. Thái độ nhân viên phải thân thiện, lịch sự, giọng nói to rõ ràng, dễ nghe. Tiếp theo, nhân viên hỏi thăm thông tin đặt bàn, hướng dẫn ra chỗ ngồi, hoặc hướng dẫn ra chỗ order.

Khi khách đã ngồi vào bàn, nhân viên lấy menu cho khách xem và tư vấn cho khách hàng. Nội dung tư vấn của nhân viên phải chuẩn, chính xác theo yêu cầu từ nhà hàng, ví dụ ưu tiên món upsell, sau đó mới đến các món truyền thống. Nếu nhà hàng đang có chương trình khuyến mãi giảm giá, thì nhân viên phải thông báo với khách hàng. Tất cả order sẽ được ghi nhận và chuyển đến cho bộ phận bếp/bar.

Mẫu quy trình tư vấn thực đơn
Mẫu quy trình tư vấn thực đơn của nhà hàng nướng

Trong lúc khách hàng ăn uống, thì nhân viên cũng phải tuân theo một số tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ, với quán thịt nướng, thì phải có nhân viên nướng thịt cho khách hàng, luôn nướng mặt không sốt trước, có sốt sau. Nhân viên phải có sẵn dụng cụ thay vỉ, thao tác thay vỉ cũng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. 

  • Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng khi đóng ca

Nhân viên kiểm tra lại toàn bộ trang thiết bị, dụng cụ tại nhà hàng, sắp xếp lại đồ đạc vào vị trí cũ. Bàn ghế phải được lau dọn, khử trùng theo hướng dẫn. Khu vực sảnh nhà hàng phải sạch sẽ, gọn gàng, không có rác, không két bẩn,… Nhân viên ký vào các sổ bàn giao công việc, đồng thời phải thể hiện tinh thần hợp tác với nhân viên khác khi làm việc. 

Checklist phục vụ nhà hàng đóng ca
Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng khi đóng ca

>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu checklist công việc nhà hàng chuẩn nhất

Lưu ý khi sử dụng checklist bộ phận phục vụ nhà hàng

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng checklist nhân viên phục vụ nhà hàng:

  • Nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể: Một checklist tốt là checklist có khả năng truyền đạt nhiệm vụ một cách rõ ràng, chi tiết. Nội dung công việc và tiêu chuẩn càng rõ ràng, thì nhân viên càng dễ thực hiện theo. Sự mơ hồ trong cách hiểu có thể đem lại những sai sót lớn, ảnh hưởng đến quy trình làm việc và chất lượng dịch vụ.
  • Cập nhật theo nhu cầu kinh doanh: Checklist bộ phận phục vụ nhà hàng là một trong những mẫu checklist được cập nhật thường xuyên nhất. Mỗi ca làm việc có thể có mẫu checklist khác nhau, thậm chí thay đổi theo cơ cấu nhân sự nhà hàng.
  • Cập nhật kỹ năng cho nhân sự: Ngoài ra, lĩnh vực F&B có tốc độ phát triển nhanh, không chỉ trong các xu hướng ăn uống mà còn ở cung cách làm dịch vụ. Nhân viên phục vụ là những người trực tiếp triển khai hoạt động này, nên phải được cập nhật kỹ năng thường xuyên.
Checklist nhân viên phục vụ cập nhật
Checklist nhân viên phục vụ nên được cập nhật theo thực tế

Sử dụng công nghệ số hóa checklist – beChecklist

Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ 4.0 để số hóa cách vận hành nhà hàng. Nổi bật trong số đó có app beChecklist – một ứng dụng số hóa checklist công việc, cũng như hoạt động kiểm soát chất lượng nhà hàng.

beChecklist là ứng dụng thông minh do Công ty bePOS phát triển, giúp chủ nhà hàng triển khai checklist và QA nhanh chóng hơn, cụ thể:  

  • Xây dựng checklist bộ phận phục vụ nhà hàng và nhiều mẫu checklist khác, cho phép quản lý nhiều checklist theo chi nhánh, theo mẫu, có thể tùy chỉnh checklist theo nhu cầu.
  • Nhân viên QA, trưởng bộ phận chấm điểm checklist, đăng tải hình ảnh và ghi chú ngay trên app beChecklist mà không cần dùng  giấy tờ. 
  • Ban quản lý xem ngay kết quả checklist trên beChecklist, cập nhật tình hình thường xuyên và phản ứng ngay khi có tình huống cấp bách. 
  • beChecklist có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với cả nhà hàng quy mô nhỏ lẻ. 

Nếu quan tâm về app beChecklist, cũng như muốn tham khảo mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng ở trên, bạn đừng ngại liên hệ với bePOS để được tư vấn chi tiết nhất. Các cách thức liên hệ là qua hotline 0247 771 6889, nhắn tin tại Fanpage, Zalo bePOS hoặc điền vào form dưới đây nhé! 

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

App số hóa checklist nhà hàng beChecklist
Số hóa checklist công việc trong nhà hàng nhờ ứng dụng beChecklist

Câu hỏi thường gặp

Nhân viên phục vụ làm việc theo các ca nào?

Nhân viên phục vụ trong các nhà hàng thường làm việc theo các ca sau:

  • Ca sáng: Thường bắt đầu từ 6-7 giờ sáng đến 2-3 giờ chiều. Ca này phù hợp với các nhà hàng phục vụ bữa sáng và trưa.
  • Ca chiều: Thường từ 2-3 giờ chiều đến 10-11 giờ tối. Ca này thường dành cho các nhà hàng phục vụ bữa tối.
  • Ca đêm: Một số nhà hàng, quán bar hoặc club có ca làm việc từ 9-10 giờ tối đến 2-3 giờ sáng.

Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ nhà hàng là gì?

Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ nhà hàng thường bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp.
  • Thái độ phục vụ: Thân thiện, nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
  • Kiến thức về thực đơn: Hiểu rõ các món ăn, đồ uống và khả năng tư vấn cho khách.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Hợp tác hiệu quả với các bộ phận khác trong nhà hàng.
  • Quản lý thời gian: Có khả năng làm việc nhanh chóng và hiệu quả trong môi trường bận rộn.
  • Sức khỏe và thể lực: Có thể đứng lâu và mang vác đồ đạc khi cần.
  • Chấp hành nội quy: Tuân thủ các quy định và chính sách của nhà hàng.

Mẫu sổ đặt bàn nhà hàng là gì? 

Mẫu sổ đặt bàn nhà hàng thường được sử dụng để ghi chép thông tin về các đặt chỗ của khách hàng. Một mẫu sổ đặt bàn cơ bản thường có các mục sau:

  • Ngày đặt bàn: Ngày mà khách hàng thực hiện đặt chỗ.
  • Giờ đặt bàn: Thời gian mà khách hàng yêu cầu đặt bàn.
  • Tên khách hàng: Tên của người đặt bàn.
  • Số điện thoại: Thông tin liên lạc để xác nhận hoặc liên lạc nếu cần.
  • Số lượng khách: Số lượng người sẽ đến dùng bữa.
  • Yêu cầu đặc biệt: Các yêu cầu đặc biệt của khách hàng (nếu có), như chỗ ngồi, món ăn, hoặc sự kiện đặc biệt.
  • Trạng thái đặt bàn: Ghi chú trạng thái của việc đặt bàn (đã xác nhận, chưa xác nhận, đã hủy).
  • Chữ ký nhân viên: Chữ ký của nhân viên đã tiếp nhận đặt bàn để xác nhận thông tin.

Trên đây là mẫu checklist bộ phận phục vụ nhà hàng theo ca chuẩn và chi tiết nhất. Sử dụng checklist đem lại nhiều lợi ích, giúp nhân viên thực hiện công việc chính xác hơn, nhanh chóng hơn, còn chủ nhà hàng có thể đánh giá công việc một cách hiệu quả. Hãy tiếp tục truy cập bePOS để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé! 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/checklist-bo-phan-phuc-vu-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]