Công việc càng ngày càng nhiều và các deadline thì cứ nối đuôi nhau tới gần hơn. Điều này không chỉ gây áp lực lên nhân viên trong việc chạy deadline mà còn khiến các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc theo dõi và kiểm soát công việc. Để giải quyết bài toán trên và giúp gia tăng hiệu quả làm việc, một trong những công cụ hữu ích đó chính là checklist. Vậy checklist là gì? Cách để sử dụng hiệu quả checklist là gì? Hiện nay có các biểu mẫu checklist công việc nào phổ biến? Hãy cùng bePOS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Checklist là gì? Mục đích sử dụng checklist
Checklist là một danh sách các công việc cụ thể cần được thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ lớn. Các công việc này sẽ có sự liên quan tới nhau theo kiểu một quy trình, hay theo kiểu một danh mục. Mỗi một đầu công việc được hoàn thành sẽ được đánh dấu lại trên checklist. Sau cùng, người dùng checklist có thể kiểm tra xem danh sách công việc đã được thực hiện tới đâu, mức độ hoàn thành cao hay thấp.
Muốn hiểu checklist là gì, bạn phải nắm bắt được vai trò, mục đích sử dụng của checklist trong doanh nghiệp:
Đối với nhân viên:
- Làm việc chính xác, hiệu quả hơn: Từ một yêu cầu của cấp trên, các nhân viên sẽ phải triển khai rất nhiều những công việc khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Nhân viên sử dụng checklist với mục đích chính là để bám sát các công việc được giao, đảm bảo rằng không bỏ sót bất cứ một đầu việc nhỏ nào trong tiến trình thực hiện.
- Kiểm soát thời gian làm việc: Checklist giúp nhân viên kiểm soát thời gian làm việc, ưu tiên các công việc quan trọng trong ngày và công việc khẩn cấp. Ngoài ra, checklist có tính tiến trình, nên ở mỗi giai đoạn, nhân viên phải hoàn thành một đầu việc để đảm bảo không bị chậm tiến độ.
Đối với nhà quản lý, ban lãnh đạo:
- Kiểm tra tiến độ công việc: Để giám sát được công việc của nhân viên, kiểm tra được tiến độ làm việc thì các nhà quản lý sẽ sử dụng checklist như một trợ thủ đắc lực. Thông qua đó, các nhà quản lý có thể nắm bắt tình hình thực hiện công việc của nhân viên, làm cơ sở để điều phối công việc và phân bổ nguồn lực hợp lý vào những đầu công việc quan trọng.
- Đánh giá hiệu quả làm việc: Checklist bao gồm các hoạt động cần thực hiện để đảm bảo công việc đạt chất lượng tốt nhất. Dựa trên checklist, nhà quản lý có thể xem xét xem nhân viên có làm việc theo tiêu chuẩn không, có hay nhầm lẫn không.
- Cải tiến quy trình làm việc: Nhà quản lý phải phân tích quy trình hiện tại, tìm ra các điểm yếu, nút thắt, xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt và lên phương án cải tiến. Muốn làm được điều này thì phải có checklist – tài liệu thể hiện quy trình làm việc và các yêu cầu về chất lượng công việc.
Checklist và to-do list khác nhau thế nào?
Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm checklist và to-do list. Vậy nên, bePOS sẽ giúp các chủ kinh doanh phân biệt rõ được điểm giống nhau và khác nhau của to – do list và checklist là gì.
So sánh | To-do list | Checklist |
Giống nhau | Cả checklist công việc và to-do list đều gồm các đầu mục công việc cần hoàn thành. Mỗi bản checklist hay to-do list cơ bản đều gồm 2 phần chính là cột các công việc cần làm và cột theo dõi tiến độ hoàn thành. | |
Khái niệm | To – do list là danh sách những công việc cần phải làm, các công việc này không liên quan tới nhau. | Checklist là những việc cần làm để hoàn thành một quy trình, đảm bảo không bỏ sót bất cứ đầu việc nào. Các công việc trong checklist vì vậy thường có tính trình tự. |
Mục đích | Mục đích chính của to – do list là để ghi nhớ các công việc cần làm. | Mục đích chính của checklist là đảm bảo tất cả các bước để hoàn thành công việc. |
Phạm vi áp dụng | Được sử dụng trong nhiều trường hợp, cho cá nhân, tổ chức, lập kế hoạch ngày hoặc quản lý dự án lớn,… | Được sử dụng trong các quy trình, các công việc có tính trình tự rõ ràng. |
Ví dụ | To – do list của nhân viên nhà hàng bao gồm:
|
Checklist của nhân viên nhà hàng bao gồm: Kiểm tra đầu ca:
Kiểm tra đóng ca:
|
Các yếu tố của một checklist công việc hiệu quả
Vậy các yếu tố cần có của một checklist là gì? Dưới đây là một số yêu cầu cho một checklist công việc hiệu quả:
- Đảm bảo sự rõ ràng, cụ thể: Một checklist hiệu quả là phải truyền đạt nhiệm vụ một cách chính xác, rõ ràng. Mỗi nhiệm vụ nên được trình bày theo một quy tắc nhất quán để nhân viên dễ theo dõi. Bất cứ sự mơ hồ nào đều có thể gây hiểu lầm, gây ra sai sót và ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình làm việc.
- Thời hạn cho nhiệm vụ: Checklist cần có một lớp nhận thức về thời gian, giúp nhân viên đánh giá lượng thời gian cần hoàn thành và phân bổ nỗ lực cho phù hợp. Điều này hạn chế tình trạng trì trệ, chậm deadline, đảm bảo quy trình diễn ra trơn tru.
- Đánh giá sự ưu tiên: Dù checklist làm việc theo quy trình, nhưng vẫn phải tính đến sự ưu tiên. Trong các tình huống công việc chồng chất, nhân viên phải được hướng dẫn về thứ tự ưu tiên. Một checklist hiệu quả là đưa những nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn cấp nhất lên trước.
- Sự hợp tác giữa các nhân viên: Triển khai checklist cần sự hợp tác của toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp. Người lên checklist kiểm tra có thể là trưởng phòng QA, người kiểm tra là nhân viên QA/QC, các nhân viên khác cần nhìn theo checklist để thực hiện công việc. Kết quả kiểm tra theo checklist phải được gửi cho ban lãnh đạo để đưa ra đánh giá kịp thời.
- Thang chấm điểm checklist: Yếu tố này là bắt buộc trong các mẫu QA checklist. Có hai cách chấm điểm phổ biến là trừ trên 100 điểm hoặc chấm theo thang điểm, sau đó quy ra tỷ lệ %. Ví dụ, tổng điểm là 100 điểm, mỗi lỗi sai sẽ bị trừ từ 1 – 5 – 10 điểm tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Các lĩnh vực thường sử dụng checklist công việc
Một số lĩnh vực thường ứng dụng checklist công việc là:
- Sản xuất: Checklist cực kỳ phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất, như sản xuất thực phẩm, hàng may mặc, hàng tiêu dùng,… Tất cả sản phẩm đều phải được sản xuất theo một quy trình chuẩn để đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Chẳng hạn, khi nhập nguyên liệu phải có các bước kiểm tra nguyên liệu. Mỗi công đoạn sản xuất đều có nhân viên QC theo sát tại nhà máy, xử lý ngay khi có sai lệch xảy ra.
- Nhà hàng, khách sạn: Nhà hàng, khách sạn thường hoạt động theo một quy trình. Để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, các nhân viên sẽ sử dụng checklist để thực hiện công việc theo đúng quy trình đã được xây dựng. Các nhà quản lý cũng sẽ sử dụng checklist để đánh giá tổng quát công việc của các bộ phận; kiểm soát thiếu sót của cá nhân, phòng ban để đánh giá năng lực, khắc phục khó khăn còn vướng mắc.
- Sân bay: Nếu từng tìm hiểu checklist là gì, chắc chắn bạn đã biết checklist thường xuyên được sử dụng tại các sân bay. Các thủ tục kiểm tra ở sân bay rất nghiêm ngặt. Vì thế nhân viên sân bay cần tuân thủ đúng quy trình và kiểm tra đầy đủ hành lý và hành khách. Checklist sẽ giúp cho việc kiểm tra được đầy đủ và bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
- Khám chữa bệnh: Chúng ta đều biết công việc khám chữa bệnh đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ và chuyên môn cao. Bất cứ một bước nào trong quy trình xét nghiệm bị bỏ qua cũng có thể khiến cho bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác bệnh tình của bệnh nhân. Việc chữa bệnh cũng tương tự, checklist đảm bảo quá trình chữa bệnh diễn ra theo đúng pháp đồ điều trị và giúp dễ dàng theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân.
- Đào tạo: Quy trình đào tạo luôn được soạn thảo từ trước. Việc sử dụng checklist khi triển khai đào tạo sẽ giúp cho các kiến thức được truyền tải đầy đủ; đi đúng theo kịch bản giáo trình đã xây dựng cũng như giúp nhà đào tạo theo dõi được những tiến bộ của người học. Chỉ một sai sót nhỏ trong khâu đào tạo cũng có thể gây nên những hiểu lầm khó thay đổi về sau, khi mà kiến thức đã đi sâu vào tiềm thức.
- Code: Code được hiểu là những ngôn ngữ lập trình cơ bản để đưa vào máy tính, nhờ đó máy tính có thể thực hiện các lệnh mà coder mong muốn. Trong lĩnh vực code, checklist cũng được sử dụng phổ biến để lập danh sách các chức năng mà Tester cần kiểm tra theo quy trình, giúp cho người thực hiện nắm được bao quát chức năng của đoạn code.
- Bán lẻ: Bán lẻ cũng là một trong các lĩnh vực áp dụng checklist công việc. Bởi số lượng hàng hóa ngành bán lẻ là vô cùng lớn, nếu không có quy trình làm việc chuẩn thì dễ nhầm lẫn, thất thoát. Không chỉ vậy, ngành bán lẻ cũng đề cao sự chỉn chu trong thái độ phục vụ. Nhân viên phải tuân theo quy trình phục vụ mà công ty đề ra, từ khâu đón khách, tư vấn cho đến thanh toán và chăm sóc khách hàng.
Ưu nhược điểm của checklist là gì?
Để hiểu rõ hơn checklist là gì, bạn phải nắm rõ ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng chúng:
Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật khi sử dụng checklist:
- Công việc diễn ra trôi chảy hơn: Checklist với những đầu mục công việc rõ ràng sẽ giúp các chủ kinh doanh có thể thực hiện công việc dễ dàng và trôi chảy hơn. Quá nhiều công việc phải hoàn thành trong một thời gian giới hạn sẽ có thể dẫn đến việc bỏ sót công việc hay quá chuyên sâu vào một công việc nào đó. Nếu các chủ kinh doanh xây dựng được một checklist cụ thể thì công việc sẽ được bám sát và tăng hiệu quả thực hiện hơn rất nhiều.
- Mục tiêu được hoàn thành đúng thời hạn: Checklist bao gồm một bộ nhiệm vụ có liên quan để thực hiện một mục tiêu lớn hơn. Bởi vậy thực hiện công việc theo checklist sẽ giúp các chủ kinh doanh đảm bảo rằng bản thân đang đi đúng hướng, không bị sa đà vào những việc không cần thiết. Từ đó các chủ kinh doanh sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra đúng thời hạn hoặc sớm hơn.
- Dễ dàng kiểm soát công việc: Với vai trò là một nhà quản lý, ưu điểm khi sử dụng checklist là gì? Với checklist các nhà quản lý sẽ dễ dàng giám sát và kiểm tra được các công việc của nhân viên. Checklist giúp nhà quản lý theo sát được tiến độ thực hiện công việc một cách hệ thống hơn cũng như đánh giá được hiệu suất làm việc của các nhân viên một cách khách quan và minh bạch hơn .
- Phân bố nguồn lực hợp lý: Nhờ có checklist, các chủ kinh doanh sẽ phân loại được những việc nào có thể thực hiện nhanh chóng, những việc nào cần đầu tư nhiều để hoàn thành. Từ đó làm cơ sở cho các chủ kinh doanh xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, checklist vẫn còn một vài nhược điểm sau:
- Thiếu tính linh hoạt: Tuy rất rõ ràng và logic về mặt trình tự nhưng checklist lại tồn tại một nhược điểm liên quan đến tính linh hoạt. Việc quá phụ thuộc vào checklist sẽ có thể khiến các chủ kinh doanh thiếu đi tính ứng phó với những tình huống bất chợt; dễ trở nên thụ động và thiếu khả năng sáng tạo khi thực hiện công việc.
- Một mục tiêu có thể bị triển khai quá rườm rà: Dẫu biết rằng càng chi tiết càng tốt. Nhưng đôi khi việc quá chi tiết sẽ khiến cho mục tiêu có thể trở nên rối rắm để thực hiện. Hậu quả của việc xây dựng quá nhiều đầu công việc cho một mục tiêu trong checklist là gì? Một checklist với quá nhiều đầu công việc nhỏ lẻ sẽ làm cho các chủ kinh doanh thiếu đi tính bao quát và điều chỉnh. Bởi vậy các chủ kinh doanh cần lưu ý để xây dựng checklist một cách cẩn thận.
Các biểu mẫu checklist công việc văn phòng phổ biến
Về cơ bản, các biểu mẫu checklist công việc đều có cấu trúc chung như sau:
- 1 cột ghi tên nhiệm vụ;
- 1 cột ghi thứ tự ưu tiên của nhiệm vụ để xác định nhiệm vụ nào nên thực hiện trước;
- 1 cột thời gian hoàn thành nhiệm vụ;
- 1 cột % hoàn thành để xác định tiến độ;
- 1 cột đánh dấu.
Để giúp các chủ kinh doanh hiểu checklist là gì và dễ dàng nắm bắt cách sử dụng checklist công việc, bePOS sẽ tổng hợp một số bảng checklist công việc phổ biến nhất hiện nay.
Mẫu checklist task dự án
Mẫu checklist task dự án dùng để theo dõi tiến độ thực hiện các dự án một cách chi tiết. Điểm khác biệt của mẫu checklist này là người dùng không chỉ biết được các nhiệm vụ đã được hoàn thành tới đâu mà còn xác định được ngân sách sử dụng cho từng nhiệm vụ; thời gian thực tế và dự kiến để hoàn thành nhiệm vụ đó; những ghi chú trong quá trình thực hiện;…
Mẫu theo dõi tác vụ
Mẫu checklist theo dõi tác vụ dùng để theo dõi tiến độ thực hiện công việc theo nhiệm vụ. Điểm khác biệt của mẫu checklist này nằm ở cách hiển thị thứ tự ưu tiên của nhiệm vụ. Thứ tự tư tiên được biểu thị qua màu sắc của các vòng tròn. Màu vòng tròn đậm tương ứng với nhiệm vụ quan trọng và màu vòng tròn sẽ nhạt dần xuống đối với những công việc ít quan trọng hơn.
Mẫu checklist theo biểu đồ Gantt
Biểu đồ Gantt là biểu đồ dạng thanh ngang giúp người dùng theo dõi tiến độ thực hiện của các nhiệm vụ theo trục ngang. Điểm khác biệt của mẫu checklist biểu đồ Gantt là cách hiển thị tiến độ thực hiện nhiệm vụ theo kiểu thanh ngang và màu sắc của trạng thái. Trước khi sử dụng checklist biểu đồ Gantt, người dùng cần phân chia nhiệm vụ rõ ràng và xác định thời gian hoàn thành để các số liệu có thể hiển thị chính xác nhất trên Gantt.
Thông thường một mẫu checklist sẽ có nhiều dự án được thực hiện, mỗi dự án sẽ có những nhiệm vụ con để triển khai. Vậy lợi ích của việc sử dụng các biểu đồ trục ngang trong checklist là gi? Nhờ cách hiển thị theo trục ngang, mà checklist biểu đồ Gantt giúp người dùng dễ dàng nhận định được hiệu suất của các dự án khác nhau cũng như tiến độ thực hiện giữa các công đoạn của dự án.
Mẫu checklist theo dạng danh sách
Mẫu checklist theo dạng danh sách dùng để theo dõi tiến độ thực hiện các nhiệm vụ một cách đơn giản. Checklist dạng danh sách có kết cấu theo mẫu checklist cơ bản. Vậy điểm khác biệt của kiểu hiển thị dạng danh sách khi sử dụng checklist là gì? Với mẫu checklist theo dạng danh sách, sau khi mỗi một công việc được hoàn thành thì dòng công việc đó sẽ được gạch phần chữ đi để giúp người dùng dễ dàng nhận biết các nhiệm vụ đã được giải quyết và chưa được giải quyết.
Mẫu checklist công việc hàng ngày
Ngay từ cái tên chúng ta cũng biết được mẫu checklist công việc hàng ngày dùng để đánh giá tiến độ giải quyết các công việc trong ngày. Mẫu checklist này được thiết kế khá giống với mẫu checklist theo dạng danh sách.
Vậy điểm khác biệt giữa 2 mẫu checklist là gì? Điểm khác biệt duy nhất nằm ở cột thời gian. Mẫu checklist công việc hàng ngày sẽ cập nhật thời gian hoàn thành nhiệm vụ theo giờ còn checklist dạng danh sách và hầu như các mẫu checklist khác sẽ cập nhật thời gian theo ngày.
Mẫu checklist công việc Marketing
Checklist công việc Marketing bao gồm rất nhiều loại khác nhau, tùy theo công việc Marketing mà bạn đang triển khai là gì. Ví dụ, checklist chiến dịch Marketing bao gồm những hạng mục cần thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể. Ở khía cạnh nhỏ hơn, ta có checklist content cho bài đăng mạng xã hội, checklist bài viết SEO,… Việc sử dụng checklist giúp đảm bảo nhân viên không bỏ qua bất cứ công việc nào, giảm thiểu sự sai sót trong hoạt động quảng cáo tiếp thị.
Mẫu checklist công việc Excel cho Sales
Mẫu checklist công việc Excel cho Sales bao gồm các công việc mà nhân viên Sales cần làm để tiếp cận khách hàng và đạt mục tiêu doanh số. Ví dụ, khi lấy data khách hàng, bước đầu tiên là phải thu thập, sắp xếp thông tin khách hàng, từ đó dự đoán nhu cầu khách hàng. Khi tư vấn sản phẩm thì phải thuyết trình về các thông tin cơ bản của sản phẩm, định hướng khách hàng, báo giá, gửi hợp đồng,…
Mẫu checklist tuyển dụng nhân sự
Mẫu checklist tuyển dụng nhân sự giúp nhân viên HR không bỏ qua các bước, các thông tin quan trọng liên quan đến ứng viên. Checklist nêu rõ quy trình tuyển dụng từ bước đăng tin, nhận hồ sơ, phỏng vấn và tiếp nhận nhân sự mới. Mỗi giai đoan sẽ có các bước cụ thể cần làm. Ví dụ, khi tiếp nhận nhân sự mới thì phải viết email đỗ/không đỗ cho từng người, lập phiếu tiếp nhận nhân sự, lập bảng đánh giá nhân viên khi thử việc, soạn hợp đồng,…
Mẫu checklist chuẩn bị cho cuộc họp, tổ chức sự kiện
Bộ phận hành chính – nhân sự, thư ký giám đốc thường dùng đến checklist chuẩn bị cuộc họp, tổ chức sự kiện. Mẫu checklist này giúp bạn chuẩn bị đầy đủ tài liệu, trang thiết bị và những nội dung cần thiết. Điều này đảm bảo cuộc họp, sự kiện diễn ra trôi chảy, hiệu quả, thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty, nhất là khi có sự tham gia của đối tác kinh doanh.
Mẫu checklist công việc nhà hàng
Khi tìm hiểu checklist là gì, chắc chắn bạn đã biết F&B cũng là một trong các lĩnh vực thường xuyên áp dụng checklist. Các mẫu checklist công việc nhà hàng bao gồm nhiều loại, như checklist công việc bếp, checklist quầy bar, checklist thu ngân, checklist nhân viên phục vụ/tiếp thực, checklist quản lý ca,… Mục đích cuối cùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo VSATTP và nâng cao hình ảnh uy tín cho nhà hàng.
Các bước tạo checklist công việc chuyên nghiệp
“Các bước tạo checklist là gì?” là thắc mắc của nhiều người, nhất là những chủ kinh doanh nhỏ lẻ, ít kinh nghiệm. Dưới đây là các bước cần làm để tạo nên một checklist công việc chuyên nghiệp:
- Bước 1 – Xác định mục tiêu: Người lập checklist phải xác định mục tiêu checklist là gì, phạm vi áp dụng thế nào. Hiểu được mục tiêu thì mới có thể chọn nội dung phù hợp để thêm vào checklist. Ví dụ, cùng quản lý khu bếp, nhưng checklist công việc bếp hàng ngày sẽ khác với checklist ATVSTP hay checklist cho quản lý ca.
- Bước 2 – Liệt kê công việc: Bạn liệt kê tất cả nhiệm vụ cần thực hiện để đạt mục tiêu cuối cùng. Các công việc phức tạp phải được chia nhỏ thành nhiều ý để nhân viên dễ theo dõi và ban lãnh đạo dễ quản lý. Thực hiện tốt bước này, bạn sẽ tạo nên một quy trình làm việc chuẩn và không bỏ sót điều gì phía sau.
- Bước 3 – Sắp xếp theo trình tự: Các công việc phải được sắp xếp theo trình tự logic, phù hợp với đặc thù kinh doanh. Lưu ý, nên ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp lên trước. Một số doanh nghiệp sắp xếp theo thứ tự bình thường, nhưng ghi chú kèm mức độ quan trọng để nhân viên ưu tiên thực hiện trong trường hợp khẩn cấp, eo hẹp thời gian.
- Bước 4 – Thiết kế bố cục và định dạng: Checklist phải được trình bày theo bố cục rõ ràng, dễ hiểu. Bạn có thể dùng gạch đầu dòng, checkbox, in đậm tiêu đề theo từng nhóm nhiệm vụ cụ thể. Bố cục và định dạng checklist phải nhất quán để nhân viên dễ theo dõi và duy trì sự chuyên nghiệp.
- Bước 5 – Đính kèm tài liệu liên quan: Một số công việc đòi hỏi nhân viên phải xem tài liệu, sử dụng một số dụng cụ khác thì mới có thể hoàn thành. Ví dụ, nhân viên viết content về sản phẩm, thì nên có file đính kèm giới thiệu những thông tin quan trọng của sản phẩm.
- Bước 6 – Triển khai và cải tiến: Sau khi triển khai, bạn cần dành thời gian xem xét liệu checklist đã hiệu quả chưa, có thừa hay thiếu bước nào không. Cách tốt nhất là hỏi ý kiến nhân viên, vì họ chính là người làm việc theo checklist và hiểu rõ nhát về nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, hãy cập nhật checklist định kỳ để đảm bảo đáp ứng các thay đổi của thị trường.
>> Xem thêm: Quản lý chất lượng là gì? Nguyên tắc và quy trình thực hiện chi tiết
Tối ưu checklist công việc với beChecklist
Nếu hiểu rõ checklist là gì, bạn sẽ biết cách tận dụng công cụ này vào quản lý doanh nghiệp. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, checklist đã trở nên tối ưu hơn rất nhiều. Những ứng dụng checklist giúp các chủ kinh doanh dễ dàng theo dõi, tiếp nhận thông tin, lập kế hoạch công việc và xử lý tình huống kịp thời.
Hiện bePOS đang cung cấp ứng dụng beChecklist – ứng dụng giúp chuyển đổi số các checklist công việc, từ đó kiểm soát chất lượng hiệu quả. beChecklist có thể áp dụng được với nhiều lĩnh vực khác nhau như nhà hàng, quán cafe, phòng khám, spa, bất động sản,… Ứng dụng beChecklist của bePOS đem tới nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
- Dễ dàng chuyển đổi số các bảng checklist công việc, đưa thông tin qua app, lưu hình ảnh, theo dõi tiến độ, cập nhật trạng thái công việc.
- Quản lý checklist công việc theo khu vực địa lý, chi nhánh, mẫu đánh giá, loại lỗi,…
- Nhanh chóng báo cáo lỗi, báo cáo tình trạng khắc phục và thống kê.
- Dashboard thống kê kết quả đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc trực quan, chi tiết.
- Tùy biến cấu hình kết quả đánh giá theo nhu cầu.
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz?__hstc=244425114.32f1811d3892d222050b15fea6dd8b17.1722416686355.1722564250666.1722568930123.7&__hssc=244425114.3.1722568930123&__hsfp=652256142″ text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
Câu hỏi thường gặp
Checklist tiếng Việt nghĩa là gì?
Có nhiều cách gọi checklist trong tiếng Việt, như “danh mục công việc”, “danh sách công việc”, “danh sách kiểm tra”,… Điều này sẽ tùy thuộc xem mục đích sử dụng checklist là gì, áp dụng trong lĩnh vực nào.
Check sheet là gì?
Check sheet là Phiếu kiểm tra chất lượng dưới dạng bảng biểu, biểu mẫu, dùng để thu thập dữ liệu chất lượng theo cách thức nhất định. Nhân viên QA có thể chấm điểm theo check sheet, sau đó phân tích kết quả và đưa ra đánh giá về tình hình chất lượng.
Vừa rồi, bePOS đã cùng các chủ kinh doanh giải đáp xem checklist là gì và cung cấp những thông tin quan trọng khi sử dụng checklist. Tuy checklist là một công cụ hữu hiệu giúp hiệu suất công việc được nâng cao, nhưng checklist sẽ không thể phát huy hết công dụng nếu không được các chủ kinh doanh sử dụng đúng cách. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hãy tiếp tục ủng hộ bePOS trong thời gian tới!
Follow bePOS: