Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpNhững quy định về bán hàng không có hóa đơn đầu vào (mới nhất)

Những quy định về bán hàng không có hóa đơn đầu vào (mới nhất)

Tháng Năm 05, 2024
Avatar
Chu Hanh

Xuất bán hàng không có hóa đơn đầu vào có được không? Hóa đơn bán hàng có cần đóng dấu không, thời điểm lập hóa đơn là gì? Đây là những thắc mắc phổ biến của chủ kinh doanh, nhất là những người mới khởi nghiệp, không có nhiều kinh nghiệm quản lý tài chính doanh nghiệp. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến việc buôn bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, cùng theo dõi nhé!

Doanh nghiệp có được xuất hàng khi không có hóa đơn đầu vào không?

Câu trả lời là Không, doanh nghiệp không được xuất bán hàng không có hóa đơn đầu vào. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn xuất hóa đơn đầu ra cho khách khi chưa nhận được hóa đơn đầu vào của bên cung ứng. Tuy nhiên, đây là hành vi trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc về thời điểm lập hóa đơn.

Cụ thể, theo Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC, bên bán phải tuân thủ thời điểm lập hóa đơn khi chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, không phân biệt hóa đơn điện tử hay hóa đơn giấy, đã thu được tiền hay chưa. Tức là, khi chuyển giao quyền sở hữu, bên bán phải cấp hóa đơn đơn cho bên mua, nếu không là vi phạm pháp luật.

Có được bán hàng không có hóa đơn đầu vào không
Doanh nghiệp không được bán hàng không có hóa đơn đầu vào

Ngoài ra, việc xuất bán hàng không có hóa đơn đầu vào là hành vi vô cùng rủi ro. Nếu không trình được hóa đơn đầu vào, doanh nghiệp sẽ bị cơ quan quản lý thuế xử lý theo luật. Nếu cơ quan thuế chứng minh việc không có hóa đơn đầu vào nhằm mục đích trốn doanh thu, thì doanh nghiệp bị xử phạt vì hành vi trốn thuế.

Các trường hợp bán hàng không có hóa đơn đầu vào 

Thu mua hàng hóa nông, lâm, thủy sản từ cá nhân, không có hóa đơn đầu vào

Hàng hóa nông, lâm, thủy sản từ cá nhân là một trường hợp cho phép bán hàng không có hóa đơn đầu vào.  Đó là các sản phẩm trồng trọt (gồm cả sản phẩm rừng trồng), sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, các giống vật nuôi, giống cây, cành giống, củ giống, phôi, tinh dịch, vật liệu di truyền,… sử dụng ở các khâu nuôi trồng.

Hàng hóa này được mua từ các cá nhân, tức những cá nhân tự sản xuất, tự đánh bắt bán ra. Loại hàng hóa trên khi xuất bán ra thì không cần hóa đơn đầu vào, thay vào đó sẽ sử dụng bảng kê, cụ thể bao gồm:

  • Bảng kê thu mua hàng nông, lâm, thủy sản, dịch vụ không có hóa đơn.
  • Hợp đồng mua bán hàng nông, lâm, thủy sản.
  • Các chứng từ thanh toán, biên bản bàn giao hàng hóa,…
Bán hàng không có hóa đơn đầu vào với nông, lâm, thủy sản
Hàng nông, lâm, thủy sản được dùng bảng kê thay cho hóa đơn đầu vào

Ngoài hàng nông, lâm, thủy sản, có một số mặt hàng khác cũng cho phép bán hàng không có hóa đơn đầu vào, mà thay vào đó dùng bảng kê. Đó là mua hàng thủ công, mua đất cát đá sỏi cá nhân tự khai thác, mua phế liệu từ người thu nhặt, mua tài sản của cá nhân không trực tiếp bán ra, hoặc doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế GTGT.

Thu mua hàng hóa thông thường khác, không có hóa đơn đầu vào

Ngoài những trường hợp nêu trên, bán hàng hóa không có hóa đơn đầu vào là vi phạm pháp luật. Nếu vẫn cố tình xuất hàng, tùy theo mức độ nghiêm trọng, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.  Các loại hàng còn lại phải có hóa đơn đầu vào mới được xuất bán lẻ Bán hàng không có hóa đơn đầu vào thông thường khác

Mức phạt khi xuất hàng không có hóa đơn đầu vào 

Mức phạt vi phạm khi bán hàng không có hóa đơn đầu vào được quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Phạt cảnh cáo 

Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo với các trường hợp như sau:

  • Không đúng thời điểm lập hóa đơn, nhưng không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế và có các tình tiết giảm nhẹ.
  • Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn, nhưng khác quyển, ví dụ là dùng quyển thứ tự lớn trước mà chưa dùng quyển thứ tự nhỏ. Nhưng khi phát hiện ra, tổ chức, cá nhân đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn.
  • Lập sai hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua, hoặc sau khi đã kê khai thuế thì bên bán và bên mua phát hiện lập sai. Nhưng sau đó đã lập lại hóa đơn theo đúng quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, đồng thời không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế.
Phạt cảnh cáo với hàng hóa không có hóa đơn đầu vào
Phạt cảnh cáo áp dụng khi có tình tiết giảm nhẹ, đã cố khắc phục

Phạt tiền

Mức phạt tiền khi bán hàng không có hóa đơn đầu vào sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm, cụ thể:

  • Phạt 500 ngàn – 1,5 triệu đồng: Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định; không lập hóa đơn với hàng hóa quảng cáo, khuyến mại, hàng mẫu; hàng hóa cho, biếu, tặng hoặc trả thay lương người lao động trừ khi để luân chuyển nội bộ.
  • Phạt 3 – 5 triệu đồng: Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không làm ảnh hưởng nghĩa vụ thuế và không thuộc trường hợp phạt cảnh cáo.
  • Phạt 4 – 8 triệu đồng: Lập hóa đơn không theo thứ tự trừ trường hợp thuộc diện phạt cảnh cáo đã nêu trên; lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn từ cơ quan thuế; lập hóa đơn sai loại trừ trường hợp thuộc diện phạt cảnh cáo;…
  • Phạt 10 – 20 triệu đồng: Không lập lại hóa đơn khi bán hàng cho bên mua, trừ trường hợp hàng hóa quảng cáo, khuyến mại, hàng mẫu hoặc tặng cho người lao động thay lương.
Phạt tiền bán hàng không có hóa đơn đầu vào
Mức phạt tiền tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm

Những quy định về hóa đơn đầu vào

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn mua hàng, tức những chứng từ thể hiện nghiệp vụ mua hàng, mua dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, duy trì hoạt động của tổ chức. Hóa đơn này có ý nghĩa quan trọng trong kế toán và quản lý thuế doanh nghiệp.

Vậy hóa đơn cần có những nội dung nào, hóa đơn bán hàng có cần đóng dấu không? Đây là những vấn đề bạn nên biết khi tìm hiểu về việc bán hàng không có hóa đơn đầu vào. Một số nội dung cần có trong loại hóa đơn này là:

  • Tên, ký hiệu, ký hiệu mẫu số, số hóa đơn đầu vào.
  • Các thông tin của bên bán và bên mua, như họ tên, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có).
  • Thời gian phát hành hóa đơn, bao gồm ngày, tháng, năm.
  • Hình thức thanh toán, tiền mặt hay chuyển khoản.
  • Các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, như tên, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, thuế,…
  • Chữ ký bên mua và bên bán, nếu không phải chữ ký giám đốc thì phải có giấy ủy quyền có đóng dấu.
  • Đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ đóng dấu vào hóa đơn.
  • Nếu là hóa đơn điện tử thì phải có mã của cơ quan thuế.

Dựa vào nội dung trên, để trả lời cho câu hỏi hóa đơn bán hàng có cần đóng dấu không, thì câu trả lời là Có. Tuy nhiên, với hóa đơn điện tử, hiện nay không có quy định nào yêu cầu phải đóng dấu (kể cả với hóa đơn điện tử in ra giấy), mà thay vào đó là sử dụng chữ ký bên bán và bên mua.

Hóa đơn bán hàng có cần đóng dấu không
Hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu mà dùng chữ ký số

Ngoài ra, luật cũng quy định về việc lưu trữ hóa đơn đầu vào. Hóa đơn đầu vào phải được bảo quản và lưu trữ an toàn, toàn vẹn và đầy đủ, không bị thay đổi trong toàn bộ thời gian lưu trữ. Nếu là hóa đơn điện tử đầu vào thì phải được lưu trữ trên phương tiện điện tử của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ phương án lưu trữ, vì làm mất, hỏng hóa đơn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất hàng không có hóa đơn đầu vào.

>> Xem thêm: Hóa đơn đầu vào là gì và tất cả bạn cần biết về hóa đơn đầu vào

Thời điểm lập hóa đơn theo quy định pháp luật

Như đã nói, bán hàng không có hóa đơn đầu vào là trái luật vì vi phạm thời điểm lập hóa đơn, đồng thời làm ảnh hưởng đến các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Vậy thời điểm lập hóa đơn có nghĩa là gì? Nội dung này được quy định trong Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

  • Hóa đơn hàng hóa: Thời điểm lập là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa của bên bán cho bên mua, không phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.
  • Hóa đơn cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trường hợp bên cung cấp dịch vụ cần thu tiền trước, thì ngày lập hóa đơn chính là ngày thu tiền.
  • Hóa đơn giao nhiều lần, bàn giao từng công đoạn: Lập hóa đơn tương ứng với từng lần giao hàng, bàn giao công đoạn dịch vụ.
Thời điểm lập hóa đơn bán hàng theo luật
Thời điểm lập hóa đơn bán hàng là khi chuyển giao quyền sở hữu

2 cách hợp thức hóa việc xuất bán hàng không có hóa đơn đầu vào

Áp dụng vay, mượn hàng, khi nào có sẽ trả lại

Để hợp thức hóa việc bán hàng không có hóa đơn đầu vào, kế toán thực hiện vay, mượn hàng hóa để xuất, khi nào có hàng sẽ trả lại. Phương án này được căn cứ theo Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, cụ thể:

  • Hàng hóa vay mượn: Nếu là xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn hoặc hoàn trả, thì không cần lập hóa đơn, nộp thuế GTGT mà chỉ cần hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch.
  • Hàng hóa luân chuyển nội bộ: Ngoài ra các hàng hóa luân chuyển nội bộ, ví dụ như xuất vật tư, bán thành phẩm với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
  • Xây dựng tài sản cố định: Hàng hóa tự sản xuất để xây dựng tài sản cố định thì không phải lập hóa đơn. Thuế GTGT đầu vào hình thành nên tài sản cố định sẽ được tự động kê khai và khấu trừ theo quy định.

Như vậy, hàng hóa thuộc các trường hợp trên thì không cần hóa đơn đầu vào, chỉ cần chứng từ ghi rõ việc vay mượn, luân chuyển là được.

Cách hợp thức hóa hàng hóa không có hóa đơn đầu vào
Hàng vay, mượn, hoàn trả thì doanh nghiệp không cần lập hóa đơn

Áp dụng mua hóa đơn lẻ theo số lượng và nhập kho tính giá thành bình thường

Cách thứ hai để hợp thức hóa bán hàng không có hóa đơn đầu vào là thực hiện mua hóa đơn lẻ và nhập kho tính giá thành bình thường. Tuy nhiên, khi áp dụng theo cách này, kế toán phải cẩn trọng khi cân đối thuế TNDN, đảm bảo số tiền trên hóa đơn lẻ phải bằng các chi phí văn phòng, điện nước, lương quản lý,…

Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi xuất bán hàng không có hóa đơn đầu vào có được không và các quy định pháp luật liên quan. Tóm lại, buôn bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ là trái luật, sẽ bị xử phạt vi phạm tài chính hoặc nặng hơn là phạm tội danh trốn thuế. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất và hãy ủng hộ website bePOS để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích!

FAQ

Tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào ở đâu?

Bạn có thể tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào trên:

  • Website hệ thống hóa hóa đơn điện tử của Cục Thuế, http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/main.html, nếu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 32.
  • Trang tra cứu hóa đơn điện tử dành cho hóa đơn đăng ký theo Thông tư 78, và Nghị định 123 https://hoadondientu.gdt.gov.vn/

Trường hợp nào không cần lập hóa đơn bán hàng?

Các trường hợp bán hàng không có hóa đơn đầu vào mà không vi phạm luật là:

  • Hàng nông, lâm, thủy sản mua từ cá nhân.
  • Hàng thủ công mua từ cá nhân.
  • Hàng cát đá sỏi mua từ cá nhân tự khai thác.
  • Hàng phế liệu từ người nhặt phế liệu.
  • Tài sản của cá nhân không trực tiếp bán ra.
  • Hàng hóa của cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế GTGT.