Trang chủBlogs Sổ tay ChecklistMẫu checklist kiểm tra Vệ sinh – An toàn VSTP nhà hàng chuẩn

Mẫu checklist kiểm tra Vệ sinh – An toàn VSTP nhà hàng chuẩn

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2024
Chu Hanh
631 Đã xem

An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố sống còn khi kinh doanh F&B, là trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng. Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng là công cụ giúp bạn thực hiện nhiệm vụ trên. bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu A-Z về nội dung này, theo dõi ngay nhé! 

Mẫu checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng

Thực trạng vấn đề Vệ sinh – ATVSTP trong nhà hàng

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ F&B là vấn đề đang được nhà nước và người dân Việt Nam hết sức quan tâm. Tình trạng ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây xuất hiện ngày càng nhiều. Không ít nhà hàng gặp tai tiếng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, như sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chế biến không đúng quy cách,…

Thực trạng này khiến cơ quan nhà nước thắt chặt việc kiểm soát vệ sinh tại các nhà hàng, quán ăn hơn. Sở Y Tế, Sở Công Thương và Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố liên tục triển khai những đợt thanh tra, kiểm tra để kịp thời ngăn chặn sai phạm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Những nhà hàng “lách luật”, không tuân thủ quy định nhà nước đều bị phạt, thậm chí bị bắt đóng cửa ngay lập tức. 

Chủ nhà hàng phải nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì vệ sinh an tại cơ sở kinh doanh. Để mở nhà hàng, người chủ cần xin Giấy chứng nhận VSATTP. Trong suốt quá trình vận hành, nhà hàng phải có quy trình vệ sinh chuẩn và được giám sát chặt chẽ, xử lý ngay khi phát hiện lỗi của nhân viên để không gây hậu quả lớn. 

Thực trạng an toàn vệ sinh tại nhà hàng
Thực trạng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà hàng

Mẫu checklist kiểm tra Vệ sinh – An toàn VSTP nhà hàng

Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng đang được áp dụng rất phổ biến. Checklist liệt kê các công việc cần kiểm tra, nêu rõ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng, cách chấm điểm và người thực hiện để truy cứu trách nhiệm. Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng được chia thành nhiều hạng mục như:

Nhận và bảo quản hàng hóa tại nhà hàng

Nhân viên QA có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số nguyên liệu đầu vào nhà hàng xem có đạt tiêu chuẩn không. Những tiêu chuẩn này bao gồm:

  • Cảm quan sản phẩm bên ngoài
  • Quy cách nhập hàng của nhân viên
  • Bao bì/nhãn mác, chứng từ liên quan,…

Ví dụ, hàng hóa nhập sai quy cách, thì bị đánh giá không đạt. 

Tổ chức bảo quản hàng hóa

Nhân viên QA kiểm tra toàn bộ hoạt động của khu vực bảo quản hàng hóa, bao gồm ngăn tủ, kho, bao gói, tem nhãn,… Ví dụ, kho bảo quản có sạch sẽ không, ngăn lạnh có cài đặt đúng nhiệt độ không, vị trí nguyên liệu có để đúng tiêu chuẩn không,… Thực phẩm bảo quản trong kho mà bị ôi thiu thì bị coi là một lỗi lớn, nếu đã mang ra phục vụ khách hàng thì đem lại rất nhiều rủi ro. 

Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng
Mẫu checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng – Bảo quản hàng hóa

Kiểm tra nhân viên trong nhà hàng

Nhân viên trong nhà hàng phải tuân thủ theo các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ:

  • Nhân viên phải rửa tay đúng quy cách
  • Khi chế biến phải đeo bao tay, đội mũ,… 
  • Cắt móng tay ngắn và không sử dụng sơn móng tay
  • Găng tay dùng một lần phải được thay sau mỗi lần tiếp xúc với thực phẩm sống

Hệ thống vệ sinh trong nhà hàng

Nhà hàng phải có hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có bảng hướng dẫn để nhân viên làm theo. Chẳng hạn, hóa chất vệ sinh được lưu trữ đúng nơi, được pha theo hướng dẫn,… 

Checklist hệ thống vệ sinh nhà hàng
Mẫu checklist hệ thống vệ sinh trong nhà hàng

Vệ sinh các khu vực nhà hàng

Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng bao quát tất cả khu vực, từ sảnh đón khách, nhà ăn, bếp và nhà vệ sinh. Bãi đỗ xe, lối vào nhà hàng phải sạch sẽ, thoáng mát. Trần, tường, sàn nhà hàng không được két bẩn, nếu khu vực sàn thường xuyên ướt thì cần có bảng “Caution”. Bàn ghế, dụng cụ phục vụ khách hàng phải trang bị đầy đủ, dọn sạch bàn của khách cũ rồi mới đón khách mới.

Bếp là khu vực quan trọng trong checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng. Vệ sinh bếp có thể được chia thành các hạng mục Bếp sơ chế – Bếp chế biến – Khu vệ sinh. Tất cả các dụng cụ, trang thiết bị ở các khu vực này phải được rửa sạch sau khi dùng xong và cất tại nơi đúng quy định. Trần, tường, sàn, bẫy mỡ, cống rãnh cũng phải đảm bảo sạch sẽ, không két bẩn, không mùi hôi. 

Mẫu checklist vệ sinh nhà hàng
Mẫu checklist vệ sinh các khu vực tại nhà hàng

Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày tại nhà hàng

Biểu mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày tại nhà hàng giúp quản lý và theo dõi quy trình vệ sinh từng khu vực một cách có hệ thống và đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối:

Khu vực Nội dung công việc
Khu bếp nhà hàng Vệ sinh bề mặt chế biến thực phẩm.

Khử trùng các dụng cụ bếp (dao, thớt, nồi, chảo).

Rửa sạch và khử trùng bồn rửa.

Lau chùi tủ lạnh, tủ đông và kiểm tra nhiệt độ bảo quản.

Vệ sinh sàn bếp và thoát nước, đảm bảo không có dầu mỡ bám dính.

Dọn sạch thùng rác, đảm bảo đóng kín và vệ sinh xung quanh.

Trước nhà hàng Quét dọn sạch sẽ lối vào, đảm bảo không có rác hoặc vật cản.

Lau sạch cửa kính và tay nắm cửa.

Vệ sinh bảng hiệu nhà hàng, đèn ngoài trời.

Dọn sạch các khu vực đỗ xe, đảm bảo không có rác thải hay đồ vật cản trở lối đi.

Trong khu ăn uống Lau sạch bàn ghế, sắp xếp gọn gàng.

Vệ sinh và khử trùng thực đơn, dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, đũa, dĩa).

Quét dọn và lau chùi sàn nhà.

Lau sạch kính và rèm cửa sổ.

Kiểm tra và vệ sinh quạt, điều hòa không khí, đèn.

Dọn sạch và khử trùng nhà vệ sinh, thay giấy và nước rửa tay đầy đủ.

biểu mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày nhà hàng
Tham khảo biểu mẫu kiểm tra vệ sinh hàng ngày nhà hàng

Vấn đề các nhà hàng gặp phải khi kiểm tra Vệ sinh – ATVSTP

Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề ATVSTP, nhưng không phải nhà hàng nào cũng biết cách triển khai chuẩn xác nhất. Có hai nguyên nhân chính gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra vệ sinh nhà hàng. 

Đầu tiên, nhân sự làm việc trong nhà hàng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các quy định về ATVSTP chỉ được hiểu một cách chung chung, không có tiêu chuẩn rõ ràng, gây khó khăn khi áp dụng. Nhân viên không được đào tạo cụ thể về kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, cách bảo quản và chế biến vệ sinh.

Khó khăn thứ hai là khó khăn về yếu tố quy trình và công cụ. Mặc dù có ý thức bảo đảm ATVSTP, nhưng nhiều chủ nhà hàng vẫn loay hoay không biết cách triển khai sao cho hiệu quả. Mọi hoạt động đều làm bằng phương pháp giấy tờ truyền thống, rất tốn thời gian và không tạo sự linh hoạt để phản ứng với tình huống khẩn. 

Khó khăn nhân sự tại nhà hàng
Khó khăn về nhân sự khi triển khai an toàn vệ sinh nhà hàng

Cách sử dụng checklist kiểm tra Vệ sinh – An toàn VSTP nhà hàng hiệu quả

Nắm rõ quy trình QA trong nhà hàng

Để sử dụng checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng hiệu quả, bạn cần nắm chắc quy trình QA chuẩn. Một quy trình QA chuẩn thường bao gồm những bước cơ bản như sau:

  • Lên kế hoạch QA: Bộ phận QA xây dựng mẫu QA checklist trong nhà hàng, thiết lập mục tiêu và quy trình để bảo đảm vệ sinh nhà hàng. 
  • Thực hiện: Bộ phận QA phát triển và thử nghiệm quy trình làm việc, điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Kiểm tra – Giám sát: Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng được triển khai trong thực tế. Bộ phận QA sẽ theo dõi sát sao để đảm bảo nhân viên tuân thủ theo. 
  • Hành động: Bộ phận QA phát hiện nhanh lỗi để đưa ra cách giải quyết, đồng thời cải tiến quy trình làm việc theo nhu cầu thực tế.
Nắm rõ quy trình QA nhà hàng
Cần nắm rõ quy trình QA để triển khai checklist nhà hàng hiệu quả

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng với beChecklist

Checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu có sự hỗ trợ của công nghệ 4.0. Lý do bởi, việc triển khai checklist theo cách thủ công thường tốn nhiều thời gian, độ chính xác không cao. 

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo ngay beChecklist. beChecklist là app số hóa checklist và hoạt động QA nhà hàng do Công ty bePOS phát triển. Nhờ beChecklist, chủ nhà hàng có thể triển khai QA một cách tối ưu hơn:

  • Tạo checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng và nhiều checklist khác, có thể quản lý nhiều checklist cùng lúc, tùy chỉnh checklist theo nhu cầu.
  • Nhân viên QA chấm điểm, đăng tải hình ảnh, ghi chú ngay trên app beChecklist, không cần chấm điểm trên giấy rồi sau đó tổng hợp lại trên Excel như trước.
  • Ban lãnh đạo cập nhật ngay kết quả chấm điểm theo thời gian thực, không cần đợi nhân viên QA gửi báo cáo qua email.
  • Tình trạng lỗi được theo dõi sát sao cho đến khai được giải quyết triệt để.
  • Giao diện app beChecklist thân thiện người dùng, phù hợp với cả nhà hàng quy mô đơn giản.

Để tải mẫu checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng chuẩn nhất, cũng như được tư vấn kỹ hơn về app beChecklist, bạn hãy liên hệ với bePOS qua hotline 0247 771 6889, nhắn tin tại Fanpage, Zalo bePOS hoặc điền vào form dưới!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

App số hóa QA nhà hàng beChecklist
beChecklist – App số hóa hoạt động QA trong nhà hàng, quán ăn

Câu hỏi thường gặp

Checklist công việc nhà hàng là gì?

Checklist công việc nhà hàng là một danh sách các nhiệm vụ cần được hoàn thành hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng, đảm bảo rằng các hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ, an toàn và hiệu quả. Checklist này thường được chia nhỏ theo từng khu vực (khu bếp, khu ăn uống, khu lễ tân, nhà vệ sinh, kho, v.v.) và bao gồm các công việc liên quan đến vệ sinh, phục vụ khách hàng, kiểm tra hàng tồn kho, an toàn thực phẩm, và bảo trì thiết bị.

Tạo checklist công việc cho nhà hàng ở đâu?

Theo cách truyền thống, nhà hàng tạo checklist công việc trên Word/Excel hoặc Google Docs/Sheet, sau đó in ra để nhân viên chấm điểm. Ngoài công cụ trên, hiện nay bạn có thể tham khảo cách tạo checklist và chấm điểm ngay trên app beChecklist mà không cần dùng đến giấy tờ.

Trên đây, bePOS đã giới thiệu những thông tin quan trọng nhất liên quan đến checklist vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để cải thiện và kiểm soát vệ sinh tại cơ sở kinh doanh của mình. Hãy tiếp tục theo dõi website bePOS trong thời gian tới nhé! 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/checklist-ve-sinh-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]