Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpKiến thức chứng khoán phái sinh dành cho người mới bắt đầu

Kiến thức chứng khoán phái sinh dành cho người mới bắt đầu

Cập nhật lần cuối: Tháng hai 02, 2024
Phương Thảo
451 Đã xem

Ở Việt Nam, chứng khoán phái sinh là một kênh đầu tư mới và đầy tiềm năng. Song, để có thể chinh phục, bạn cần trang bị những kiến thức căn bản nhất về nó. Bài viết dưới đây của bePOS sẽ giúp bạn điều đó.

Chứng khoán phái sinh là gì?

Định nghĩa?

Chứng khoán phái sinh là gì?

Trong các tài liệu chuyên ngành, chứng khoán phái sinh (Derivative) được định nghĩa là một công cụ tài chính (tức hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của một bên và nợ tài chính phải trả hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của bên khác). Nó được định giá dựa trên giá trị của một hay một số tài sản cơ sở (gồm tài sản tài chính hoặc tài sản phi tài chính).

Dưới góc độ là nhà đầu tư mới, khái niệm trên có phần khó hiểu. Vì vậy, bePOS xin chia sẻ góc nhìn gần gũi hơn. Chúng ta đều biết, giá trị của mỗi tài sản đều thay đổi trong tương lai. Thay vì việc bỏ tiền ra để sở hữu và kỳ vọng sự gia tăng giá trị như chứng khoán cơ sở, ngay tại thời điểm hiện tại, ta có thể dự đoán về nó. Cụ thể, ta sẽ dự đoán sự tăng/ giảm giá trị của tài sản cơ sở so với mức giá nào đó trong tương lai mà các bên thỏa thuận. Nếu bạn đúng, bên dự đoán theo chiều ngược lại sẽ trả mức chênh lệch trong thời hạn cam kết. Nếu bạn sai, bạn sẽ là người thua tiền.

Như vậy, trong khi chứng khoán cơ sở chỉ có thể làm giàu cho nhà đầu tư nếu giá trị tài sản cơ sở tăng thì chứng khoán phái sinh cho phép hiện thực hóa điều đó cả khi tài sản cơ sở tăng hay giảm giá trị. Đây cũng là lý do tại sao loại hình chứng khoán này còn được coi là một biện pháp phòng ngừa/ hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Song, nó cũng đòi hỏi các nhà đầu tư phải liên tục theo dõi biến động các chỉ số trong ngày chứ không đơn thuần sử dụng phương pháp kỹ thuật và “ngồi chờ”.

Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là gì?

Về hình thức, chứng khoán phái sinh được thể hiện dưới nhiều dạng hợp đồng khác nhau. Trong đó, nội dung hợp đồng quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia đối với việc thanh khoản một khoản tiền, một tài sản nào đó. Điểm đặc biệt ở chỗ, giá trị thanh khoản là một mức giá trong tương lai do các bên thỏa thuận.

Cũng theo hình thức thể hiện, người ta chia lĩnh vực đầu tư này thành 4 nhóm:

  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng tương lai
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng hoán đổi

Ví dụ về chứng khoán phái sinh

 Để hiểu rõ hơn chứng khoán phái sinh là gì, chúng ta cùng đến với một số ví dụ cụ thể dưới đây:

Ví dụ 1: Anh nông dân A có một vựa lúa chuẩn bị thu hoạch. Với kinh nghiệm của mình, anh dự đoán giá gạo vào 3 tháng sau sẽ đạt 15.000 vnđ/ 1kg. Do đó, anh tìm kiếm 1 thương lái và thỏa thuận sẽ bán 1 tấn gạo cho họ với mức giá trên. 3 tháng sau, cả 2 tiến hành giao dịch. Nếu mức giá gạo trên thị trường cao hơn 15.000 vnđ/ 1kg, anh A đã lỗ một khoản tiền. Ngược lại, anh A có lãi trên khoản chênh lệch giá thỏa thuận với giá thị trường.

Ví dụ 2: Công ty X có trái phiếu trả định kỳ lãi suất cho ngân hàng A theo phương thức lãi suất thả nổi. Ngày 01/04/2016, Công ty này ký kết hợp đồng hoán đổi lãi suất trái phiếu với ngân hàng B. Theo đó, ngân hàng B chấp nhận trả lãi suất trái phiếu thay cho công ty X. Đồng thời, công ty X cam kết trả lãi suất cố định 5% cho ngân hàng này. Giả định giá trị tài sản là 100 triệu USD.

Khi đó, lãi/ lỗ của công ty X được tính như sau:

 

Ngày Lãi suất thả nổi định kỳ của trái phiếu  Tiền lãi suất cố định công ty X trả cho ngân hàng B Tiền lãi suất thả nổi ngân hàng B trả thay cho công ty X Lãi/Lỗ của công ty X
01/04/2016 4,0%
01/04/2017 5,2% 5% x 100= 5 triệu USD  4,0% x 100= 4,0 triệu USD – 1,0 triệu USD
01/04/2018 4,8% 5% x 100= 5 triệu USD 5,2% x 100= 5,2 triệu USD + 0,2 triệu USD

 

Thị trường chứng khoán phái sinh hiện nay như thế nào?

Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?

Bạn đã biết thị trường chứng khoán phái sinh là gì?

Thị trường chứng khoán phái sinh là môi trường (không gian, thời gian) để các bên thực hiện quy trình liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể, ở đó xác định chi tiết thời gian, địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán các giao dịch chứng khoán phái sinh.

Ta có  thể chia thị trường chứng khoán phái sinh thành thị trường tập trung và phi tập trung, được xác định bởi phương thức giao dịch. Trong đó, hợp đồng tương lai thuộc thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi thuộc thị trường phi tập trung. Hợp đồng quyền chọn có thể thuộc 1 trong 2.

Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và Việt Nam

Là một lĩnh vực đầu tư rất được quan tâm, vì thế mà thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng và chứng khoán nói chung luôn sôi động. Hãy cùng điểm qua đôi nét về thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam cũng như trên thế giới.

a. Thị trường chứng khoán phái sinh quốc tế hiện nay

Thực tế cho thấy, các hình thức kinh doanh mở rộng cả về chiều sâu lẫn diện rộng khiến nhiều công cụ phái sinh mới ra đời. Đồng thời, nhu cầu về chứng khoán phái sinh cũng không ngừng tăng lên. Vì thế, mặc cho thị trường có nhiều nút thăng trầm nhưng nhìn tổng quan, các số liệu thống kê đều cho thấy hoạt động đầu tư này ngày một lớn mạnh. Đặc biệt là các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Anh, Nhật Bản.

Loại rủi ro/công cụ Giá trị danh nghĩa (tỷ USD)
12/2011 12/2012 12/2013 06/2014
Tổng các hợp đồng 647.811 632.582 710.182 691.491
Hợp đồng ngoại hối 63.381 67.358 70.553 74.782
Hợp đồng lãi suất 504.117 489.706 584.364 563.290
Hợp đồng với công cụ liên quan CK vốn 5.982 6.251 6.560 6.941
Hợp đồng hàng hóa 3.091 2.587 2.206 2.206
Hợp đồng rủi ro tín dụng 28.626 25.068 21.020 19.462
Chưa phân loại 42.612 41.611 25.480 24.810

Từ BIS – Ngân hàng thanh toán quốc tế

b. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay

Ngày, 10/8/2017, thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Sau 4 năm ngắn ngủi, chúng ta đã có những dấu ấn vô cùng tuyệt vời. 4 tháng cuối năm 2017, tổng khối lượng giao dịch đạt 1.106.353, nhưng đến năm 2018, con số đã lên đến 19.697.764 (tăng 869%).

thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-Viet-Nam
Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Tưởng chừng ảnh hưởng của đại dịch sẽ tác động xấu tới thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam song thực tế lại chứng minh điều ngược lại. Tổng khối lượng giao dịch đầu năm 2020 đạt 39.914.223 và chạm ngưỡng 30.208.192 chỉ trong 8 tháng đầu năm 2021.

Về sản phẩm, chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện ghi nhận 2 dòng là Hợp đồng tương lai dựa trên Trái phiếu Chính phủ (Hợp đồng tương lai TPCP có kỳ hạn 5 năm và Hợp đồng tương lai TPCP có kỳ hạn 10 năm) và Hợp đồng tương lai dựa trên Chỉ số cổ phiếu (Hợp đồng tương lai VN30 – HĐTL VN30). Trong đó, sản phẩm Hợp đồng tương lai VN30 có phần ổn định và hứa hẹn hơn với hàng loạt những kỷ lục về số hợp đồng mới.

Về cơ cấu, hiện nay chúng ta đã ghi nhận 23 doanh nghiệp là thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều sàn giao dịch khẳng định được sự uy tín như HOSE, HNX, SSI. Rõ ràng, những con số sẽ không dừng lại mà còn tiếp tục tăng trong tương lai gần.

Dẫu chứng minh được sức bật và tiềm năng to lớn, thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam cũng cho thấy một số tồn tại nhất định. Ví dụ như sản phẩm chứng khoán phái sinh chưa thực sự đa dạng hay số lượng nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Ở một khía cạnh nào đó, đây là vướng mắc chung đối với các thị trường non trẻ, nhất là thị trường chứng khoán  phái sinh ở Việt Nam. Chúng ta có quyền hy vọng về những chuyển biến mới đầy mãnh liệt. 

Chúng ta có nên chơi chứng khoán phái sinh hay không?

Rõ ràng, việc kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, có nên chơi chứng khoán phái sinh hay không lại là câu chuyện khác. Bởi lẽ, đây vẫn là một kênh đầu tư khá mới tại Việt Nam cũng như tính may – rủi trong việc dự đoán giá trị tài sản cơ sở tương lai.

Nếu bạn đang có một khoản tiền nhàn rỗi và nắm bắt được những kiến thức cơ bản về lĩnh vực này, câu trả lời là có. Việc tham gia không chỉ mang đến cơ hội làm giàu cho riêng bạn mà còn có ý nghĩa kinh tế to lớn.

co-nen-choi-chung-khoan-phai-sinh-hay-khong
Có nên chơi chứng khoán phái sinh không

Ngược lại, câu chuyện có nên chơi chứng khoán phái sinh hay không nên đổi thành thời điểm bạn tham gia nó là khi nào. Bạn nên dành thời gian tích lũy vốn cũng như nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư đi trước. Đó là bước đệm vô cùng quan trọng cho những thành công sau này.

>> Xem thêm: TOP 5 APP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH UY TÍN NHẤT 2021

Kinh nghiệm chơi chứng khoán phái sinh cho các nhà đầu tư

Là một cuộc chơi hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách, chứng khoán phái sinh thu hút rất nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trẻ. Để giúp mọi người có những “vũ khí chiến đấu” tốt hơn, bePOS xin chia sẻ một số kinh nghiệm chơi chứng khoán phái sinh sau:

Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh hiện nay

Tính Lãi Lỗ Chứng Khoán Phái Sinh
Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh

Để bạn kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh thì cách tính lãi lỗ là vô cùng quan trọng. Hiện nay, cách tính này dựa trên quy tắc và công thức cụ thể:

  • Quy tắc: 

Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh được căn cứ trên cơ sở sự chênh lệch giá thanh toán cuối ngày (DSP) so với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi loại vị thế (VWAP), tính riêng theo mã của hợp đồng. Sau đó, nó được bù trừ ròng để xác định ra nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư đối với các bên.

  • Công thức: 

Theo quy tắc trên, ta có công thức tính giá trị lỗ/lãi vị thế cuối ngày như sau: VM cuối ngày = (DSPt – VWAP)*Số hợp đồng*Hệ số nhân

Với vị thế Long: VWAP = Giá bình quân gia quyền mua.

Với vị thế Short: VWAP = Giá bình quân gia quyền bán.

Số hợp đồng: dấu (+) nếu vị thế Long, dấu (-) nếu vị thế Short.

Trường hợp không phái sinh giao dịch vị thế trong ngày VWAP = DSPt-1

Để dễ hiểu hơn về cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh, ta cùng đến với một số ví dụ.

Ví dụ 1

Trong phiên: Nhà đầu tư mở 3 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 880. Sau đó mở tiếp 1 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 890.

Khi đó, giá bình quân quyền mua = (3*880+1*890)/4 = 882,5

Cuối ngày: Giả sử Nhà đầu tư không thay đổi vị thế mua đến hết phiên và giá DSP = 885.

VM = (885-882,5)*4*100.000 = 1.000.000

Vậy, tài khoản lãi 1.000.000 VNĐ.

Ví dụ 2

Trong phiên: Nhà đầu tư mở 2 vị thế mua HĐTL VN30F1902, giá 880. Sau đó mở tiếp 2 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 890. 

Khi đó, giá bình quân gia quyền mua = (2*880+2*890)/4 = 885

Tiếp theo: Nhà đầu tư mở 2 vị thế bán HĐTL VN30F1902, giá 875 thì giá bình quân bán là 875.

Cuối ngày: Giả sử Nhà đầu tư giữ trạng thái thanh khoản đến hết phiên giao, giá DPS = 890.

Khi đó, VM = (890-885)*4*100.000+(890-875)*(-2)*100.000 = 2.000.000-3.000.000 = -1.000.000

Vậy, tài khoản lỗ 1.000.000 VNĐ.

Một số lưu ý khi chơi chứng khoán phái sinh bạn nên biết

Bên cạnh cách tính lãi lỗ, để có thể kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Nắm bắt kiến thức về chứng khoán nói chung và chứng khoán phái sinh nói riêng.
  • Luôn cập nhật thông tin về các nhà đầu tư, chính sách nhà nước và thị trường tài chính.
  • Với những giao dịch đầu tiên, bạn nên “nhỏ giọt” vốn để làm quen với thị trường.
  • Lựa chọn những sàn giao dịch có uy tín trên thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam như SSI, HOSE, HNX.

Chứng khoán phái sinh thực sự là một lĩnh vực đầu tư đầy tiềm năng, nhất là với thị trường Việt Nam. Vì thế, đây là lựa chọn đáng để bạn thử sức. Hy vọng rằng, qua những chia sẻ và các ví dụ về chứng khoán phái sinh của bePOS, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn trước khi tham gia đầu tư.

FAQ

Các bước để tham gia chứng khoán phái sinh?

Để tham gia loại hình chứng khoán này, bạn cần thực hiện các bước theo 3 giai đoạn sau:

  • Trước khi giao dịch: Mở tài khoản -> Ký quỹ ban đầu
  • Trong khi giao dịch: Đặt lệnh -> Chờ kết quả giao dịch/ giá thanh toán -> Hoạch định theo giá hàng ngày

(Những ngày tiếp theo, bạn thực hiện tương tự nếu có nhu cầu giao dịch)

  • Ngày thanh toán cuối: Thông báo lãi/ lỗ -> Nhận thanh toán lãi/ lỗ

Liệu rằng chứng khoán phái sinh có lừa đảo không?

Chứng khoán phái sinh không lừa đảo. Đây là một kênh đầu tư an toàn với những công cụ pháp lý và nghiệp vụ đảm bảo tính an toàn, minh bạch cao.

  • Văn bản pháp luật điều chỉnh: Luật Chứng khoán 2019, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 58/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính
  • Nghiệp vụ khác: Trước khi giao dịch, các bên đều phải ký quỹ bảo đảm. Sau giao dịch, việc thanh toán đều thông qua bên thứ 3 là Trung tâm Thanh toán Bù trừ và Ngân hàng phối hợp thực hiện nên có tính an toàn hơn hình thức truyền thống (trực tiếp thực hiện giữa 2 bên).
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/chung-khoan-phai-sinh/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]