Trang chủBlogs Kinh doanh F&BBản mô tả công việc của giám sát nhà hàng đầy đủ từ A đến Z

Bản mô tả công việc của giám sát nhà hàng đầy đủ từ A đến Z

Tháng tám 08, 2024
Thanh Ngoan
881 Đã xem

Sự bùng nổ của ngành ẩm thực mang đến cơ hội lớn cho các nhà hàng, song cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt. Để hoạt động hiệu quả, nhà hàng cần một giám sát giỏi để duy trì sự ổn định, tăng hiệu suất hoạt động và thúc đẩy kinh doanh. Đây là lý do tại sao tầm ảnh hưởng của giám sát nhà hàng là rất lớn. Cùng bePOS tìm hiểu về công việc của giám sát nhà hàng là gì và mô tả chi tiết về vị trí này nhé!

Giám sát nhà hàng là gì? Có vai trò nào?

Giám sát nhà hàng (Restaurant Supervisor) là người quản lý và điều hành hoạt động của nhà hàng. Họ làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của quản lý nhà hàng (Restaurant Manager). Công việc của giám sát nhà hàng bao gồm lên lịch làm việc cho nhân viên, xử lý các phàn nàn của khách hàng, đào tạo nhân viên mới và thường thuộc về bộ phận thực phẩm và đồ uống (F&B).

Vai trò của giám sát nhà hàng bao gồm:

  • Điều phối ca làm việc: Điều phối và phân công ca làm việc của nhân viên một cách có hiệu suất, dựa trên tình hình thực tế của nhà hàng, đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng đạt được mức chất lượng tốt nhất.
  • Giám sát tuân thủ quy định: Đảm bảo tuân thủ, thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và các tiêu chuẩn khác của nhà hàng và khách sạn.
  • Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Linh hoạt, khéo léo trong việc điều chỉnh và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong quá trình phục vụ hoặc thông qua điện thoại. Đồng thời, giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc của nhân viên.
Giám sát nhà hàng là gì
Giám sát nhà hàng là người kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình vận hành nhà hàng

Bản mô tả công việc giám sát nhà hàng

Giám sát nhân viên và tiêu chuẩn phục vụ

Nhiệm vụ, công việc của giám sát nhà hàng chính là phân công, sắp xếp và quản lý công việc của nhân viên:

  • Chia ca làm việc, giờ làm việc cho từng bộ phận, từng nhân viên.
  • Theo dõi thường xuyên hoạt động hàng ngày của nhân viên.
  • Đảm bảo nhân viên không làm các hành động thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của nhà hàng hoặc chất lượng dịch vụ.
  • Giám sát quá trình làm việc hàng ngày của các thành viên trong bộ phận mình quản lý.
  • Giám sát nhân viên tuân thủ các bộ quy tắc, tiêu chuẩn phục vụ nhà hàng đã đề ra.
Công việc của giám sát nhà hàng - Giám sát nhân sự
Giám sát nhà hàng phải kiểm tra quy trình làm việc của nhân viên

Điều phối công việc và hỗ trợ phục vụ

Giám sát nhà hàng có trách nhiệm điều phối công việc và hỗ trợ phục vụ khi cần:

  • Đảm bảo các khâu setup nhà hàng chỉn chu trước khi mở cửa hoạt động.
  • Điều phối quy trình vận hành nhà hàng, nhanh chóng tìm cách giải quyết khi có vấn đề phát sinh.
  • Điều tiết nhân sự khi nhà hàng đông khách, hoặc khi tăng ca.
  • Có thể tham gia hỗ trợ phục vụ khách hàng khi đông khách.

Giải quyết xung đột trong nhà hàng

Đây cũng là một nội dung phải có trong bản mô tả công việc giám sát nhà hàng:

  • Tiếp nhận các yêu cầu đặc biệt từ khách hàng, phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo nhu cầu được thực hiện.
  • Tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng, giải quyết các sự cố đã xảy ra trong quá trình thanh toán và phục vụ.
  • Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, khiếu nại từ phía khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Ghi chép lại tất cả phàn nàn của khách hàng, đề xuất phương án cải tiến lên ban lãnh đạo, đảm bảo các sai sót này không lặp lại.
Công việc của giám sát nhà hàng - Giải quyết phàn nàn
Giải quyết phàn nàn khách hàng và đảm bảo không lặp lại sai sót

Quản lý tài sản, trang thiết bị nhà hàng 

Công việc của giám sát nhà hàng ngoài ra còn là quản lý tài sản và các cơ sở vật chất thiết bị trong nhà hàng như:

  • Chịu trách nhiệm quản lý và duyệt các nhiệm vụ liên quan đến tài sản và các trang thiết bị của nhà hàng.
  • Tham khảo và lập kế hoạch mua sắm tài sản cho nhà hàng; quản lý việc sử dụng các hàng hóa và nguyên liệu, ngăn chặn lãng phí tài sản cho tổ chức.
  • Tiến hành kiểm kê, cung cấp thêm trang thiết bị, công cụ và vật tư cần thiết cho hoạt động của nhà hàng.

Báo cáo và phối hợp các bộ phận khác 

Giám sát nhà hàng chịu trách nhiệm báo cáo và phối hợp công việc với các bộ phận khác, cụ thể:

  • Theo dõi tình trạng tiêu thụ hàng hóa hàng ngày và thực hiện báo cáo cho cấp trên theo quy định.
  • Duy trì liên lạc chặt chẽ với bộ phận nhà bếp và quầy Bar để đảm bảo sự phối hợp trong việc cung cấp thực phẩm, dịch vụ chất lượng cho khách hàng.
  • Thường xuyên chia sẻ thông tin và tương tác giữa các bộ phận để học hỏi và cải thiện chất lượng phục vụ cho khách hàng.
Báo cáo và phối hợp với các bộ phận khác
Giám sát nhà hàng phối hợp với các bộ phận khác để hoàn thành công việc

Một số công việc khác

Công việc của giám sát nhà hàng có thể thay đổi tùy theo kích thước và loại hình của nhà hàng cũng như các yêu cầu cụ thể của người quản lý. Ngoài các nhiệm vụ đã được đề cập, giám sát nhà hàng còn có thể phải thực hiện một số công việc khác, bao gồm:

  • Giám sát tài chính: Theo dõi ngân sách của nhà hàng, quản lý chi phí và lợi nhuận, đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính.
  • Đào tạo và phát triển nhân viên: Chịu trách nhiệm đào tạo, phát triển, và đánh giá hiệu suất của nhân viên trong bộ phận của mình.
  • Giải quyết xung đột: Xử lý các xung đột hoặc vấn đề nội bộ giữa nhân viên và giữa khách hàng và nhân viên.
  • Quản lý việc tiếp nhận và xử lý phản hồi từ khách hàng: Thu thập phản hồi từ khách hàng và thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp: Liên hệ và thương lượng với các nhà cung cấp để đảm bảo cung cấp hàng hoá và nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của nhà hàng.
  • Quảng cáo và tiếp thị: Tham gia vào các hoạt động quảng cáo và tiếp thị để thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại.

>> Xem thêm: Mô tả công việc của bếp trưởng nhà hàng chi tiết, chuẩn nhất

Một số công việc khác của giám sát nhà hàng
Công việc của giám sát nhà hàng có thể thay đổi tùy theo quy mô kinh doanh

Hiện nay, nhiều chủ nhà hàng đang ưu tiên áp dụng công nghệ để số hóa công việc của giám sát nhà hàng. Nhiều phần mềm công nghệ hỗ trợ chủ kinh doanh tối ưu năng suất của bộ phận vận hành cũng như lợi nhuận nhà hàng. Trong đó có app beChecklist của bePOS – một giải pháp toàn diện giúp giám sát nhà hàng quản lý chất lượng công việc của từng bộ phận. Một số chức năng chính của beChecklist đó là:

  • Cung cấp mẫu checklist công việc giám sát nhà hàng, checklist cho bộ phận vận hành và các checklist khác. Mẫu checklist tại đây được xây dựng bởi các chuyên gia làm việc tại các tập đoàn F&B hàng đầu Việt Nam.
  • Dựa vào checklist có sẵn, giám sát nhà hàng có thể đánh giá các tiêu chí đạt hay không đạt, các vấn đề phát sinh để báo cáo cấp trên kịp thời xử lý.
  • Giám sát nhà hàng không cần làm báo cáo bằng excel hoặc giấy tờ, cải thiện tốc độ báo cáo lên cấp trên ngay bằng app.
  • beChecklist lưu thời gian báo cáo công việc của các nhân viên được phân quyền, vì thế giám sát nhà hàng có thể quản lý công việc của nhân viên mình bạch, tránh gian lận.

Nhờ beChecklist, các đầu việc trở nên đơn giản, tiện lợi, thống nhất giữa các bộ phận với quy trình khoa học, tiết kiệm thời gian cho các nhà quản lý, giám sát nhà hàng.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

Checklist công việc giám sát nhà hàng - beChecklist
Số hóa checklist công việc giám sát nhà hàng với beChecklist

Các kỹ năng giám sát nhà hàng cần có

Công việc của giám sát nhà hàng yêu cầu tập hợp các kỹ năng và phẩm chất quan trọng để đảm bảo hoạt động của nhà hàng diễn ra suôn sẻ và chất lượng cao. Dưới đây là một số kỹ năng giám sát nhà hàng cần có:

  • Lãnh đạo và quản lý: Có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm nhân viên, xác định mục tiêu và hướng dẫn họ đạt được mục tiêu đó.
  • Kiến thức về lĩnh vực nhà hàng: Hiểu biết sâu về ngành nhà hàng, từ quy trình phục vụ đến vệ sinh thực phẩm và quản lý tài chính.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp một cách hiệu quả với khách hàng và nhân viên, lắng nghe phản hồi và trao đổi thông tin một cách rõ ràng.
  • Quản lý thời gian: Có khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc để đảm bảo hoạt động suôn sẻ.
  • Kỹ năng sáng tạo: Có khả năng tạo ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong nhà hàng.
  • Kỹ năng quyết định: Có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong tình huống khẩn cấp.
  • Khả năng xử lý vấn đề: Xử lý xung đột giữa nhân viên hoặc giữa nhân viên và khách hàng một cách hòa bình và hiệu quả.
  • Kiến thức về công nghệ: Hiểu biết cách sử dụng công nghệ để tối ưu hóa công việc.
  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp.
Các kỹ năng giám sát nhà hàng
Một số kỹ năng cần có để đáp ứng công việc của giám sát nhà hàng

>> Xem thêm: Cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả, thúc đẩy doanh thu 

Mức lương của giám sát nhà hàng

Thu nhập của giám sát nhà hàng bao gồm một loạt các thành phần, bao gồm lương cơ bản, và các khoản phụ cấp khác. Lương cơ bản ở vị trí này có thể biến đổi tùy theo quy mô kinh doanh, mô tả công việc của giám sát nhà hàng, năng lực, kinh nghiệm ứng viên,… Thường, mức lương cơ bản dao động tùy theo kinh nghiệm như sau:

  • Mức lương giám sát nhà hàng bậc thấp là 7- 8 triệu/tháng
  • Mức lương giám sát nhà hàng bậc trung bình là 8 – 12 triệu/tháng
  • Mức lương giám sát nhà hàng bậc cao là 15 – 25 triệu/tháng.

Nếu làm tốt các công việc của giám sát nhà hàng thì có cơ hội thăng tiến lên các chức vụ cao hơn, với mức lương hấp dẫn hơn, như quản lý nhà hàng, quản lý bộ phận ẩm thực, hoặc thậm chí giám đốc khối dịch vụ ẩm thực. Một giám sát nhà hàng giỏi và có trình độ tiếng Anh tốt sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm tại các nhà hàng và khách sạn danh tiếng ở nước ngoài. Điều này có thể mở rộng cánh cửa nghề nghiệp và đem lại thu nhập cao cùng trải nghiệm mới mẻ.

Mức lương của giám sát nhà hàng
Mức lương của giám sát nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Câu hỏi thường gặp

Quản lý nhà hàng và giám sát nhà hàng khác nhau như nào? 

Công việc của quản lý nhà hàng là phát triển và xây dựng chiến lược, đảm bảo hiệu quả vận hành. Trong khi đó, người giám sát là người thực thi chiến lược của nhà quản lý. Giám sát nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm dưới quản lý nhà hàng.

Giám sát nhà hàng dùng những công cụ nào để làm việc?

Có nhiều công cụ hỗ trợ công việc của giám sát nhà hàng như:

  • Phần mềm quản lý nhà hàng giúp quản lý đặt hàng, quản lý kho, quản lý tài chính và quản lý nhân viên.
  • Hệ thống giám sát video giúp theo dõi các hoạt động trong nhà hàng và giúp giải quyết các vấn đề an ninh.
  • Các thiết bị giám sát khác bao gồm cảm biến nhiệt độ và độ ẩm để theo dõi điều kiện môi trường trong nhà hàng.
Công cụ giám sát nhà hàng
Giám sát nhà hàng sử dụng các phần mềm hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình làm việc

Trên đây là những thông tin về công việc của giám sát nhà hàng. Đây là một vị trí có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nhà hàng. Là chủ kinh doanh, bạn cần đầu tư lựa chọn và đào tạo nhân viên có tố chất, kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí giám sát nhà hàng. Chúc nhà hàng của bạn kinh doanh hiệu quả và hãy tiếp tục theo dõi website bePOS nhé!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/cong-viec-cua-giam-sat-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]