Kế toán là một vị trí quan trọng, phụ trách quản lý tài chính và ghi nhận dữ liệu tài chính của hoạt động kinh doanh. So với các lĩnh vực khác, kế toàn nhà hàng mang nhiều đặc trưng riêng của ngành F&B. Vậy kế toán nhà hàng cần làm những gì? Làm thế nào để quản lý vị trí kế toán trong nhà hàng ăn uống? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về công việc này nhé!
Nghề kế toán F&B là gì?
Nghề kế toán F&B, hay kế toán nhà hàng ăn uống, là công việc đảm nhiệm việc ghi chép, thu thập và xử lý các dữ liệu tài chính trong nhà hàng. Kế toán nhà hàng phải hiểu rõ đặc thù của dịch vụ ăn uống như quản lý kho hàng, cách xác định doanh thu.
Chẳng hạn, điểm nổi bật của ngành F&B là vừa mang tính dịch vụ, vừa mang tính sản xuất, do đó phải xây dựng mức tiêu hao nguyên liệu theo công thức, từ đó xác định giá bán. Nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống là kết hợp với bếp trưởng để xem những quy định về công thức chế biến, xác định giá thu mua và nhận biết ngay khi có trường hợp giá tăng đột biến.
Kế toán đóng vai trò cực quan trọng trong nhà hàng, là người thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động, cung cấp cho chủ kinh doanh dữ liệu để lên chiến lược. Ngoài ra, kế toán còn đảm bảo tình hình tài chính nhà hàng cân bằng, tạo cơ sở vững chắc trong các giao dịch mua bán với khách hàng và nhà cung cấp. Để hiểu rõ hơn kế toán nhà hàng cần làm những gì, bạn hãy đọc phần dưới đây!
Kế toán nhà hàng cần làm những gì? Tổng hợp các đầu việc
Xuất, quản lý các loại hóa đơn và chứng từ kế toán
Khi tìm hiểu kế toán nhà hàng cần làm những gì, xuất và quản lý hóa đơn là nội dung bạn không thể bỏ qua. Các loại hóa đơn trong nhà hàng là hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, hóa đơn điện tử,… Hóa đơn đầu ra là hóa đơn mà nhà hàng phát hành cho khách hàng, hoặc các đối tác. Trên hóa đơn thể hiện nhiều thông tin cơ bản như tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của sản phẩm bán ra. Hóa đơn đầu vào chủ yếu là các loại hóa đơn mua nguyên liệu và trang thiết bị cần thiết để thực hiện dịch vụ.
Các nghiệp vụ kế toán nhà hàng liên quan đến hóa đơn xuất ra bao gồm:
- Lập phiếu thanh toán tại nhà hàng, kèm theo phiếu order nếu có.
- Xuất hóa đơn và hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT) tại nhà hàng.
- Làm bảng kê chi tiết từng món ăn kèm với hóa đơn đã xuất cho nhà hàng.
- Một số hoạt động khác như làm phiếu xác nhận hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, làm báo cáo,….
Theo dõi giá cả hàng nhập kho và chi phí dịch vụ mua vào
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi tìm hiểu kế toán nhà hàng cần làm những gì. Cụ thể, kế toán làm việc với đầu bếp để xây dựng mức nguyên liệu cho từng món ăn, xác định giá và quản lý quy trình mua nguyên liệu đầu vào. Ví dụ, hạch toán hóa đơn mua nguyên liệu đầu vào, bảng kê mua, lập báo cáo xuất nhập tồn, bảng kiểm kho, đối chiếu công nợ,…
Ngoài ra, kế toán nhà hàng còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, như kiểm kê định kỳ theo tuần/tháng, kiểm soát hạn sử dụng hàng hóa trong kho, báo cáo doanh thu bán ra,… Trường hợp nhận thấy giá mua nguyên liệu đầu vào tăng bất thường, làm ảnh hưởng doanh thu, kế toán phải báo cáo ngay cho cấp trên để có phương án xử lý.
Xác định giá thành món ăn tại nhà hàng
Một nội dung được cho là quan trọng nhất khi tìm hiểu kế toán nhà hàng cần làm những gì là xác định giá thành món ăn. Giá thành món ăn bao gồm nguyên vật liệu chính/phụ, nhân công bỏ ra để chế biến, các chi phí khác để sản xuất,… Đặc biệt, kế toán nhà hàng phải kết hợp đầu bếp để xác định mức nguyên liệu cho từng món, từ đó tìm giá thành tương đương.
Quản lý định mức tồn kho tại nhà hàng
Quản lý định mức tồn kho là một trong những nhiệm vụ quan trọng liên quan đến câu hỏi kế toán nhà hàng cần làm những gì. Mục đích là đảm bảo nhà hàng luôn có đủ nguyên liệu phục vụ khách, đồng thời giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một số công việc quản lý định mức tồn kho nhà hàng:
- Xác định định mức tồn kho: Xác định dựa trên doanh số bán hàng, thời gian cần thiết để nhà cung cấp giao hàng, mùa vụ, sự kiện đặc biệt,…
- Phân loại hàng hóa: Phân loại nguyên liệu thành các loại tiêu thụ nhanh (đồ tươi sống, gia vị) và loại tiêu thụ chậm (đồ hộp). Trong đó, nguyên liệu tiêu thụ nhanh phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.
- Kiểm kê kho hàng định kỳ: So sánh lượng hàng hóa trên hệ thống và số lượng hàng hóa thực tế, điều chỉnh nếu có sự chênh lệch xảy ra.
Quản lý các tài sản cố định, dụng cụ nhà hàng
Kế toán nhà hàng cũng quản lý các tài sản cố định và dụng cụ như:
- Liệt kê và phân loại tài sản: Lập danh sách đầy đủ các tài sản, phân loại theo từng nhóm để nhà hàng dễ quản lý.
- Đánh giá tình trạng: Kiểm tra và đánh giá tình trạng của từng tài sản, xác định tuổi thọ và mức độ hao mòn của các tài sản.
- Lập kế hoạch bảo trì: Lên kế hoạch bảo trì định kỳ cho các loại tài sản để hạn chế tình trạng hỏng hóc, phải mua mới gây lãng phí ngân sách.
- Theo dõi và cập nhật: Cập nhật các thông tin về hoạt động bảo trì, sửa chữa, thay thế. Đánh giá lại hiệu quả của hoạt động quản lý tài sản.
Xây dựng thang bảng lương cho nhân viên nhà hàng
Với câu hỏi kế toán nhà hàng cần làm những gì, không thể bỏ qua nhiệm vụ xây dựng thang bảng lương, cụ thể:
- Xác định các vị trí trả lương: Xác định các vị trí trả lương trong nhà hàng, đánh giá mức độ phức tạp, mô tả công việc chi tiết để chọn mức lương phù hợp.
- Xây dựng hệ thống thang lương: Nhà hàng có thể có từ 5 – 10 bậc lương trở lên. Khoảng cách các bậc lương phải hợp lý để tạo động lực phấn đấu cho nhân viên.
- Xây dựng bảng lương: Tham khảo thị trường và đánh giá khả năng tài chính nhà hàng để xác định mức lương khởi điểm. Mỗi công việc phải gán vào một vị trí bậc lương cụ thể, ngoài ra cần xác định mức lương tối đa và tối thiểu cho mỗi vị trí.
Lên báo cáo, thực hiện hạch toán kế toán nhà hàng
Hạch toán là một nghiệp vụ kế toán nhà hàng ăn uống, bao gồm những công việc như quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế của nhà hàng. Cụ thể, khi mua nguyên liệu về, kế toán hạch toán dựa trên hóa đơn và bảng kê mua hàng. Quy định về hạch toán kế toán nhà hàng được quy định tại:
- Thông tư 133: Hạch toán dựa trên các trường hợp như nhập kho, đưa thẳng vào khu pha chế, chi phí sản xuất chung, hạch toán doanh thu,…
- Thông tư 200: Tài khoản tập hợp giá thành TK 154 và mở tài khoản chi tiết cho TK 154 ứng với các loại dịch vụ ăn uống. Phương pháp áp dụng cho kế toán nhà hàng có thể là kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ.
Những công việc khác của kế toán nhà hàng ăn uống
Ngoài nội dung trên, việc kế toán nhà hàng cần làm những gì còn tùy theo chỉ đạo của ban giám đốc. Ví dụ, kế toán nhà hàng cần dựa vào kỹ năng chuyên môn của mình để đưa ra các lời khuyên hợp lý, giúp nhà hàng dự báo và tránh những rủi ro về tài chính. Thông qua các báo cáo tài chính của kế toán, chủ nhà hàng sẽ ra quyết định nên tiếp tục hay thay đổi phương hướng hiện tại.
>> Xem thêm: Mô tả chi tiết từ A đến Z công việc của thu ngân nhà hàng
Kế toán nhà hàng cần làm những gì? Công việc theo kỳ
Công việc của kế toán nhà hàng theo ngày
Công việc của kế toán nhà hàng theo ngày bao gồm:
- Thu, chi tiền mặt liên quan đến dịch vụ của khách hàng.
- Nhận các chứng từ xuất/nhập từ các phận mua hàng.
- Xuất hóa đơn, kèm bảng kê chi tiết từng món ăn, dựa vào đó cân đối thực phẩm đầu vào.
- Xem xét số lượng xuất hàng, đặt hàng theo ngày so với mức tồn kho đã quy định.
- Báo cáo và tìm cách xử lý các tình huống phát sinh.
Công việc của kế toán nhà hàng theo tháng/quý/năm
Khi tìm hiểu kế toán nhà hàng cần làm những gì, chắc chắn bạn sẽ biết thời điểm cuối tháng, cuối năm được cho là lúc bận rộn nhất. Các nghiệp vụ kế toán nhà hàng bao gồm những báo cáo định kỳ theo quy định, như:
- Báo cáo kiểm kê định kỳ theo ngày tháng về xuất nhập tồn kho nguyên vật liệu nhà hàng.
- Các báo cáo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình kinh doanh nhà hàng và việc sử dụng hóa đơn.
- Kê khai các loại thuế của nhà hàng, như thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên, thuế thu nhập của doanh nghiệp,… Đồng thời, kế toán nhà hàng lập báo cáo liên quan thuế và nộp thuế cho nhà nước.
- Vào cuối năm thì kế toán nhà hàng phải lập các báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính.
So sánh kế toán nhà hàng theo thông tư 200 và thông tư 133
Để hiểu rõ hơn kế toán nhà hàng cần làm những gì, bạn nên phân biệt quy định về kế toán theo Thông tư 200 và Thông tư 133:
So sánh | Thông tư 200 | Thông tư 133 |
Nhà hàng áp dụng | Tất cả các nhà hàng đều có thể áp dụng Thông tư 200. | Chỉ áp dụng cho nhà hàng, khách sạn vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 10 tỷ, số nhân sự lao động bình quân dưới 300 người/năm. |
Hệ thống báo cáo tài chính | Gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. | Tương tự như hệ thống báo cáo của Thông tư 200 nhưng không cần báo cáo lưu chuyển tiền tệ. |
Hệ thống tài khoản trong báo cáo |
|
|
Yêu cầu tuyển dụng kế toán nhà hàng ăn uống
Bên cạnh câu hỏi kế toán nhà hàng cần làm những gì, đây cũng là nội dung nhiều người quan tâm. Khi tuyển dụng vị trí nhân viên kế toán nhà hàng, nhà quản lý cần yêu cầu:
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán, hoặc có các bằng cấp liên quan đến ngành kế toán, tài chính.
- Kinh nghiệm: Nhà hàng thường ưu tiên tuyển dụng kế toán đã có kinh nghiệm từ trước, đặc biệt là đã từng làm cho dịch vụ F&B.
- Các kỹ năng khác: Một số yêu cầu khác là thành thạo tin học văn phòng, biết cách sử dụng phần mềm kế toán, có trình độ Tiếng Anh (thường là với các nhà hàng lớn).
- Kỹ năng mềm: Ngoài những kỹ năng cứng kể trên, kế toán nhà hàng cần có thái độ chuyên nghiệp, cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực và có trách nhiệm với công việc.
>> Xem thêm: Bản mô tả chi tiết công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng
Mức lương của kế toán nhà hàng là bao nhiêu?
Thông thường, kế toán tổng hợp trong nhà hàng có mức lương dao động từ 8 – 15 triệu VNĐ trở lên. Tuy nhiên, mức lương nhân viên kế toán nhà hàng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, năng lực, cũng như quy mô kinh doanh. Các nhà hàng lớn thường trả lương cao hơn so với các nhà hàng nhỏ, hoặc ở khu vực tỉnh lẻ.
Ngoài ra, tùy theo vị trí cụ thể mà mức lương kế toán nhà hàng cũng có sự thay đổi. Ví dụ, kế toán nội bộ, kế toán phải thu, kế toán thanh toán lương dao động từ 7 – 10 triệu VNĐ trở lên. Vị trí thu ngân, thủ kho, thủ quỹ thì nhận mức lương thấp hơn, dao động từ 5 – 6 triệu đồng trở lên.
Cách quản lý kế toán nhà hàng hiệu quả
Chủ nhà hàng phải nắm rõ kế toán nhà hàng cần làm những gì, từ đó ra tiêu chí tuyển dụng và tìm phương án quản lý phù hợp. Một trong những khâu quan trọng nhất để quản lý hoạt động kế toán nhà hàng là kiểm soát xuất nhập tồn kho, xác định mức nguyên vật liệu cho mỗi món ăn, từ đó xác định giá thành.
Khâu này đòi hỏi chủ nhà hàng, kế toán và đầu bếp phối hợp chặt chẽ với nhau, đồng thời phổ biến công thức định mức cho toàn bộ nhân viên bếp. Ngoài ra, chủ nhà hàng cần một hệ thống đồng nhất để tiện theo dõi và điều hành, đảm bảo mọi hoạt động kế toán diễn ra đảm bảo tiêu chuẩn.
Ngoài ra, khi triển khai hoạt động kế toán nhà hàng, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Cần sự kết hợp giữa chủ nhà hàng, đầu bếp và kế toán để xác định giá bán món ăn.
- Kế toán phải nắm rõ quá trình hạch toán, lập các bảng kê khai chi tiết, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cân đối tài chính cho báo cáo tài chính cuối năm.
- Kiểm soát tốt hóa đơn đầu vào (nguyên liệu, dụng cụ, tài sản cố định,…) và hóa đơn đầu ra (xuất kho, chi trả lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định,…).
- Nên sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để đồng bộ thông tin, tăng tính chính xác.
Câu hỏi thường gặp
Nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là gì?
Theo ý kiến nhiều người, một nghiệp vụ kế toán nhà hàng mang tính đặc trưng so với các lĩnh vực khác là khâu kiểm soát công thức định mức và tính giá thành. Kế toán phải nắm bắt công thức định mức nấu ăn, ghi chép lại thông tin về bảng kê mua hàng, kiểm soát giá cả và đối chiếu trên thị trường. Ngoài ra, kế toán còn có nhiệm vụ tính toán giá thành món ăn, dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gián tiếp, chi phí nhân công, sản xuất,…
Các nghiệp vụ kế toán nhà hàng là gì?
Các nghiệp vụ kế toán nhà hàng bao gồm lập phiếu xuất/nhập kho, quản lý nguyên liệu, lập và quản lý các loại hóa đơn nhà hàng, làm báo cáo, hạch toán,…
Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi kế toán nhà hàng cần làm những gì. Kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành nhà hàng, cùng chủ kinh doanh thực hiện nhiệm vụ giảm chi phí và tăng doanh thu. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và hãy tiếp tục theo dõi bePOS trong thời gian tới nhé!
Follow bePOS: