Trang chủBlogs Kinh doanh F&BKinh doanh thực phẩm sạch chi tiết từ A-Z đảm bảo thành công

Kinh doanh thực phẩm sạch chi tiết từ A-Z đảm bảo thành công

Tháng Năm 05, 2024
Nữ Tâm
Nữ Tâm
174 Đã xem

Với nhận thức ngày càng tăng về vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm, cũng như nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm sạch, mô hình kinh doanh thực phẩm sạch đang có tiềm năng phát triển rất lớn. Người tiêu dùng cũng sẵn lòng chi trả cao hơn cho các sản phẩm này. Nếu biết cách đầu tư khôn ngoan, chủ cửa hàng thậm chí có thể thu được lợi nhuận “siêu khủng“ khi kinh doanh.

Cùng bePOS khám phá những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm sạch đảm bảo thành công trong bài viết dưới đây nhé!

Thực phẩm sạch là gì?

Thực phẩm sạch, hay còn được gọi là thực phẩm hữu cơ, là những sản phẩm không chứa các hóa chất độc hại từ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, hoặc các kim loại nặng từ đất. Đồng thời, chúng cũng không bị ô nhiễm bởi các loại vi sinh vật hay các tạp chất như kim loại và thủy tinh. Để được coi là thực phẩm sạch, sản phẩm cần có nguồn gốc rõ ràng và được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thường thì thực phẩm sạch được trồng hoặc sản xuất từ các nguồn hữu cơ hoặc sử dụng các phương pháp canh tác bền vững, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học. Đối với sản phẩm động vật, như thịt và sản phẩm từ sữa, “thực phẩm sạch” có thể ám chỉ việc chúng được nuôi bằng thức ăn hữu cơ và không sử dụng hormone hoặc kháng sinh.

Thực phẩm sạch được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm sạch là những sản phẩm được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiềm năng ngành thực phẩm sạch

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch đang tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn, với nhóm đối tượng tiêu dùng chính là những người có kiến thức về sức khỏe và thu nhập ở mức trung bình – khá. Mô hình kinh doanh thực phẩm sạch vì thế có tiềm năng phát triển rất lớn, với một số lợi ích như:

Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Ngày nay, người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Hơn nữa, người mua cũng sẵn lòng chi số tiền lớn hơn để mua các sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch vì thế sẽ rất phù hợp với những ai muốn bắt đầu kinh doanh hiện nay.

Cần lưu ý rằng, người mua sẽ rất chú trọng đến việc liệu thực phẩm có được đảm bảo chất lượng từ quá trình nuôi trồng, sản xuất, cho đến khâu xử lý, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối hay không. Vì vậy, người bán cũng cần đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm để tạo uy tín trên thị trường. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh với các sản phẩm như trái cây sạch, rau củ sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ, hay trứng sạch, thịt sạch,…

Kinh doanh thực phẩm sạch phát triển nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn
Kinh doanh thực phẩm sạch phát triển nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn

Lợi thế về điều kiện tự nhiên

Với diện tích đất canh tác rộng lớn và khí hậu ôn hoà, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng và canh tác nông nghiệp. Do đó, ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch, bạn cũng đã có thể dễ dàng tìm nguồn cung ứng thực phẩm hoặc thậm chí tự trồng để phân phối cho cửa hàng của mình.

Lợi nhuận cao

Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch hiện nay rất lớn, đặc biệt từ những người có thu nhập khá và có kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm. Lợi nhuận từ việc kinh doanh thực phẩm sạch vì thế có thể đạt từ 15 đến 30% của doanh số thu về.

Trên thị trường thực phẩm sạch, mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng là chất lượng sản phẩm bạn cung cấp, không quan trọng quy mô cửa hàng lớn hay nhỏ. Trên thực tế, khách hàng sẽ thử nghiệm sản phẩm của bạn để kiểm tra chất lượng và giá cả, rồi sau đó mới so sánh với các cửa hàng khác.

Nếu sản phẩm của bạn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và giá cả hợp lý, bạn sẽ nhận được sự hưởng ích tích cực từ người mua và xây dựng được lượng lớn khách hàng trung thành. Vì thế, bạn không cần phải đầu tư quá nhiều vốn cho quy mô cửa hàng, giúp gia tăng lợi nhuận thu về.

Kinh doanh thực phẩm sạch đúng cách giúp chủ cửa hàng thu lợi nhuận khổng lồ
Kinh doanh thực phẩm sạch đúng cách giúp chủ cửa hàng thu lợi nhuận khổng lồ

>> Xem thêm: Xu hướng kinh doanh trong thị trường Healthy food mới nhất

Mở cửa hàng thực phẩm sạch cần bao nhiêu vốn?

Nhìn chung, chi phí cho việc mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch sẽ dao động trong khoảng từ 100 đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, mức vốn cụ thể sẽ thay đổi tuỳ theo mô hình của quán hoặc trang thiết bị mà bạn sử dụng. Dưới đây là danh mục các chi phí mà bạn nên quan tâm khi lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Theo khảo sát, mức giá thuê mặt bằng cửa hàng trung bình tại thành phố sẽ rơi vào khoảng 10 – 20 triệu/ tháng. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn mở quán ở những khu vực trung tâm, sầm uất, giá thuê có thể lên đến 30 – 40 triệu/ tháng. Trong khi đó, khi kinh doanh ở nông thôn, bạn có thể tận dụng không gian của gia đình để mở cửa hàng hoặc thuê mặt bằng với chi phí chỉ từ 3 – 5 triệu/ tháng.
  • Chi phí nhập hàng: Tùy thuộc vào loại hình sản phẩm kinh doanh và nguồn gốc hàng hoá cũng như đối tác phân phối mà bạn lựa chọn, chi phí cho việc nhập hàng sẽ dao động từ 30 – 50 triệu. Tuy nhiên, chủ cửa hàng cần ưu tiên tìm kiếm nguồn hàng chất lượng và chú ý sơ chế, bảo quản thực phẩm sao cho đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Chi phí trả lương cho nhân viên: Mức lương cho nhân viên của các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch dao động từ 6-9 triệu/tháng/người, tùy thuộc vào vị trí làm việc cụ thể. Ban đầu, bạn có thể chỉ cần 1-2 người hỗ trợ, nhưng khi quán có nhiều khách hàng hơn, bạn cũng sẽ cần tuyển thêm nhân viên để công việc kinh doanh được thuận lợi.
  • Chi phí marketing: Bạn sẽ cần chi khoảng 5 – 15 triệu cho các hoạt động marketing của cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch như phát tờ rơi, quảng cáo trên Facebook, và xây dựng các kênh bán hàng online.
  • Chi phí mua trang thiết bị: Để việc vận hành cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch được suôn sẻ, bạn sẽ cần đầu tư các vật dụng cần thiết như tủ mát, giá kệ để đồ, cân điện tử, máy tính, hệ thống POS,… với mức giá mỗi thiết bị từ 15 – 50 triệu đồng.
  • Chi phí trang trí cửa hàng: Tuỳ vào độ phức tạp của thiết kế, cũng như đơn vị thi công, chi phí này sẽ dao động từ khoảng 25 – 40 triệu đồng. Khi trang trí cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, bạn nên lựa chọn các màu sắc như trắng và xanh lá cây để tạo cảm giác sạch sẽ, thân thiện với khách hàng.
  • Chi phí giấy tờ thủ tục: Bao gồm các chi phí liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh và các chứng nhận liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
  • Các chi phí phát sinh khác: Ngoài một số danh mục vốn đầu tư chính kể trên, bạn cũng nên dự trù sẵn một khoản chi phí cho các hoạt động phát sinh khác.
Chi phí mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch
Chi phí mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch không quá đắt đỏ

Các bước chuẩn bị để kinh doanh thực phẩm sạch

Khi đã có ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch, bạn cũng nên vạch sẵn các bước thực hiện một cách bài bản để công việc bán hàng được thuận lợi và suôn sẻ.

Khảo sát và tìm thị trường phù hợp

Bước đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch đó là tiến hành một cuộc khảo sát thị trường về khu vực mà bạn định mở cửa hàng. Bạn sẽ cần nghiên cứu về thói quen mua sắm thực phẩm của cư dân trong khu vực, thu nhập và mức sống của họ, cũng như tìm hiểu về các cửa hàng thực phẩm sạch khác và cách thức họ hoạt động. Ngoài ra, khảo sát thị trường cũng sẽ giúp bạn lựa chọn nguồn hàng chất lượng và phù hợp nhất cho công việc kinh doanh của mình.

Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thực phẩm sạch

Khi bắt đầu kinh doanh thực phẩm sạch, chủ cửa hàng sẽ cần quyết định mức đầu tư tùy theo mục tiêu và quy mô của quán, dao động từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Do đó, việc quản lý và phân bổ vốn kinh doanh là bước quan trọng tiếp theo trong kế hoạch.

Ví dụ, với vốn ban đầu khoảng 150 triệu đồng, bạn có thể phân chia vốn cho các mục chi tiêu như sau: khoảng 40 triệu đồng cho chi phí nhập hàng, 10-15 triệu đồng cho việc trang trí cửa hàng, 20 triệu đồng cho chi phí điện nước và lương nhân viên trong tháng đầu, 35 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị, và khoảng 12 triệu đồng/tháng cho việc thuê cửa hàng.

Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thực phẩm sạch
Phân bổ nguồn vốn phù hợp là yếu tố quan trọng khi kinh doanh thực phẩm sạch

Định hướng phát triển

Nhiều người thất bại khi mở cửa hàng thực phẩm sạch do định hướng sai lầm, đặc biệt là trong việc đánh giá sai tập khách hàng và thị trường kinh doanh. Để định hướng đúng, bạn nên trả lời được ba câu hỏi cơ bản sau:

  • Đối tượng nào hoặc nhóm người nào có nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch?
  • Khu vực dự định mở cửa hàng của bạn có bao nhiêu người thuộc đối tượng này?
  • Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trong khu vực đó?

Mặc dù chỉ có ba câu hỏi, nhưng có rất nhiều phương án trả lời. Và sự nhạy bén trong kinh doanh sẽ giúp bạn chọn lựa phương án tối ưu nhất cho cửa hàng của mình.

Tìm nguồn hàng sạch chất lượng

Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch đó là nguồn hàng ổn định, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bạn cần có các sản phẩm đa dạng, phong phú và đặc biệt phải tươi ngon khi đến tay khách hàng. Đồng thời, thực phẩm của cửa hàng phải được cam kết về chất lượng và an toàn, không có dư lượng hóa chất hay thuốc trừ sâu.

Để có được lợi nhuận cao hơn so với các cửa hàng khác, bạn nên có nguồn hàng riêng, tập trung vào các sản phẩm hữu cơ, tự nhiên hoặc theo các tiêu chuẩn như VietGap, GlobalGap. Bạn có thể tìm hiểu tại các vùng quê, liên hệ trực tiếp với các cơ sở sản xuất uy tín và trao đổi về việc phân phối độc quyền hoặc nhập hàng trực tiếp từ các chợ buôn đầu mối.

Ngoài ra, việc ưu tiên những nguồn cung gần cửa hàng sẽ giúp đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, đồng thời giảm chi phí cũng như thời gian vận chuyển. Trước khi nhập hàng, chủ cửa hàng cũng cần nắm vững cách sơ chế, bảo quản từng loại thực phẩm, hiểu rõ về quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa đến tay người tiêu dùng.

Nguồn hàng sạch và chất lượng
Cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cần có nguồn hàng sạch và chất lượng

Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nên được đặt ở khu vực tập trung dân cư có thu nhập cao, gần các trường học, chợ hoặc nơi có nhiều nhân viên văn phòng. Trong các khu đô thị xa chợ và siêu thị, việc mở cửa hàng ở tầng một của khu chung cư sẽ thuận tiện hơn cho người dân sinh sống tại đây.

Diện tích của cửa hàng ban đầu nên khoảng 35-50m2, với mặt tiền cần ít nhất 4 mét để thuận tiện cho việc đỗ xe của khách hàng. Vỉa hè trước cửa hàng cần có bóng râm để tránh ánh nắng trực tiếp vào quán, làm hỏng thực phẩm bày bán bên trong.

Sắm thiết bị, nội thất

Sau khi đã thuê được mặt bằng kinh doanh, việc tiếp theo mà bạn cần làm là trang trí cửa hàng sao cho thu hút và phù hợp để trưng bày các sản phẩm thực phẩm sạch. Thiết kế cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nên chọn các gam màu sáng, gần gũi với tự nhiên để tạo cảm giác thân thiện và sạch sẽ cho khách hàng.

Nếu có giấy chứng nhận về thực phẩm sạch từ Bộ Y tế, bạn cũng nên treo ở các khu vực dễ quan sát để gây được thiện cảm đối với khách hàng khi bước vào cửa hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng như tủ đông, tủ mát, máy tính, rổ nhựa, kệ sắt siêu thị, máy POS, camera, điện thoại bàn, túi bọc thực phẩm,…

Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết
Chủ cửa hàng cần sắm đầy đủ các thiết bị cần thiết khi kinh doanh thực phẩm sạch

Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý

Với ngành kinh doanh thực phẩm sạch, chủ cửa hàng cần chuẩn bị sẵn thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn, và các giấy tờ liên quan khác để đảm bảo tuân thủ mọi quy định của pháp luật.

Theo quy định của Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cũng cần phải cung cấp các loại giấy tờ chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của thực phẩm khi được yêu cầu bởi cơ quan chức năng, tránh việc bị xử phạt, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

Thuê và đào tạo nhân viên

Việc tìm kiếm nhân viên có kiến thức vững về lĩnh vực thực phẩm sạch và đào tạo về kỹ năng tư vấn và làm việc là một phần không thể thiếu. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, bạn nên là người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh tại cửa hàng và chỉ cần tuyển dụng một số nhân viên chính để hỗ trợ. Rất nhiều cửa hàng đã gặp thất bại vì ngay từ đầu đã thuê người khác làm việc mà không quản lý được hiệu quả, dẫn đến việc hàng tồn kho quá nhiều hoặc không có sự tận tâm trong việc chăm sóc khách hàng,…

Chủ cửa hàng chính là người hiểu rõ và có thể thực hiện tốt nhất những công việc trên, và sau khoảng 6 tháng hoạt động trực tiếp tại cửa hàng, bạn sẽ hiểu nắm kỹ hơn về mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Khi đó, bạn có thể viết ra quy trình làm việc và đào tạo nhân viên để cửa hàng đạt được hiệu suất kinh doanh cao hơn.

Đào tạo nhân viên để kinh doanh hiệu quả
Chủ cửa hàng nên tập trung đào tạo nhân viên để kinh doanh hiệu quả

Lên kế hoạch Marketing

Bạn có thể tiếp thị cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch của mình thông qua một số hoạt động marketing phổ biến như phát tờ rơi, treo biển hiệu bắt mắt, đăng bài trên mạng xã hội hoặc tổ chức sự kiện khai trương.

Ngoài ra, việc tạo fanpage Facebook cũng giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, bởi lượng người dùng trên mạng xã hội này là rất lớn. Rất nhiều người, như những bà nội trợ hay nhân viên văn phòng, thường mua hàng trực tuyến thông qua Facebook hoặc các trang web bán hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể tăng cường quảng cáo hoặc đăng tin rao vặt để giới thiệu cửa hàng trên các nhóm bán hàng.

Nếu muốn đầu tư mạnh hơn vào marketing, bạn cũng có thể tạo website bán hàng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và chạy quảng cáo trên Google. Website này sẽ giúp bạn giới thiệu về cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, đăng thông tin sản phẩm và bán hàng trực tuyến, từ đó tiếp cận khách hàng đơn giản và thuận tiện hơn.

Vận hành cửa hàng thực phẩm sạch

Để thu hút đông đảo khách hàng, bạn cần xây dựng và phát triển thương hiệu của mình một cách hiệu quả khi vận hành cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch. Bạn có thể bắt đầu với việc đặt tên cho cửa hàng sao cho đơn giản, độc đáo để có thể để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng. Đồng thời, việc chăm sóc khách hàng bằng cách tư vấn nhiệt tình, giao hàng đúng hẹn và đảm bảo chất lượng cũng là yếu tố không thể bỏ qua.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng thực phẩm sạch thường tổ chức các chương trình khuyến mãi hoặc tổ chức các chuyến tham quan vườn rau sạch cho các khách hàng thân thiết. Điều này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ và lòng tin từ khách hàng, mà còn thể hiện sự quan tâm và cam kết của cửa hàng đối với việc cung cấp sản phẩm chất lượng và an toàn đến tay người tiêu dùng.

Một số lưu ý khi vận hành cửa hàng thực phẩm sạch
Một số lưu ý khi vận hành cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch

Một số lưu ý khi kinh doanh thực phẩm sạch

Ngoài những kinh nghiệm mà bePOS đã chia sẻ ở trên, chủ cửa hàng cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để kinh doanh thực phẩm sạch thành công:

  • Đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm: Hãy tạo sự uy tín cho cửa hàng bằng việc tìm kiếm nguồn hàng xuất xứ rõ ràng và hợp tác với các đơn vị, hợp tác xã chuyên cung cấp thực phẩm sạch có quá trình vận chuyển, bảo quản hợp lý, an toàn.
  • Đa dạng các nguồn thực phẩm sạch: Cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch cần cung cấp đa dạng các loại thực phẩm tươi ngon và chất lượng, bao gồm cả các sản phẩm đặc sản vùng miền cũng như các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu thế giới để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.
  • Tạo sự tin tưởng đối với khách hàng: Bạn cần xây dựng tốt mối quan hệ thân thiết với các khách hàng của mình bằng cách hiểu rõ nhu cầu, sở thích của họ để có thể tư vấn sản phẩm phù hợp, từ đó tạo ấn tượng tốt cho cửa hàng.
  • Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng: Chủ cửa hàng cũng nên sử dụng phần mềm quản lý nông sản và thực phẩm để quản lý hàng tồn kho, doanh thu, chi phí hàng ngày và thông tin sản phẩm một cách hiệu quả và tiện lợi. Hiện này, phần mềm quản lý bán hàng bePOS đang được rất nhiều chủ cửa hàng tin dùng bởi những lợi ích ưu việt mà sản phẩm mang lại.
Một số lưu ý khi kinh doanh thực phẩm sạch
Một số lưu ý để kinh doanh thực phẩm sạch thành công

>> Xem thêm: Các phần mềm quản lý cửa hàng thực phẩm tốt nhất hiện nay

Trên đây là những chia sẻ về bí quyết kinh doanh thực phẩm sạch thành công mà bePOS muốn chia sẻ với bạn. Kinh doanh thực phẩm sạch là một lựa chọn tốt để khởi nghiệp vì nhu cầu về thực phẩm chất lượng của người tiêu dùng đang tăng cao. Hy vọng bạn sẽ nắm bắt cơ hội này để mở cửa hàng thành công. Đừng quên tham khảo thêm các bí kíp kinh doanh hữu ích khác từ bePOS nhé!

FAQ

Địa điểm phù hợp để kinh doanh thực phẩm sạch thành công là gì?

Địa điểm đóng một vai trò quan trọng, chiếm đến 40% thành bại của công việc kinh doanh của bạn. Do đó, khi lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Chọn khu vực có đông dân cư và mức thu nhập trung bình – khá trở lên.
  • Ưu tiên các khu vực có lưu lượng người qua lại nhiều, như gần chợ, trường học, hoặc tòa nhà văn phòng cao tầng.
  • Diện tích ban đầu của cửa hàng nên từ 35m2 đến 50m2, phù hợp với những người kinh doanh nhỏ.
  • Mặt tiền càng rộng càng tốt và cần có chỗ đỗ xe cho khách hàng.

Làm thế nào để xử lý hàng tồn không bán hết trong ngày?

Để xử lý hàng tồn không bán hết trong ngày, bạn có thể cấp đông các sản phẩm chưa bán được để sử dụng sau hoặc chế biến thành sản phẩm khác. Hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra hàng hóa thường xuyên để đảm bảo chất lượng và hạn chế lãng phí. Nếu có thể, bạn cũng có thể giảm giá hoặc tìm cách tiếp cận khách hàng khác để tiêu thụ hàng tồn.