Trang chủBlogs Kinh doanh F&BTiêu chuẩn và cách thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng chuẩn (2024)

Tiêu chuẩn và cách thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng chuẩn (2024)

Cập nhật lần cuối: Tháng sáu 06, 2024
Trần Dung
1400 Đã xem

Khu vực bếp được coi là không gian quan trọng nhất trong các nhà hàng ẩm thực, ăn uống. Không đơn giản như những quán ăn nhỏ, thiết kế, bố cục không gian bếp của nhà hàng đều có những tiêu chuẩn, nguyên lý khoa học nhất định. Các tiêu chuẩn bếp nhà hàng là gì? Bố trí mặt bằng bếp nhà hàng cần lưu ý các khu vực nào? Hãy cùng bePOS giải đáp và tham khảo một số mẫu thiết kế bếp nhà hàng phổ biến nhất 2024, cùng lưu ý quan trọng cần biết khi bố trí bếp nhà hàng trong bài viết sau!

Tầm quan trọng của mặt bằng bếp nhà hàng

Mặt bằng bếp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng:

  • Căn bếp được coi là linh hồn của một nhà hàng, là nơi tạo ra món ăn ngon, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng.
  • Bố trí bếp nhà hàng hợp lý giúp đầu bếp làm việc hiệu quả, nâng cao chất lượng món ăn.
  • Thiết kế bếp nhà hàng khoa học hỗ trợ quy trình làm việc của nhân viên thuận lợi, hiệu quả hơn.
Vai trò của mặt bằng bếp nhà hàng
Vai trò quan trọng của mặt bằng bếp nhà hàng

Sơ đồ bố trí mặt bằng bếp nhà hàng hợp lý

Khu vực kho 

Khu vực kho là nơi lưu trữ những thực phẩm, nguyên liệu nấu nướng. Khu vực này có chức năng bảo quản, dự trữ nguyên liệu, hàng hóa phục vụ cho hoạt động nấu nướng, chế biến đồ ăn của nhà hàng. Các tiêu chuẩn cần có của khu vực kho là: 

  • Không gian rộng đủ để bảo quản lương thực phẩm phục vụ cho số lượng khách trong nhà hàng.
  • Bố trí khoa học, ngăn nắp để dễ dàng tìm kiếm thực phẩm.
  • Đảm bảo không gian thông thoáng, tránh thực phẩm bị hư hỏng.
  • Có đầy đủ các trang thiết bị như tủ bảo quản thực phẩm, tủ bảo quản rau củ quả, tủ cấp đông,…. 
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc thiết bị trong kho, tránh hư hỏng thực phẩm, tổn hại kinh tế. 
Sơ đồ bếp nhà hàng kho thực phẩm
Sơ đồ bếp nhà hàng khu vực kho thực phẩm

Khu vực sơ chế 

Khu vực sơ chế có công năng sơ chế thực phẩm trước khi đem vào chế biến thành món ăn. Khu vực này gồm các dụng cụ, thiết bị nhà bếp như: Chậu rửa, giá rửa rau củ, thớt, dao, thùng rác, xoong, nồi,…

Tiêu chuẩn bố trí khu vực sơ chế trong mặt bằng bếp nhà hàng gồm: 

  • Bố trí các giá để đồ, chậu rửa để vừa tầm với của nhân viên bếp 
  • Dụng cụ nên dùng chất liệu inox để dễ vệ sinh, lau chùi 
  • Sắp xếp dao thớt ở các vị trí hợp lý, dễ tìm thấy, vừa tầm với của đầu bếp 
  • Các giá đựng đồ thiết kế nhiều ngăn để đựng nhiều dụng cụ khác loại. 
Bản vẽ bếp nhà hàng
Bản vẽ bếp nhà hàng khu sơ chế

Khu gia công 

Khu gia công là nơi nhận các thực phẩm sau khi sơ chế, sau đó sẽ tiến hành gia công trước đi đem vào nấu nướng như: Thái thịt, băm chặt, ướp gia vị, nhào bột, khuấy trứng,…. Khu gia công cần đảm bảo diện tích từ 3 – 4 người làm việc, không quá chật để hiệu suất công việc duy trì. Khu gia công cũng cần vệ sinh thường xuyên, dụng cụ rửa cất khô sau khi sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Mẫu bản vẽ bếp nhà hàng khoa học
Bản vẽ bếp nhà hàng khu gia công thực phẩm

Khu nấu nướng 

Khu nấu nướng giữ vai trò quan trọng trong sơ đồ bố trí mặt bằng bếp nhà hàng. Đây là khu vực trực tiếp chế biến, nấu nướng món ăn thành phẩm, quyết định chất lượng sản phẩm của nhà hàng. Khu vực này cần có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ như nồi nấu, hầm, hấp, chiên, nướng, xào,…. Diện tích khu nấu nướng phải rộng rãi, phân chia từng khu vực như khu vực chiên nướng, khu vực hấp, khu vực xào đồ ăn,… 

Khu vực nấu nướng cần lắp đặt máy hút mùi để không ảnh hưởng tới chất lượng món ăn cũng như vệ sinh toàn khu vực bếp. 

sơ đồ bố trí mặt bằng bếp
Tham khảo sơ đồ bố trí mặt bằng bếp nhà hàng khu nấu nướng

Khu trình bày và phục vụ đồ ăn

Khu vực trình bày đồ ăn gồm những dụng cụ như bát đĩa, chậu rửa, giá để đồ, bàn inox, xe đẩy đồ ăn,… Khu vực này cần đảm bảo rộng rãi để di chuyển đồ ăn ra bàn ăn cho khách, tránh vướng víu, chật chội gây đổ vỡ đồ ăn. Đặc biệt, bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh để không ảnh hưởng tới vệ sinh đồ ăn của khách. 

Bản vẽ bếp nhà hàng phối cảnh 3D
Tham khảo bản vẽ bếp nhà hàng phối cảnh 3D khu vực trình bày và phục vụ đồ ăn

Khu rửa bát 

Sau khi khách hàng ăn uống sau, bát đũa, xoong nồi chế biến sẽ được đem ra vệ sinh tại khu vực rửa bát. Khu vực này có các dụng cụ như chậu rửa, bàn rửa bát, giá để bát, máy diệt khuẩn,…. để đảm bảo bát đũa, xoong nồi sử dụng xong luôn được làm sạch, vệ sinh an toàn. 

Sơ đồ bố trí mặt bằng bếp nhà hàng phổ biến
Sơ đồ bố trí mặt bằng bếp nhà hàng phổ biến hiện nay

Một số cách bố trí bếp nhà hàng phổ biến

Thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng kiểu phân khu 

Một gian bếp nhà hàng sẽ có nhiều khu vực khác nhau tùy theo công việc, công năng khác nhau. Những khu vực này sẽ được bố trí dọc theo tường theo quy luật riêng sao cho các bộ phận liên kết, hỗ trợ nhau theo quy trình chế biến món ăn. Mỗi nhà hàng sẽ có cách sắp xếp khác nhau, nhằm đảm bảo hiệu quả công việc. 

Mẫu thiết kế kiểu phân khu có ưu điểm tạo không gian làm việc riêng giữa các bộ phận trong bếp. Các khu vực được sắp xếp logic để công việc diễn ra xuyên suốt. Đây là mẫu thiết kế bếp nhà hàng phổ biến nhất. 

Thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng kiểu dây chuyền 

Với thiết kế đặc biệt này, bếp ăn của nhà hàng bạn sẽ như một dây chuyền làm việc. Các khu vực cần sắp xếp lần lượt theo quy trình chế biến đồ ăn, nối tiếp nhau theo thứ tự. Nhờ đó đầu bếp sẽ thuận tiện trong khi làm việc. 

Cách bố trí khoa học này phù hợp với nhà hàng có lượng khách hàng đông, cần quy trình làm việc nhanh chóng để tiết kiệm thời gian, tối ưu năng suất công việc nấu nướng. 

Thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng kiểu ốc đảo 

Bếp nhà hàng kiểu ốc đảo là kiểu thiết kế vô cùng đặc biệt, tạo cho gian bếp một không gian mở. Các thiết bị chế biến của bếp kiểu ốc đảo sẽ được đặt ở vị trí trung tâm tạo nên một ốc đảo ở giữa phòng bếp. Các bộ phận khác sẽ bố trí sát tường, xung quanh hỗ trợ bếp chính ở giữa. Nhờ đó mà các bộ phận có thể liên kết với nhau, tăng hiệu quả công việc. 

>> Xem thêm: Các mẫu thiết kế nhà hàng đẹp, ấn tượng nhất hiện nay

Bố trí bếp nhà hàng theo lối dọc

Bố trí bếp dọc theo chiều dài nhà hàng giúp tiết kiệm diện tích, phù hợp với những nhà hàng có diện tích hẹp. Các khu vực chức năng được sắp xếp theo trình tự chế biến, từ sơ chế đến nấu nướng, thành phẩm, tạo sự di chuyển mượt mà cho đầu bếp, nâng cao hiệu quả công việc. Mô hình bếp nhà hàng theo lối dọc giúp giảm thiểu chi phí lắp đặt, thi công hệ thống thông gió, điện nước.

Thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng mở

Bố trí bếp nhà hàng hạn chế tường, vách ngăn giúp nhân viên có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi với nhau, nâng cao hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, mặt bằng bếp theo không gian mở giúp thực khách có thể quan sát trực tiếp quá trình chế biến món ăn, tạo sự thích thú và tin tưởng. Tuy nhiên, mô hình bếp nhà hàng theo kiểu này cần hệ thống thông gió mạnh mẽ để loại bỏ mùi thức ăn, khói bụi, đồng thời vệ sinh thường xuyên để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng

Khi xây dựng mặt bằng bếp nhà hàng, bạn cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau: 

Diện tích và kiến trúc 

Diện tích của bếp ăn công nghiệp phải phù hợp với quy mô nhà hàng và số lượng khách phải phục vụ. Thông thường, tiêu chuẩn diện tích bếp nhà hàng là:

  • Đối với nhà hàng cao cấp: 0,7m2/người 
  • Đối với nhà hàng trung cấp: 0,5 – 0,6m2/người 
  • Đối với nhà hàng bình dân: 0,4 – 0,5m2/người 

Các khu vực trong nhà bếp như khu vực nấu nướng, khu vực chuẩn bị thực phẩm, sơ chế, khu vực rửa chén bát,…. cần đảm bảo diện tích để làm việc hiệu quả, an toàn. Không gian bếp phải đủ để lưu trữ thiết bị, trang thiết bị, vật dụng bếp và nguyên liệu.

Tiêu chuẩn diện tích bếp nhà hàng
Tiêu chuẩn diện tích bếp nhà hàng

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy

Thiết kế kết cấu không gian bếp ăn nhà hàng phải chắc chắn, đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định về PCCC (Phòng Cháy Chữa Cháy) gồm các hệ thống: Hệ thống báo động, chữa cháy tự động, Hệ thống thoát hút khói khu vực bếp, Thiết bị chữa cháy cầm tay. 

Tiêu chuẩn PCCC khi thiết kế bếp nhà hàng: 

  • Bếp cần xây dựng rào chắn lửa giữa khu vực nấu ăn và các khu vực xung quanh. Nguồn điện cần cách khu vực nấu ăn ít nhất 36 inch (1inch = 2,54cm)
  • Các thiết bị dụng cụ cần để ở nơi khô thoáng 
  • Hệ thống điện đảm bảo khả năng xử lý công suất quá tải của nhà hàng. 

Điều kiện vệ sinh

Trong quá trình nấu nướng, nhiều loại thức ăn sẽ gây mùi khó chịu cho phòng bếp. Điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân viên. Việc nấu nướng bằng lửa còn sản sinh nhiệt lượng lớn. Vì thế, để đảm bảo vệ sinh nhà bếp, cần thiết kế hệ thống thông gió, hút mùi để giảm nhiệt và không gian nhà bếp được thông thoáng. 

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng
Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng – đảm bảo vệ sinh

Bạn có thể lựa chọn những loại máy khử mùi, máy hút khói, quạt tản gió, cầu thông gió gắn trên mái nhà,… Hãy chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng cao để đảm bảo quá trình vận hành. 

Bạn cũng nên bố trí khu vực bếp, các dụng cụ, máy móc hợp lý để thuận tiện cho quá trình vệ sinh nhà bếp. Nên chọn các dụng vụ chất liệu inox dễ vệ sinh, không bị oxy hóa,… 

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng đảm bảo an toàn 

Thiết bị và trang thiết bị phải đảm bảo an toàn và không gây nguy hiểm cho nhân viên. Hệ thống điện, gas, nước phải được lắp đặt và sử dụng đúng cách để tránh tai nạn trong quá trình hoạt động. Đường dẫn gas phải kín, không đi gần đường điện và tránh các nguồn nhiệt lớn. Định kỳ hàng tháng, nhà hàng cần kiểm tra hệ thống gas, hệ thống điện xem có trục trặc gì không, tránh những rủi ro bất ngờ. 

Cung cấp đủ ánh sáng

Ánh sáng là một trong các tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng quan trọng. Khu vực bếp cần được cung cấp đủ ánh sáng chung để đảm bảo tầm nhìn cho đầu bếp và nhân viên. Ánh sáng trong bếp cần có độ sáng phù hợp, không quá chói hoặc quá tối. Đa số nhà hàng đều sử dụng các loại đèn chống nước, chống ẩm để đảm bảo độ bền cho hệ thống chiếu sáng trong bếp nhà hàng.

Tiêu chuẩn bếp nhà hàng
Cung cấp đủ ánh sáng là một tiêu chuẩn bếp nhà hàng quan trọng

Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước cần được thiết kế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tình trạng ứ đọng nước bẩn, vi khuẩn sinh sôi. Ngài ra, hệ thống này phải được thiết kế đảm bảo khả năng thoát nước nhanh chóng, tránh tình trạng ngập úng trong khu vực bếp. Các đường ống cấp và thoát nước cần được lắp đặt hợp lý, tránh ảnh hưởng đến hoạt động trong bếp.

Thiết bị, công nghệ và trang thiết bị

Thiết bị phải đáp ứng nhu cầu nấu ăn của nhà hàng, cần có đầy đủ các thiết bị như bếp gas, lò nướng, tủ đông, tủ mát, máy rửa chén, bồn rửa chén,… để đảm bảo công việc nấu ăn được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng. Trang thiết bị như dao, thớt, nồi, chảo cần được bố trí sao cho thuận tiện cho việc sử dụng.

Trang thiết bị nhà hàng đầy đủ
Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị nhà hàng

Lưu ý khi thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng

Một số lưu ý khi thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng chủ nhà hàng cần lưu ý đó là: 

  • Cần đảm bảo chức năng và luồng công việc: Bếp ăn cần có đầy đủ các dụng cụ, máy móc, thiết bị cần thiết để đảm bảo công việc trong nhà bếp. Ngoài ra, bếp cần thiết kế logic, khoa học để tiện lợi, đảm bảo quy trình làm việc. 
  • An toàn và đảm bảo sức khỏe: Bếp ăn phải tuân theo các tiêu chuẩn bếp nhà hàng như lắp đặt các hệ thống hút mùi, thông gió, phòng cháy chữa cháy sao cho đảm bảo an toàn khi làm việc và yếu tố sức khỏe đặt lên hàng đầu. 
  • Thẩm mỹ: Khu vực bếp cũng cần tính thẩm mỹ cao, không nên bố trí lộn xộn, kém thẩm mỹ, khó khăn trong khi làm việc. 
  • Hiệu quả về chi phí: Tùy vào ngân sách đầu tư mà bạn có thể lựa chọn thiết kế và các trang thiết bị với mức giá khác nhau. Chất lượng máy móc phải đảm bảo sử dụng trong thời gian dài, không hỏng hóc trong quá trình vận hành. 
  • Tiện ích và thuận tiện: Bố cục thiết kế bếp nhà hàng cần đảm bảo tiện ích, thuận tiện cho quá trình làm việc để nâng cao hiệu quả công việc. 
Bố trí bếp nhà hàng khoa học
Bố trí bếp nhà hàng khoa học, phân luồng công việc hợp lý

>> Tham khảo: Kinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng nhỏ chi tiết

Thiết kế thi công bếp nhà hàng ở đâu? 

Bạn cần lựa chọn các đơn vị thiết kế, thi công bếp nhà hàng uy tín trên thị trường. bePOS gợi ý một số địa chỉ thiết kế thi công bếp công nghiệp nhà hàng nổi tiếng hiện nay: 

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Kỹ thuật Trần Gia Phát

  • Địa chỉ: 1/7B Đường Linh Đông, P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 038 888 6048 
  • Website: https://trangiaphat.com/

Trần Gia Phát là đơn vị thiết kế bếp nhà hàng uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm, Trần Gia Phát đã thi công thành công rất nhiều dự án bếp quy mô từ nhỏ đến lớn trong các nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn và đáp ứng đúng yêu cầu của mỗi khách hàng.

Đơn vị thiết kế bếp nhà hàng Trần Gia Phát
Trần Gia Phát – đơn vị thiết kế bếp nhà hàng uy tín

Công ty Kỹ thuật Thương Mại Toàn Phát

  • Địa chỉ: 210 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline: 08 9838 9838 
  • Website: https://toanphatcorp.vn/

Toàn Phát là nhà thầu có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất và tư vấn thiết kế thi công bếp nhà hàng. Đơn vị này chuyên cung cấp các thiết bị như bếp công nghiệp, bếp nhà hàng, hệ thống bếp inox, hệ thống gas, hút khói, thoát sàn,… với chất lượng và độ bền cao, mẫu mã đa dạng. Các thiết bị bếp bar công nghiệp được nhập khẩu từ các nước uy tín trên thế giới như Ý, Đức, Malaysia, Thái Lan,…

Bố trí bếp nhà hàng Toàn Phát
Toàn Phát là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị và bố trí bếp nhà hàng dày dạn kinh nghiệm

Tân Lộc Phát

  • Địa chỉ: LK13, số nhà 21, KĐT Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 046 254 3294
  • Website: https://tanlocphat.vn/

Tân Lộc Phát là một đơn vị chuyên phân phối và cung cấp các sản phẩm thiết bị bếp chất lượng dành cho nhà hàng, khách sạn và các cơ sở bếp chuyên nghiệp.

Mỗi dự án thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng, Tân Lộc Phát đều có đội ngũ kỹ thuật viên và các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến tận nơi để thực hiện khảo sát và đưa ra các biện pháp tối ưu nhất. Từ đó đưa ra bản vẽ chi tiết với các thiết bị và vị trí lắp đặt chính xác, nhằm giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư một cách tối đa.

Đơn vị thiết kế bếp nhà hàng Tân Lộc Phát
Tân Lộc Phát với đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong thiết kế bếp nhà hàng

Công ty cổ phần Hà Yến

  • Địa chỉ: Số 3, Lô CN6, Cụm CN Vừa Và Nhỏ Từ Liêm, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: 024 3765 6979
  • Website: https://tanlocphat.vn/

Hà Yến là nhà cung cấp dịch vụ chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt và bảo hành sửa chữa bếp công nghiệp cho các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học và nhiều nơi khác. Sản phẩm Inox của Hà Yến được tin dùng bởi các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Singapore, Australia và các quốc gia khác.

Thiết kế thi công bếp nhà hàng ở đâu
Thiết kế thi công bếp nhà hàng ở đâu? Đến ngay Hà Yến

Trên đây là bài viết bePOS giới thiệu về các tiêu chuẩn, nguyên lý thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng cho các chủ đầu tư đang có ý tưởng xây nhà hàng ăn uống để kinh doanh. Hy vọng bạn đã có kiến thức bổ ích để phác thảo sơ đồ, bố cục cho bếp ăn của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Chúc bạn thành công!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mat-bang-bep-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]