Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpChấm công là gì? Các mẫu bảng chấm công cập nhật mới nhất 2024

Chấm công là gì? Các mẫu bảng chấm công cập nhật mới nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Avatar
Chu Hanh
554 Đã xem

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý nhân sự và tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp chính là chấm công. Chấm công không chỉ đo lường thời gian làm việc của nhân viên, mà còn liên quan đến việc tính lương thưởng, chế độ cho nhân viên. bePOS sẽ giúp các chủ kinh doanh tìm hiểu chấm công là gì và giới thiệu các mẫu bảng chấm công mới nhất 2024.

Chấm công là gì?

Chấm công là quá trình ghi chép và theo dõi thời gian làm việc của nhân viên trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. 

Bảng chấm công là một công cụ quan trọng dùng để ghi nhận thông tin về thời gian làm việc của nhân viên trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là trong một tháng. Bảng chấm công có vai trò quan trọng trong việc tính toán lương và quản lý nhân sự của một tổ chức hay doanh nghiệp. 

Một mẫu bảng chấm công thường chứa các thông tin cơ bản như tên của nhân viên, bộ phận làm việc, và một danh sách các ngày trong tháng. Thông qua mẫu bảng chấm công này, bộ phận nhân sự và kế toán có thể xác định thời gian làm việc thực tế của mỗi nhân viên và sử dụng thông tin này để tính lương một cách chính xác.

Bảng chấm công thường được thiết kế dưới dạng bảng tính Excel, giúp việc nhập dữ liệu dễ dàng và hiệu quả. Tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp, có thể tạo ra nhiều loại bảng chấm công khác nhau, như bảng theo ca, bảng theo tháng, bảng theo giờ làm việc, tùy chỉnh cho phù hợp với đặc điểm cụ thể của tổ chức.

cham-cong-la-gi-bang-cham-cong-la-gi
Chấm công là gì? Bảng chấm công là gì?

Tại sao doanh nghiệp phải có bảng chấm công?

Chấm công đóng vai trò quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực, đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong việc tính toán lương.

Về phía doanh nghiệp 

Đầu tiên, mẫu bảng chấm công và tính lương giúp quản lý các ca làm việc. Doanh nghiệp có thể dựa vào bảng chấm công để lập kế hoạch và sắp xếp ca làm việc dựa trên số lượng nhân viên trong từng ca. Điều này giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc cao nhất trong quá trình thực hiện. Bảng chấm công cũng đảm bảo tính minh bạch trong việc chấm công cho nhân viên.

Ngoài ra, mẫu bảng chấm công và tính lương giúp kiểm soát năng suất công việc. Đây là công cụ khách quan để theo dõi giờ giấc và năng suất làm việc của nhân viên. Chủ doanh nghiệp dựa vào đó có thể đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên và đưa ra các biện pháp cải thiện nếu cần thiết.

Cuối cùng, mẫu bảng chấm công và tính lương cung cấp căn cứ cho việc lập bảng lương chính xác. Dữ liệu từ bảng chấm công giúp bộ phận kế toán tính toán lương một cách chính xác, đảm bảo rằng nhân viên được trả đúng số tiền mà họ đã làm việc và đáng được nhận.

Về phía nhân viên 

Về phía nhân viên, mẫu bảng chấm công có những ý nghĩa quan trọng: 

  • Minh bạch và công bằng: Bảng chấm công tạo sự minh bạch trong việc ghi nhận thời gian làm việc của nhân viên. Điều này giúp người lao động cảm thấy công bằng và an tâm, vì họ biết rằng thời gian làm việc của họ được ghi nhận một cách công bằng, chính xác.
  • Bảo vệ quyền lợi: Bảng chấm công là một công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Bảng chấm công cung cấp bằng chứng cho việc làm việc của họ, số giờ họ đã làm, và các buổi nghỉ phép hoặc ngày nghỉ bảo hiểm xã hội mà họ đã sử dụng. Bảng chấm công có thể có tác dụng khi xảy ra tranh chấp về lương hoặc quyền lợi của nhân viên.
  • Kiểm soát và tự quản lý: Bảng chấm công giúp nhân viên có thể kiểm soát và tự quản lý thời gian làm việc của mình. Họ có thể theo dõi số giờ đã làm, kiểm tra số ngày nghỉ còn lại, và điều chỉnh lịch làm việc theo cách hiệu quả nhất.
  • Khích lệ sự chuyên nghiệp: Bảng chấm công thúc đẩy sự chuyên nghiệp trong làm việc. Nhân viên biết rằng thời gian làm việc của họ được ghi lại nên sẽ có xu hướng làm việc một cách nghiêm túc và hiệu quả hơn để cải thiện năng suất, chất lượng công việc.
  • Đánh giá hiệu suất: Bảng chấm công cung cấp dữ liệu cho việc đánh giá hiệu suất của nhân viên. Nhà quản lý có thể sử dụng thông tin từ bảng chấm công để xác định những người lao động xuất sắc và những người cần cải thiện. Nhà quản lý dựa vào đó có thể đề xuất chính sách thưởng hoặc khen ngợi đúng người.
tai-sao-doanh-nghiep-can-co-mau-bang-cham-cong
Tại sao doanh nghiệp cần có mẫu bảng chấm công?

So sánh các hình thức chấm công phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là bảng so sánh các hình thức chấm công phổ biến nhất hiện nay: 

Hình thức chấm công Định nghĩa Phương thức sử dụng Ưu điểm Nhược điểm
Chấm công cơ học bằng thẻ giấy Sử dụng thẻ giấy với thông tin cá nhân để đánh dấu thời gian vào và ra khỏi nơi làm việc. Bộ phận nhân sự quan sát và chấm công nhân viên bằng giấy 
  • Giá thành thấp
  •  Dể sử dụng
  • Tạo sự tự quản lý cho nhân viên
  • Khó kiểm soát thời gian ra vào của nhân viên vì không thể quản lý nhân viên 24/7 
  • Tốn thời gian vì phải ghi chép, dễ nhầm lẫn
  • Dữ liệu dễ mất và khó tra cứu
Chấm công bằng thẻ điện từ Sử dụng thẻ có chip điện tử để ghi nhận thời gian làm việc. Nhân viên đưa thẻ vào máy đọc thẻ để ghi nhận thời gian.
  • Tính chính xác cao
  • Không bị mất dữ liệu vì được lưu
  •  Khó bị gian lận
  • Đòi hỏi chi phí thiết bị và cài đặt.
  •  Thẻ có thể bị mất hoặc hỏng.
Chấm công bằng vân tay Sử dụng dấu vân tay của nhân viên để xác minh thời gian làm việc. Nhân viên đặt ngón tay lên máy chấm công để ghi nhận thời gian.
  • Tính bảo mật cao
  • Khó gian lận
  • Thời gian chấm công nhanh chóng
  • Đòi hỏi chi phí thiết bị và cài đặt
  •  Vân tay có thể thay đổi do thời tiết hoặc thương tật
  • Đôi khi cần làm sạch máy chấm công
Chấm công bằng khuôn mặt Sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của nhân viên để ghi nhận thời gian làm việc. Máy chấm công nhận dạng khuôn mặt của nhân viên và ghi nhận thời gian.
  • Không cần tiếp xúc vật lý
  • Chấm công nhanh, đơn giản
  • Tính bảo mật cao
  • Đòi hỏi chi phí thiết bị và cài đặt
  • Yêu cầu ánh sáng và điều kiện môi trường tốt
  •  Đòi hỏi sự đồng ý của nhân viên
Chấm công bằng mống mắt Sử dụng công nghệ quét mống mắt để xác minh thời gian làm việc. Máy chấm công quét mống mắt của nhân viên và ghi nhận thời gian.
  • Tính bảo mật cao
  • Khó gian lận
  •  Thời gian chấm công nhanh chóng
  • Chi phí cao
  •  Đòi hỏi sự đồng ý của nhân viên
  •  Thường được sử dụng trong các ứng dụng an ninh nhiều hơn là quản lý nhân viên
Chấm công trực tuyến Sử dụng phần mềm quản lý nhân sự trực tuyến để ghi nhận thời gian làm việc. Nhân viên đăng nhập qua internet hoặc wifi để ghi nhận thời gian làm việc.
  • Có thể quản lý từ xa
  • Tự động hóa dữ liệu và tính toán lương
  •  Không đòi hỏi thiết bị vật lý
Cần kết nối internet ổn định.

Mẫu bảng chấm công mới nhất 2024

Cùng tham khảo các mẫu bảng chấm công mới nhất 2024 dưới đây:

Mẫu bảng chấm công Excel mới nhất 2024

Dưới đây là mẫu bảng chấm công bằng Excel phổ biến và mới nhất năm 2024: 

bang-cham-cong-moi-nhat-2023
Mẫu bảng chấm công mới nhất 2024

>> Tham khảo mẫu bảng chấm công Excel mới nhất file Excel

Mẫu bảng chấm công hàng ngày mới nhất 2024 

Chấm công hàng ngày đang trở thành một phương thức phổ biến để theo dõi hoạt động làm việc của nhân viên ngày nay. Quá trình này thường diễn ra hai lần trong một ngày, và thông tin được ghi chép trên một mẫu bảng chấm công hàng ngày bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc công việc của mỗi nhân viên, cũng như số giờ làm việc của họ trong ngày. 

Thông tin thu thập từ quy trình chấm công này có thể được sử dụng để tính lương cho từng nhân viên và cũng hỗ trợ quản lý trong việc đánh giá và tối ưu hóa sự hiệu quả của nguồn nhân lực.

mau-bang-cham-cong-hang-ngay
Mẫu bảng chấm công hằng ngày

>> Tham khảo Mẫu bảng chấm công hàng ngày mới nhất 2024 tại đây

Mẫu bảng chấm công ca sáng chiều 

Nhân viên chỉ cần ghi lại thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi ca làm việc của họ, và hệ thống sẽ tự động tính toán tổng số giờ làm việc trong ngày. Quy trình này đảm bảo việc theo dõi thời gian làm việc của từng nhân viên được thực hiện chính xác, giúp người quản lý dễ dàng quản lý và theo dõi sự hiện diện của lực lượng lao động của mình.

mau-bang-cham-cong-ca-sang-chieu
Mẫu bảng chấm công ca sáng chiều

>> Tham khảo Mẫu bảng chấm công ca sáng chiều tại đây

Mẫu bảng chấm công theo giờ 

Chấm công theo giờ là một phương pháp phổ biến được sử dụng để quản lý thời gian làm việc của nhân viên trong các tổ chức và doanh nghiệp. Mẫu bảng chấm công theo giờ cung cấp cho nhà quản lý thông tin về độ chính xác và đáng tin cậy về sự hiện diện của nhân viên, đồng thời đảm bảo rằng họ tuân thủ quy định và nội quy về thời gian làm việc của công ty.

Nên lưu ý rằng bảng chấm công theo giờ có thể bao gồm cả thời gian làm thêm (overtime) hoặc thời gian nghỉ (nghỉ phép, nghỉ bệnh, và những loại nghỉ khác). Vì vậy, tổ chức cần điều chỉnh và quản lý thời gian làm việc và nghỉ phù hợp để tránh những sai sót và xung đột liên quan đến việc tính lương.

mau-bang-cham-cong-theo-gio
Mẫu bảng chấm công theo giờ

>> Tham khảo mẫu bảng chấm công theo giờ tại đây

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 

Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200 là một trong những biểu mẫu chấm công được quy định và yêu cầu sử dụng bắt buộc theo quy định của pháp luật. Sử dụng mẫu bảng chấm công này đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc tính lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên.

Các doanh nghiệp cần tuân thủ quy định về ghi chép và lưu trữ bảng chấm công theo đúng hướng dẫn để tránh mắc phải các rủi ro và vi phạm liên quan đến luật lao động.

mau-bang-cham-cong-theo-thong-tu-200
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200

>> Tham khảo Mẫu bảng chấm công theo thông tư 200 tại đây

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 

Đây là mẫu bảng chấm công được xây dựng trên các tiêu trí ngạch, bậc lương hoặc cấp chức vụ, số công hưởng lương sản phẩm, số công hưởng lương thời gian, số công nghỉ việc,…. 

mau-bang-cham-cong-thong-tu-133
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 133

>> Tham khảo mẫu bảng chấm công theo thông tư 133 tại đây

Mẫu bảng chấm công theo thông tư 177 

Biểu mẫu chấm công theo Thông tư 177 thường bao gồm các thông tin cơ bản như tên và mã nhân viên, ngày tháng, các câu hỏi kiểm tra vắng mặt, thời gian bắt đầu và kết thúc, số giờ làm việc thực tế, số giờ làm thêm (overtime) cùng một số thông tin liên quan khác.

mau-bang-cham-cong-thong-tu-177
Mẫu bảng chấm công theo thông tư 177

>> Tham khảo Mẫu bảng chấm công theo thông tư 177 tại đây

Mẫu bảng chấm công theo tuần 

Mẫu bảng chấm công theo tuần không phải là sự lựa chọn phổ biến trong việc quản lý thời gian làm việc. Tuy nhiên, đây là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp cần thường xuyên báo cáo tiến độ hoặc sử dụng chế độ tính lương theo tuần. Đây là một công cụ quản lý hiệu quả để theo dõi hoạt động của nhân viên trong các bộ phận hoặc phòng ban hàng tuần.

Trong quá trình sử dụng bảng chấm công hàng tuần, việc quy định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tuần là điều quan trọng để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.

mau-bang-cham-cong-theo-tuan
Mẫu bảng chấm công theo tuần

>> Tham khảo Mẫu bảng chấm công theo tuần tại đây

Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ 

Bảng chấm công làm thêm giờ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ghi chép thời gian làm việc thực tế trong các ca làm thêm giờ. Sự quan trọng của bảng chấm công xuất phát từ sự khác biệt giữa lương làm thêm giờ và lương theo giờ cơ bản. Để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót trong việc tính toán lương, việc tách riêng bảng chấm công làm thêm giờ là một cách quản lý hiệu quả.

mau-bang-cham-cong-lam-them-gio
Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

>> Tham khảo Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ tại đây

Mẫu bảng chấm công sản xuất 

Bảng chấm công sản xuất là một mẫu biểu sử dụng để ghi chép thời gian làm việc của nhân viên trong các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện bảng chấm công này thường đối mặt với sự phức tạp do công nhân thường phải làm việc trong các ca làm việc khác nhau và thậm chí tăng ca. Điều này đòi hỏi sự quản lý chấm công tại các doanh nghiệp sản xuất phải được tiến hành một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.

mau-bang-cham-cong-san-xuat
Mẫu bảng chấm công sản xuất

Mẫu bảng chấm công tiếng Anh

Bảng chấm công tiếng Anh là một biểu mẫu dùng để ghi chép thời gian làm việc của nhân viên bằng tiếng Anh. Loại bảng chấm công bằng tiếng Anh này thường được áp dụng bởi các tổ chức hoạt động quốc tế, công ty đến từ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc.

Ngoài việc hỗ trợ trong việc quản lý thời gian làm việc, việc sử dụng bảng chấm công tiếng Anh cũng đóng góp vào việc tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tăng tính quốc tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình chấm công diễn ra một cách trôi chảy, đào tạo và hỗ trợ nhân viên về cách sử dụng bảng chấm công tiếng Anh là rất quan trọng.

mau-bang-cham-cong-tieng-anh
Mẫu bảng chấm công tiếng Anh

Cách tạo bảng chấm công đơn giản

Cách làm mẫu bảng chấm công tính lương bao gồm 4 giai đoạn quan trọng như sau: 

Bước 1: Tạo danh sách cho nhân viên 

Trong bước này, bạn cần tạo danh sách nhân viên với các thông tin cơ bản như mã nhân viên và họ tên. Việc này đảm bảo sự chính xác và độ tin cậy của dữ liệu đầu vào. Đôi khi, để tránh sự nhầm lẫn khi có nhân viên trùng tên, chủ kinh doanh có thể bổ sung thêm các thông tin như ngày sinh, chức danh, phòng ban, và thông tin liên hệ.

Bước 2: Tạo cột để tính số ngày làm việc trong tháng 

Tạo các cột để tính số ngày làm việc trong tháng. Số lượng cột này sẽ phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong doanh nghiệp. Điều quan trọng là đảm bảo mỗi cột chấm công tương ứng với một ngày làm việc trong tháng.

cach-tao-bang-cham-cong-don-gian
Cách tạo bảng chấm công đơn giản

Bước 3: Thống nhất biểu tượng chấm công 

Thống nhất các biểu tượng chấm công sẽ giúp bảng chấm công trở nên dễ hiểu và nhất quán. Các biểu tượng này có thể bao gồm:

  • Ốm, điều dưỡng: Ô
  • Con ốm: Cô
  • Thai sản: TS
  • Tai nạn: T
  • Chủ nhật: CN
  • Nghỉ lễ: NL
  • Nghỉ bù: NB
  • Nghỉ nửa ngày không lương: 1/2K
  • Nghỉ không lương: K
  • Ngừng việc: N
  • Nghỉ phép: P
  • Nghỉ nửa ngày tính phép: 1/2P
  • Làm nửa ngày công: NN

Lưu ý rằng, bạn có thể tùy chỉnh các biểu tượng này tùy theo quy định của doanh nghiệp.

Bước 4: Kiểm tra bảng chấm công tính lương 

Cuối cùng, sau khi hoàn tất bảng chấm công, bạn cần thực hiện việc kiểm tra lại toàn bộ thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn sử dụng các phần mềm như Excel hoặc các ứng dụng tính lương. Nhân sự tính lương cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót sau khi nhập liệu hoặc sao chép dữ liệu.

kiem-tra-bang-cham-cong
Kiểm tra bảng chấm công tính lương

>> Xem thêm: Cách tạo bảng chấm công bằng Excel chi tiết nhất

Quy định về mẫu bảng chấm công

Cách thực hiện việc ghi bảng chấm công và phương pháp chấm công là một phần quan trọng của quá trình quản lý nhân sự trong một tổ chức. Dưới đây là chi tiết về phương pháp và trách nhiệm liên quan đến việc ghi bảng chấm công:

Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng chấm công

Dưới đây là trách nhiệm ghi bảng chấm công của các phòng ban: 

  • Lập bảng chấm công hàng tháng: Mỗi bộ phận, phòng ban, tổ, hoặc nhóm làm việc phải thực hiện việc lập bảng chấm công hàng tháng.
  • Chấm công hàng ngày: Hàng ngày, tổ trưởng hoặc người được ủy quyền trong mỗi bộ phận dựa trên tình hình thực tế trong bộ phận của họ để ghi bảng chấm công cho từng nhân viên trong ngày. Họ ghi thông tin vào bảng chấm công tương ứng với các cột từ cột 1 đến cột 31, tức là từ ngày 1 đến ngày 31 của tháng, sử dụng các ký hiệu quy định trong tài liệu hướng dẫn.
  • Ký vào bảng chấm công cuối tháng: Cuối mỗi tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng với các tài liệu liên quan như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương, về bộ phận kế toán để kiểm tra và tính lương cũng như bảo hiểm xã hội.
  • Lưu trữ tại phòng kế toán: Bảng chấm công và các tài liệu liên quan cần được lưu trữ tại phòng kế toán, phòng ban hoặc tổ, để phục vụ cho quá trình kiểm tra và đối chiếu công, tính lương, và quản lý bảo hiểm xã hội.
trach-nhiem-nghia-vu-cham-cong
Trách nhiệm và nghĩa vụ chấm công

Phương pháp chấm công

Hiện nay, có các phương pháp chấm công phổ biến sau đây: 

Chấm công theo ngày

Phương pháp này sử dụng ký hiệu để ghi chấm công cho mỗi ngày làm việc hoặc các hoạt động khác như họp, hội nghị, với mỗi ngày có một ký hiệu tương ứng.

Nếu trong ngày, người lao động thực hiện hai công việc có thời gian khác nhau, thì chấm công theo ký hiệu của công việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Ví dụ: Nếu người lao động A trong một ngày họp trong 5 giờ và làm công việc lương trong 3 giờ, thì ngày đó sẽ được chấm “H” cho công việc họp.

Nếu trong ngày, người lao động thực hiện hai công việc có thời gian bằng nhau, thì chấm công theo công việc diễn ra trước.

Chấm công theo giờ

Trong ngày, người lao động sẽ ghi chấm công theo ký hiệu đã quy định và kèm theo số giờ công tác thực hiện cho công việc đó.

Chấm công nghỉ bù

Phương pháp này áp dụng khi người lao động làm thêm giờ và được trả lương thời gian làm thêm, nhưng không thanh toán lương cho giờ làm thêm đó. Khi người lao động nghỉ bù, thì bảng chấm công sẽ được ghi ký hiệu “NB” và vẫn tính lương cho thời gian làm việc.

cac-phuong-phap-cham-cong
Các phương pháp chấm công

Một số lưu ý khi sử dụng bảng chấm công

Có một số lưu ý quan trọng khi sử dụng mẫu bảng chấm công:

  • Tính minh bạch và công bằng: Đảm bảo rằng quy trình chấm công được thực hiện một cách minh bạch và công bằng. Nhân viên cần được thông báo về quy định và quy trình chấm công, có quyền kiểm tra, yêu cầu chỉnh sửa chấm công của họ nếu cần.
  • Thể hiện tính chính xác: Bảng chấm công nên được thiết kế để thể hiện một cách chính xác thông tin về thời gian làm việc của nhân viên. Cần đảm bảo rằng mọi chi tiết quan trọng được ghi lại một cách đúng đắn.
  • Chấm công đúng giờ: Nhân viên cần chấm công đúng giờ khi đến và ra khỏi nơi làm việc. Điều này giúp quản lý theo dõi thời gian làm việc một cách chính xác.
  • Kiểm tra và xác nhận chấm công: Quản lý cần thường xuyên kiểm tra và xác nhận chấm công của nhân viên. Điều này giúp phát hiện sự nhầm lẫn và lỗi trong quá trình chấm công.
  • Đảm bảo tính bảo mật: Thông tin trong bảng chấm công thường chứa thông tin cá nhân và nhạy cảm về thời gian làm việc của nhân viên. Do đó, cần đảm bảo tính bảo mật của bảng chấm công và chỉ cho những người có quyền truy cập.
  • Lưu trữ dữ liệu lâu dài: Dữ liệu chấm công cần được lưu trữ lâu dài để phục vụ cho mục đích kiểm tra, tính lương, và tuân thủ các quy định pháp luật. Nên thực hiện sao lưu và bảo quản dữ liệu chấm công một cách an toàn.
  • Hỗ trợ công nghệ: Sử dụng công nghệ hỗ trợ chấm công có thể giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu sai sót con người. Công cụ và phần mềm chấm công hiện đại có thể cải thiện tính chính xác và hiệu quả của quy trình.
  • Chấm công nghỉ, làm thêm, và nghỉ bù: Đối với những trường hợp đặc biệt như nghỉ phép, làm thêm giờ, nghỉ bù cần có quy định cụ thể về cách chấm công và ghi chú.
  • Đào tạo nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo về cách sử dụng bảng chấm công và quy trình chấm công. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và hiểu rõ quy định.
luu-y-su-dung-mau-bang-cham-cong
Lưu ý khi sử dụng mẫu bảng chấm công

Hiện nay, sử dụng Excel để chấm công là phương pháp phổ biến được nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh áp dụng. Tuy nhiên, Excel cũng tồn tại một số hạn chế như không thể lưu trữ lượng dữ liệu lớn, dễ nhầm lẫn trong quá trình tính toán, thủ công mất thời gian,… 

Vì thế, đối với những chủ kinh doanh F&B, Spa, Bán lẻ thay vì dùng nhiều phần mềm/ dùng excel, sổ sách thì có thể sử dụng bePOS – giải pháp phần mềm quản lý bán hàng tích hợp tính năng chấm công. bePOS vừa có lợi ích trong việc quản lý công việc kinh doanh, vừa quản lý nhân viên hiệu quả. 

bePOS là một phần mềm quản lý bán hàng với rất nhiều tính năng nổi bật như tính quản lý bán hàng, kiểm soát từng đơn hàng, quản lý data khách hàng để áp dụng các chương trình marketing nâng cao doanh số, báo cáo bán hàng chi tiết, trực quan,… Với bePOS chủ kinh doanh hoàn toàn có thể kiểm soát các hoạt động kinh doanh từ xa mà không cần tới cửa hàng, doanh nghiệp,….. 

Đặc biệt, phần mềm quản lý bán hàng bePOS đã tích hợp tính năng chấm công thông qua gương mặt trong ứng dụng beDisplay. Với bePOS, bạn có thể kết hợp hiệu quả quản lý bán hàng và theo dõi thời gian làm việc của nhân viên, mà không cần phải tạo file hoặc mua máy chấm công.

Đặc biệt, tính năng chấm công kết hợp đồng nhất với tính lương thưởng, giờ làm việc của nhân viên, giúp chủ kinh doanh đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên nhưng tiết kiệm được phần lớn thời gian quản lý. 

NHẬN TƯ VẤN NGAY

su-dung-tinh-nang-cham-cong-cua-bepos
Sử dụng tính năng chấm công của phần mềm bePOS

Mẫu bảng chấm công là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi doanh nghiệp. Việc theo dõi thời gian làm việc của nhân viên không chỉ giúp công ty kiểm soát hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo tính công bằng trong việc tính lương. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin về bảng chấm công để quản lý nhân sự hiệu quả. 

FAQ 

Mẫu bảng chấm công nào được sử dụng phổ biến nhất?

Hiện nay, mẫu bảng chấm công dạng Excel được sử dụng phổ biến nhất do tính tiện lợi và dễ sử dụng.

Có cách nào để tự động hóa quá trình chấm công nhân viên không?

Để tự động hóa quá trình chấm công, chủ kinh doanh có thể sử dụng các phần mềm chấm công hoặc hệ thống quản lý nhân sự. Dưới đây là một số cách để tự động hóa quá trình chấm công nhân viên:

  • Sử dụng phần mềm chấm công: Có nhiều phần mềm chấm công trên thị trường cho phép bạn quản lý và tự động hóa quá trình chấm công nhân viên như Misa, Tanca,… Các phần mềm này giúp chủ kinh doanh ghi lại giờ làm việc, tính toán lương và tạo báo cáo tự động.
  • Sử dụng máy chấm công: Máy chấm công là một thiết bị vật lý giúp ghi lại thời gian làm việc của nhân viên. Chủ kinh doanh có thể sử dụng máy chấm công vân tay, máy chấm công thẻ từ hoặc máy chấm công khuôn mặt để tự động hóa quá trình chấm công.
  • Sử dụng hệ thống quản lý nhân sự: Hệ thống quản lý nhân sự (HRM) cung cấp các công cụ và chức năng để quản lý thông tin nhân viên, bao gồm cả quá trình chấm công. Chủ kinh doanh có thể sử dụng HRM để ghi lại giờ làm việc, tính toán lương và tạo báo cáo tự động.