Mỗi ngày, các doanh nghiệp lớn có thể ký đến hàng chục thậm chí là hàng trăm hợp đồng khác nhau. Và MOU chính là một loại biên bản không thể thiếu, làm tiền đề cho việc ký kết hợp đồng chính thức sau này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết MOU là gì và vai trò của MOU trong việc ký kết hợp đồng như thế nào? Sau đây, hãy cùng bePOS khám phá tất tần tật về MOU và cách viết biên bản ghi nhớ hợp tác nhé!
MOU là gì?
MOU là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng anh Memorandum of Understanding, dịch ra tiếng Việt là biên bản ghi nhớ. MOU là một thỏa thuận song phương hoặc đa phương không ràng buộc, bao gồm thông tin chi tiết về trách nhiệm, thỏa thuận cũng như sự hiểu biết giữa các bên liên quan.
MOU thường được sử dụng trong trường hợp các bên không mong muốn một cam kết pháp lý hoặc trong trường hợp không thể thống nhất ý kiến để đi đến một thỏa thuận hợp pháp. MOU có thể trở thành biên bản có tính pháp lý nếu sở hữu những điều kiện sau:
- Các bên tham gia có những giao ước rõ ràng.
- Mục đích và nội dung của MOU cần được công nhận.
- Mọi điều khoản trong MOU được xác nhận bởi các bên.
- Có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia.

Nói chung, biên bản ghi nhớ không có tính ràng buộc về mặt pháp lý mà chỉ làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Trong những giao dịch thương mại trên quốc tế, MOU đóng vai trò như là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ lưu trữ những thỏa thuận không chính thức.
Hiện tại, chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn, khi các bên tham gia ký kết MOU cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Người kí kết MOU có thể xem đây là một hợp đồng thay thế để sử dụng trong trường hợp kiện cáo hoặc hai bên gặp phải mâu thuẫn khi làm việc với nhau.
Nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác có những gì?
Sau khi tìm hiểu xong về MOU là gì, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá xem MOU bao gồm những nội dung gì nhé.
Bước đầu khi lập MOU, mỗi bên cần phải xác định những thông tin cần được bên kia cung cấp. Quan trọng nhất là hai bên cần phải đưa ra mục tiêu chung để có thể đi đến thỏa thuận cuối cùng. Sau khi biên bản ghi nhớ đầu tiên hoàn thành, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, thảo luận và đưa ra thêm một số ý kiến bổ sung, khi đó bạn có thể lập thêm một biên bản ghi nhớ khác.

Nói chung, nội dung biên bản ghi nhớ hợp tác gồm có:
- Thời gian bắt đầu.
- Thời gian kết thúc.
- Chi tiết các thỏa thuận của hai bên.
- Mặt hạn chế và riêng tư (nếu có).
Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất và chấp nhận tất cả các giao ước được ghi trong MOU thì sẽ đến bước ký kết biên bản ghi nhớ. Trong thương mại quốc tế, trước khi ký kết biên bản ghi nhớ, các bên cần kiểm tra và rà soát thật kỹ lưỡng tất cả những thỏa thuận bên trong.
>> Xem thêm: DÒNG TIỀN LÀ GÌ? LÀM SAO ĐỂ QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ?
Sự khác nhau giữa hợp đồng và MOU là gì?
Ở phần trên chúng ta đã nói MOU là nền tảng cho việc ký kết hợp đồng sau này. Về mặt tính năng thì MOU khá giống với hợp đồng chính thức. Tuy nhiên giữa MOU và hợp đồng vẫn có những sự khác biệt, cụ thể:
Hợp đồng chính thức | MOU |
|
|
Tóm lại, hợp đồng sẽ có tính ràng buộc pháp lý và được pháp luật bảo vệ. Nếu có phát sinh tranh chấp thì tòa án sẽ đứng ra giải quyết. Tất nhiên, khi tham gia vào quá trình kiện tụng để giải quyết tranh chấp thì bên thua kiện sẽ phải chịu chi phí. Còn MOU đơn giản chỉ là bước đệm, tạo điều kiện cho các bên đi tới ký kết hợp đồng chính thức sau này.
Cách viết biên bản ghi nhớ hợp tác mới nhất 2022
Cách viết biên bản ghi nhớ
Bạn có thể tự soạn biên bản ghi nhớ hoặc sử dụng các mẫu có sẵn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự chính xác cho nội dung và hình thức, MOU sẽ gồm các thông tin sau đây:
- Thông tin các bên tham gia đàm phán: Tên công ty, địa chỉ, phương thức liên lạc,…
- Nội dung vấn đề các bên chuẩn bị đàm phán cần phải chỉ rõ: hợp tác góp vốn thì góp vốn vào doanh nghiệp nào, với tư cách gì; nếu buôn bán quốc tế thì hai bên thỏa thuận mua bảo hiểm, thuê tàu như thế nào, trách nhiệm đến đâu; nếu là hợp tác đào tạo thì phải ghi rõ đào tạo ngành nghề gì, dành cho đối tượng nào,…
- Các bên có thể ghi thêm những điều khoản liên quan đến vấn đề bảo mật, trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba tùy theo mục đích của biên bản.

Biên bản ghi nhớ cần được trình bày một cách minh bạch, rõ ràng, khoa học, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung quan trọng mà hai bên đã thống nhất. Lưu ý, không dùng từ nhiều nghĩa khi lập MOU vì rất dễ gây ra tranh cãi, hiểu lầm không đáng có.
>> Xem thêm: TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ MÔ HÌNH KINH DOANH BẠN CẦN BIẾT
Một số mẫu MOU tiếng Việt
Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu hướng đến mà các giao ước trong biên bản ghi nhớ là khác nhau. Sau đây là một số mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh và mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư để bạn có thể tham khảo.
Link tải tài liệu mẫu biên bản ghi nhớ:
- Tải về: Mẫu biên bản ghi nhớ chung
- Tải về: Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh
- Tải về: Mẫu biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư
Trên đây bePOS đã giải đáp MOU là gì và cung cấp một số mẫu MOU tiếng Việt để bạn có thể lập được biên bản ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hy vọng những tài liệu mẫu biên bản ghi nhớ trên đây sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!
FAQ
MOU là viết tắt của từ gì?
“MOU là viết tắt của từ gì?” là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. MOU chính là thuật ngữ viết tắt của Memorandum of Understanding có nghĩa là biên bản ghi nhớ.
Lý do nên sử dụng MOU là gì?
MOU là một lựa chọn hấp dẫn dành cho doanh nghiệp bởi tính đơn giản và dễ sử dụng, không có các điều khoản pháp lý phức tạp như trong luật hợp đồng. MOU không ràng buộc pháp lý, đơn giản vì đó chưa phải là một hợp đồng chính thức mà chỉ là biên bản ghi lại những thỏa thuận của hai bên trong cuộc họp mà thôi.
Nói cách khác, MOU không yêu cầu hai bên phải mời luật sư, thẩm phán hay những người am hiểu về luật pháp để giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Follow bePOS: