Trang chủBlogs Kinh doanh F&BMẫu nội quy bếp nhà hàng chuyên nghiệp, hiệu quả nhất hiện nay

Mẫu nội quy bếp nhà hàng chuyên nghiệp, hiệu quả nhất hiện nay

Tháng sáu 06, 2024
Thanh Ngoan
962 Đã xem

Bộ phận bếp nhà hàng có cần xây dựng nội quy không? Nội quy bếp nhà hàng là gì, có những quy định nào? Nếu đang dự định kinh doanh nhà hàng, quán ăn, chắc chắn đây sẽ là một trong những câu hỏi bạn cần quan tâm. Trong bài viết này, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A-Z về mẫu nội quy nhà hàng dành cho bộ phận bếp. 

Mẫu nội quy bếp nhà hàng

Nội quy bếp nhà hàng là gì? Tại sao cần có 

Nội quy bếp nhà hàng là tổng hợp những quy định đặt ra đối với nhân viên bếp và có phạm vi áp dụng trong khu vực bếp nhà hàng. Nội quy này thường bao gồm một số quy định như đồng phục, tác phong, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,…   

noi-quy-bep-nha-hang-nhan-vien-can-tuan-theo
Nội quy khu bếp nhà hàng là tiêu chuẩn làm việc nhân viên cần tuân theo

Một số lý do vì sao bếp nhà hàng cần có nội quy đó là:

  • Tăng hiệu quả hoạt động: Nội quy giúp bộ phận bếp hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp, mọi nhân viên biết rõ nhiệm vụ và phối hợp tốt với nhau. Ví dụ, quy định về bảo quản nguyên liệu giúp duy trì chất lượng thực phẩm, hỗ trợ quá trình chế biến.
  • Đồng nhất hóa quy trình: Nội quy đồng nhất quy trình làm việc, tránh hỗn loạn và chồng lấn công việc. Ví dụ, có quy định rõ ràng về việc kiểm tra, sơ chế, chế biến và lưu kho thực phẩm, giúp mọi việc diễn ra trôi chảy.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Nội quy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, duy trì độ tươi ngon của thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn và đánh giá của khách hàng.
  • Đảm bảo an toàn lao động: Nội quy giúp quản lý rủi ro an toàn lao động, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy. Ví dụ, hướng dẫn cụ thể về sử dụng bếp để tránh rò rỉ khí gas và các sự cố nghiêm trọng.
  • Dễ dàng quản lý: Nội quy giúp quản lý kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động dễ dàng, dựa trên các quy định để đưa ra chính sách thưởng phạt hợp lý, tránh quyết định thiếu cơ sở gây ức chế cho nhân viên.
noi-quy-bep-nha-hang-dong-nhat-quy-trinh-lam-viec
Đồng nhất quy trình làm việc nhờ nội quy bếp nhà hàng

Tham khảo mẫu nội quy bếp nhà hàng 

Để hiểu rõ hơn cách dựng nội quy bếp ăn, bạn có thể tham khảo một số mẫu như dưới đây. Mẫu nội quy bếp nhà hàng thường được trình bày theo thứ tự quy định, bên trên có ghi rõ “Nội quy nhà bếp” để nhân viên nhận biết. 

Về thứ tự trình bày, bạn có thể liệt kê quy định liên quan đến trình tự làm việc. Ví dụ, những quy định đầu tiên là về thời điểm trước khi vào ca làm, sau đó là trong ca làm, khâu kiểm tra thực phẩm, sơ chế, chế biến, bảo quản, cuối cùng là vệ sinh nhà bếp. Bạn cũng cần in nội quy bếp ăn, đặt trong khung và treo tại nơi dễ theo dõi. 

mau-noi-quy-nha-bep-duoc-nhieu-noi-ap-dung
Mẫu nội quy bếp nhà hàng được nhiều nơi áp dụng
Nội quy nhà bếp phổ biến tại nhiều nhà hàng
Nội quy nhà bếp phổ biến tại nhiều nhà hàng

Những nội quy bếp nhà hàng cần có

Nội quy bếp nhà hàng về vệ sinh bếp

Nhóm quy định đầu tiên và rất quan trọng trong nội quy khu bếp nhà hàng là về vấn đề vệ sinh bếp. Thông thường, bạn có thể đặt quy định vệ sinh bếp theo 3 mốc thời gian như sau: 

  • Trong ca làm việc: Đầu bếp, nhân viên bếp phải vệ sinh kịp thời dụng cụ trong ca làm việc, làm sạch khu vực nấu ăn và sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu đúng chất lượng yêu cầu. 
  • Sau mỗi ca làm việc: Đây là thời điểm mà bếp phải phân chia ca và nhiệm vụ xử lý. Tất cả các thiết bị bếp phải được làm sạch theo đúng tiêu chuẩn. Ví dụ vỉ nướng phải được chải sạch, sàn bếp sau khi bị bắn dầu mỡ cũng phải có người vệ sinh lau sàn. 
  • Theo định kỳ: Nội quy nhà bếp nên quy định nhiệm vụ vệ sinh định kỳ theo ngày/tháng/năm. Ví dụ, đối với những loại máy to, bạn phải thường xuyên kiểm tra lại theo tháng để nhanh chóng phát hiện hỏng hóc. 
quy-dinh-ve-sinh-noi-quy-bep-nha-hang
Quy định vệ sinh trong nội quy khu vực bếp nhà hàng

Nội quy bếp nhà hàng về sử dụng và bảo quản nguyên liệu

Khi đưa nguyên liệu vào nhà hàng, nhân viên phải kiểm tra chất lượng theo những tiêu chí có sẵn, đảm bảo độ tươi ngon như đã thỏa thuận với nhà cung cấp. Tiếp theo, nhân viên phải phân loại và sơ chế thực phẩm trước khi lưu kho. 

Theo đó, những nguyên liệu sống phải được rửa và cắt để đưa vào túi chuyên dụng. Rau, củ, quả phải bỏ lá già héo, bỏ rễ, gọt rửa sạch. Các vật dụng để sơ chế chế, bảo quản cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có chỗ để tách riêng thực phẩm sống và chín,… 

ve-sinh-an-toan-thuc-pham-nhiem-vu-quan-trong
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cơ bản của nhà hàng

Nội quy bếp nhà hàng về phòng cháy chữa cháy

Như đã nói, bếp là nơi dễ xảy ra các rủi ro an cháy nổ nhất trong nhà hàng. Vì vậy, nội quy bếp nhà hàng của bạn phải làm rõ vấn đề này. Chẳng hạn, nhân viên phải sử dụng thiết bị bếp đúng quy cách, tránh rò rỉ khí gây cháy. Nhân viên cũng không được đặt vật dụng khác che chắn lối thoát hiểm, không được khóa cửa. 

Nội quy bếp nhà hàng về vệ sinh và an toàn thực phẩm

Nội quy nhà bếp về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm có những nội dung chính như sau:

  • Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, sơ chế và lưu kho theo đúng quy trình chuẩn.
  • Bếp phải lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định của Bộ Y Tế.
  • Các thiết bị bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải đạt chuẩn Bộ Y Tế, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  • Đầu bếp phải tập huấn về kiến thức an toàn thực phẩm, ngoài ra, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tả, lỵ, viêm gan A,E, viêm da, nhiễm trùng,…
  • Người quản lý bếp phải có trách nhiệm bao quát tất cả hoạt động này, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng,… 
dau-bep-huan-luyen-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Đầu bếp phải được huấn luyện về vệ sinh an toàn thực phẩm

Nội quy bếp nhà hàng về đồng phục

Nhân viên nhà hàng phải có mặt trước từ khoảng 10 đến 20 phút để chuẩn bị công việc, thay đồng phục, chỉnh trang quần áo, tóc tai. Một số nhà hàng yêu cầu nhân viên đứng bếp phải đeo mũ đầu bếp nhằm tránh rơi tóc vào thức ăn. Trong quá trình sơ chế, chế biến, nhân viên phải đeo găng tay và tay phải sát khuẩn vệ sinh từ trước. 

Nội quy bếp nhà hàng về tính kỷ luật

Nội dung cuối cùng trong nội quy nhà bếp là yêu cầu toàn bộ nhân viên phải tuân thủ những điều đã chỉ rõ trong quy định. Mọi người đều phải chấp hành nghiêm túc và tự giác, hết lòng vì công việc, đồng thời không được bỏ vị trí trong ca làm, hoặc tự ý thay đổi quy trình làm việc nếu chưa có sự cho phép của cấp trên. 

nhan-vien-tuan-thu-noi-quy-bep-nha-hang
Nhân viên phải tự giác tuân thủ nội quy bếp nhà hàng

Nội quy bếp nhà hàng theo ca làm việc

Cùng tham khảo một số nội quy bếp nhà hàng theo các ca làm việc:

Trước khi bước vào ca làm việc

  • Đến trước giờ quy định 10-15 phút.
  • Mặc đồng phục và chuẩn bị tư trang cá nhân đúng quy định.
  • Tuân theo mệnh lệnh của bếp trưởng, bếp phó.
  • Chuẩn bị đầy đủ vật dụng và nắm đầy đủ thông tin về bữa ăn.

Trong ca làm việc

  • Vệ sinh cá nhân, chuẩn bị nhanh nhẹn.
  • Thực hiện động tác kỹ thuật chuẩn xác và sạch sẽ.
  • Giữ trật tự và mỹ quan trong khu vực làm việc.
  • Kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến và mang đồ bảo hộ.
  • Bảo quản đồ ăn và thực phẩm đúng quy định.
  • Đáp ứng các yêu cầu khách hàng và bộ phận khác.

Khi giao ca và kết thúc ca làm việc

  • Vệ sinh khu vực làm việc và xử lý rác thải.
  • Kiểm tra điện và khóa chốt gas.
  • Kiểm tra và báo cáo sự cố hàng hóa.
  • Kiểm tra kĩ càng trước khi giao ca.
Tham khảo nội quy bếp nhà hàng theo các ca làm việc
Tham khảo nội quy bếp nhà hàng theo các ca làm việc

>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về các ca làm việc trong nhà hàng 

Một số lưu ý khi xây dựng nội quy khu bếp nhà hàng

Một số lưu ý khi xây dựng nội quy bếp nhà hàng nhằm đạt hiệu quả cao đó là:

  • Quan tâm đến quy mô nhà hàng: Nội quy cần phù hợp với quy mô và cơ cấu tổ chức của nhà hàng, đảm bảo tính khả thi trong thực hiện.
  • Đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu, sát thực tiễn: Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, tránh các thuật ngữ phức tạp. Nội quy nên phản ánh đúng các tình huống thực tế mà nhân viên nhà bếp thường gặp.
  • Phổ biến rộng rãi đến nhân viên: Tổ chức các buổi họp, đào tạo để truyền đạt nội quy đến toàn bộ nhân viên. Đảm bảo mọi người đều hiểu rõ và có thể tuân thủ.
  • Chủ nhà hàng phải gương mẫu: Chủ nhà hàng cần làm gương trong việc tuân thủ nội quy, tạo sự tôn trọng và gắn kết trong đội ngũ nhân viên.
  • Có chế độ thưởng phạt: Thiết lập hệ thống thưởng phạt rõ ràng và công bằng. Khen thưởng kịp thời nhân viên tuân thủ tốt nội quy và xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm, để duy trì kỷ luật và động viên tinh thần làm việc.
dung-noi-quy-bep-nha-hang-phu-hop-quy-mo-kinh-doanh
Dựng nội quy bếp nhà hàng phù hợp quy mô kinh doanh

>> Xem thêm: Mẫu nội quy nhà hàng ăn uống chi tiết nhất 

Câu hỏi thường gặp 

Nhà hàng có bắt buộc xây dựng nội quy lao động không?

Theo quy định pháp luật, nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên thì doanh nghiệp/hộ kinh doanh phải ban hành nội quy lao động bằng văn bản. Nếu quán ăn của bạn có quy mô nhỏ hơn, thì nội quy lao động là không bắt buộc. 

Các cơ chế phạt trong nội quy nhà bếp là gì?

Hiện nay có một số hình thức xử lý từ nặng đến nhẹ như nhắc nhở, phạt cảnh cáo bằng tiền, cho thôi việc. Ví dụ, nếu nhân viên mắc lỗi nhỏ như muộn ca làm, bạn có thể nhắc nhở lần đầu, nhưng nếu tái phạm nhiều lần thì tăng mức phạt. Với những lỗi nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh cũng như an toàn cháy nổ, nhà hàng có thể cho thôi việc.

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất liên quan đến nội quy bếp nhà hàng. Khu vực bếp đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của nhà hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm phục vụ thực phẩm. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất và hãy tiếp tục theo dõi website bePOS trong thời gian tới nhé!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/noi-quy-bep-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]