Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpQuản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc, cách quản lý hiệu quả

Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc, cách quản lý hiệu quả

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Thu Hằng
1201 Đã xem

Tài chính của một doanh nghiệp vô cùng quan trọng, được coi là huyết mạch, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Quản lý tài chính hiệu quả có thể đem lại nguồn lợi nhuận cao và kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận hành trơn chu. Đây cũng được coi là kỹ năng quan trọng nhất của một CEO hay chủ doanh nghiệp. Cùng bePOS tìm hiểu quản lý tài chính doanh nghiệp là gì và những nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả nhé!

Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? 

Theo khái niệm kinh tế học, quản lý tài chính doanh nghiệp (Financial Management) là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Bao gồm những công việc như sử dụng quỹ tiền tệ doanh nghiệp vào các hoạt động mua sắm, đầu tư sản xuất kinh doanh, các hoạt động khác. 

Quản lý tài chính và tài chính kế toán là các hoạt động gắn kết chặt chẽ, được thể hiện rõ ràng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Quản lý tài chính cần tuân thủ những nguyên tắc chung với các nguồn lực tài chính. Đây là công việc quan trọng hàng đầu của mỗi chủ doanh nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững mà còn thúc đẩy phát triển lớn mạnh. 

quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-la-gi
Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?

Tại sao cần thực hiện quản lý tài chính trong doanh nghiệp?

Nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí dẫn tới tình trạng nợ nần, phá sản bởi quản lý tài chính chưa khoa học, hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần lưu tâm tới công việc này bởi nó đem lại nhiều lợi ích: 

  • Lên kế hoạch cụ thể, khả thi cho các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp 
  • Quản lý ngân sách của doanh nghiệp hiệu quả hơn 
  • Phân bổ ngân sách của doanh nghiệp một cách hợp lý với từng kế hoạch kinh doanh 
  • Giúp chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính với mục đích và tầm nhìn xa 
  • Cắt giảm một số chi phí không cần thiết, ảnh hưởng tới nguồn vốn của doanh nghiệp 
  • Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên có kiến thức, nhận thức về tài chính, tiết kiệm ngân sách và đầu tư hiệu quả 
  • Giúp doanh nghiệp lên các kế hoạch sử dụng nguồn tài chính trong tương lại và phát triển bền vững. 
tai-sao-can-quan-ly-tai-chinh-daonh-nghiep
Tại sao cần quản lý tài chính trong doanh nghiệp?

Khó khăn khi quản lý tài chính trong doanh nghiệp 

Quản lý tài chính là công việc vô cùng khó khăn, không chỉ đòi hỏi sự tập trung của ban lãnh đạo mà còn cần sự kết hợp của toàn bộ đội ngũ nhân sự trong công ty. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp trong quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp: 

Khó khăn khi phân bổ, quản lý, tiếp cận nguồn vốn 

Nhiều chủ doanh nghiệp chưa biết lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý. Việc này dẫn tới nhiều bất cập và hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ, chủ doanh nghiệp dồn vốn quá nhiều cho một hoạt động mà quên đầu tư cho các hoạt động khác quan trọng không kém. Dẫn tới khi lĩnh vực được đầu tư thua lỗ, thiệt hại nghiêm trọng về vốn, các lĩnh vực khác không được đầu tư nên không thể bù đắp vào tài chính đã bị thiệt hại. 

Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Các kênh huy động vốn trên thị trường hiện nay ngày càng đa dạng, các ngân hàng, công ty tài chính cho ra rất nhiều gói vay hỗ trợ vốn doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vấn đề khi vay vốn như tài sản đảm bảo, không đủ điều kiện vay, không được hỗ trợ kịp thời,… Lãi suất vay tăng qua các năm cũng gây áp lực cho doanh nghiệp. Sau đó khi có vốn rồi sử dụng không hiệu quả, dẫn tới không trả được nợ.

phuong-phap-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep
Phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp

Lãnh đạo chưa phân bổ, sử dụng nhân sự hợp lý 

Nhân sự luôn là bài toán khó cho chủ doanh nghiệp, quản trị con người có lẽ còn khó khăn hơn việc quản lý tài chính. Nhiều doanh nghiệp bị hao hụt tài chính khi quản lý nhân sự không đúng cách: Dư thừa nhân sự, người lao động thường xuyên nghỉ việc, liên tục phải tuyển và tốn chi phí đào tạo nhân sự mới, chính sách lương thưởng hoa hồng quá cao,… 

Lãnh đạo doanh nghiệp thiếu kiến thức tài chính 

Lãnh đạo không nắm được toàn cảnh tài chính của công ty, thậm chí thiếu hụt nhiều kiến thức tài chính khiến việc đánh giá, quản lý, lên kế hoạch sử dụng tài chính gặp nhiều khó khăn. 

Nhiều lãnh đạo không quan tâm tới tài chính công ty, phó thác hết công việc cho kế toán trưởng, kế toán trưởng gian lận, không có trách nhiệm dẫn tới tình hình tài chính rơi vào khủng hoảng. 

lanh-dao-thieu-kien-thuc-tai-chinh
Lãnh đạo thiếu kinh nghiệm, kiến thức về tài chính

Không có công cụ quản lý

Một khó khăn khác mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu công cụ quản lý tài chính. Các công việc hiện tại vẫn sử dụng công cụ truyền thống như sổ sách, excel dẫn tới tính toán sai sót, thâm hụt ngân sách, nhân viên dễ gian lận, tắc trách trong công việc. Vì vậy, lãnh đạo cần tìm hiểu ngay về những công cụ quản lý tài chính trong doanh nghiệp tự động, nhanh gọn, hiệu quả. 

Một số nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp

Sau khi hiểu quản lý tài chính doanh nghiệp là gì cũng như tầm quan trọng của hoạt động này, bạn cần hiểu và nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản giúp việc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả hơn. 

Thực hiện tổ chức lại nguồn tài chính doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cần tổ chức lại các nguồn tài chính trong công ty gồm: Các khoản vay nợ, chi phí đầu tư, tiền lương, các khoản chi thường xuyên, các khoản thu, lợi nhuận từ mọi hoạt động kinh doanh,…. đều cần được theo dõi và cập nhật thường xuyên hằng ngày, tránh việc sai sót. 

Cân bằng giữa thu và chi

Việc thu chi cần được tổng kết, ghi chép để có thể cân bằng thu chi, tránh việc thu ít hơn chi, lâu ngày dẫn tới nợ xấu không thể trả. Khi quản lý thu chi chi tiết, lãnh đạo sẽ có kế hoạch phân bổ tài chính cho thu chi hợp lý hơn, cân bằng để tránh việc chi vượt thu quá nhiều. 

cang-bang-thu-chi-trong-quan-ly-tai-chinh
Cân bằng thu chi là phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Cách quản lý tài chính doanh nghiệp – Dùng tiền hiện có để tạo ra lợi nhuận

Doanh nghiệp luôn cần có phương án sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi nhuận. Dòng tiền ở một chỗ sẽ không thể sinh lời, thậm chí các khoản chi tiêu còn khiến chúng bị thâm hụt. Do đó, lãnh đạo công ty nên tìm hiểu các kênh đầu tư để tạo ra lợi nhuận cho tài chính doanh nghiệp.

Luôn lưu ý đến yếu tố thuế

Khi kinh doanh hay đầu tư, bất kỳ khoản tiền sinh lời nào của doanh nghiệp cũng đều phải đóng thuế cho nhà nước. Do đó, trước khi đầu tư bất kỳ lĩnh vực nào, hãy tìm hiểu kỹ về các khoản thuế phải chi cho nhà nước.

Cân bằng giữa rủi ro và hiệu suất, lợi nhuận nhận về

Rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận, rủi ro nhỏ tạo lợi nhuận nhỏ và rủi ro cao có thể sinh lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc bởi bất kỳ khoản đầu tư nào cũng tiềm ẩn rủi ro, nếu không có kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công ty của bạn có thể rơi vào phá sản vì rủi ro cao.

can-bang-du-phong-rui-ro
Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? Cân bằng, dự phòng rủi ro

Có kế hoạch dự phòng

Vì các kênh đầu tư, kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro nên bạn luôn phải có kế hoạch dự phòng để tránh những thiệt hại không đáng có. Một số cách dự phòng như mua bảo hiểm, xây quỹ dự phòng, phân bổ rủi ro để đối phó với những tình huống nghiêm trọng.

Dự báo dòng tiền doanh nghiệp

Dòng tiền hằng ngày nên được thống kê chi tiết. Ngoài ra, dòng tiền trong tương lại gần cũng cần được dự báo, lên kế hoạch trước xem có khoản thua lỗ hoặc thâm thụt, các khoản nợ cần trả sắp tới không để có kế hoạch tài chính cụ thể.

>> Xem thêm: Các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp là gì?

Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp

Để quản lý tài chính thành công, nhà quản lý, chủ doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ những kỹ năng quản lý tài chính. Một số kỹ năng quản lý tài chính cơ bản là: 

  • Phân tích báo cáo tài chính: Đây là kỹ năng quan trong giúp chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát được các dòng tiền của doanh nghiệp đã chảy về đâu, hoạt động thu chi của doanh nghiệp mình, từ đó có kế hoạch thu chi hiệu quả hơn, tránh thâm hụt ngân sách và có kế hoạch trả nợ rõ ràng. 
  • Lên kế hoạch đầu tư: Không nên bỏ trứng vào một giỏ, bạn nên tìm hiểu đa dạng các kênh đầu tư để phân bổ tài chính. Ví dụ như: Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,…. 
  • Có kế hoạch phòng ngừa rủi ro: Bạn nên xác định mức độ rủi ro trước khi đầu tư bất kỳ kênh nào và lập một số biện pháp phòng ngừa trước khi rủi ro xảy ra.
ky-nang-quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep
Kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp

Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là gì? 

Hiện tại có 7 cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là: 

  • Quản lý tài sản cố định 
  • Quản lý tài sản lưu động 
  • Quản lý vốn bằng tiền mặt 
  • Quản lý tín dụng thương mại dịch vụ 
  • Quản lý vốn có sẵn 
  • Quản lý quyết định đầu tư 
  • Quản lý rủi ro tài chính bán hàng. 

Chủ doanh nghiệp muốn quản lý tài chính thành công phải nắm bắt rõ 7 cơ chế quản lý này để áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp mình. 

>> Xem thêm: Tìm hiểu khái niệm tín dụng doanh nghiệp là gì?

Sử dụng phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp

Đây là cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả  được áp dụng phổ biến hiện nay. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thu chi hằng ngày chi tiết và cụ thể, cung cấp các báo cáo trực quan dạng biểu đồ rõ ràng và giảm thời gian làm việc, chi phí vận hành.

bePOS là phần mềm quản lý bán hàng có tích nghiệp quản lý tài chính phổ biến hiện nay, giúp quản lý tài chính được nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa, các cửa hàng kinh doanh chọn lựa bởi những ưu điểm và tính năng nổi bật: 

  • Giúp quản lý tài chính, quá trình thu chi theo thời gian cụ thể, rõ ràng 
  • Quản lý hoạt động xuất nhập kho hàng, công nợ của khách hàng và nhà cung cấp 
  • Tính lương thưởng hoa hồng cho nhân viên 
  • Quản lý các chương trình khuyến mại, thu chi từ chương trình khuyến mại 
  • Quản lý định lượng nguyên liệu cho từng sản phẩm, tính toán giá vốn và giá bán 
  • Bảo mật cao, đảm bảo dữ liệu khách hàng và công ty.
su-dung-bepos-quan-ly-tai-chinh
Sử dụng phần mềm bePOS để quản lý tài chính doanh nghiệp nhỏ

bePOS hiện đang phục vụ hơn 12.000 khách hàng trên 10 quốc gia toàn quốc, các khách hàng lớn tới từ Úc, Mỹ, Việt Nam,… cho phản hồi vô cùng tích cực về bePOS. bePOS đã giúp họ tăng 30% doanh thu và giảm chi phí nhân sự đáng kể.  

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

Trên đây là khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp là gì và các cách quản lý tài chính doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần trang bị những phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. 

FAQ 

Tài chính doanh nghiệp là gì? 

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là nguồn vốn có sẵn và nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính khác nhau như thế nào? 

Cơ chế tài chính là cách thức và doanh nghiệp nhận được nguồn vốn để hoạt động. Còn cơ chế quản lý tài chính là các phương pháp, nguyên tắc, cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý tài chính, đảm bảo doanh nghiệp vận hành và phát triển.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]