Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpQuản trị doanh nghiệp là gì? Cách quản trị doanh nghiệp thời đại 4.0

Quản trị doanh nghiệp là gì? Cách quản trị doanh nghiệp thời đại 4.0

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2023
Avatar
bePOS
572 Đã xem

Quản trị doanh nghiệp là gì, nên triển khai như thế nào để đem lại kết quả tốt? Quản trị doanh nghiệp là một trong những nội dung có đóng góp vô cùng quan trọng đến sự phát triển mỗi công ty. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến lĩnh vực này. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là việc xây dựng những cơ chế, chính sách, quy định, nhằm kiểm soát, điều hành công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể hiểu khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì dưới hai khía cạnh như sau:

  • Hệ thống chính sách, quy định: Những người đứng đầu sẽ xây dựng hệ thống chính sách và quy định tối ưu nhất, giúp lèo lái công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những chính sách này phải đảm bảo cân đối lợi ích giữa các bên như nhà nước, thành viên công ty, nhân viên, đối tác kinh doanh, khách hàng, cộng đồng,…
  • Là quá trình tác động một cách có tổ chức giữa chủ và nhân viên: Sau khi đã xây dựng chính sách, người chủ phải áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. 

quan-tri-doanh-nghiep-la-gi

Nhiều người chưa hiểu bản chất khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì

Bạn đã hiểu hết vai trò của quản trị doanh nghiệp là gì? 

Vậy vai trò của quản trị doanh nghiệp là gì? Việc hiểu rõ tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp giúp người chủ vận dụng hiệu quả và ra những chính sách, quy định đúng đắn nhất. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp có 4 vai trò cơ bản là:

Vai trò lên chiến lược, chính sách cho doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, hiệu quả thì phải có tầm nhìn xa. Quản trị doanh nghiệp có vai trò thực hiện điều này. Người chủ phải xác định đường hướng phát triển và dự đoán trước các xu hướng có thể xảy ra. Ví dụ, dựa vào những chỉ số báo cáo tài chính, nhà quản trị sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán các rủi ro tài chính trong tương lai, từ đó có kế hoạch dự trù. 

muc-tieu-cua-quan-tri-doanh-nghiep-la-len-chien-luoc-hieu-qua

Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là lên chiến lược hiệu quả

Vai trò tổ chức doanh nghiệp

Nhờ có cách quản trị thông minh mà doanh nghiệp đi vào vận hành một cách trơn tru, cụ thể như:

  • Tổ chức bộ máy: Nhà quản trị sẽ tổ chức bộ máy doanh nghiệp với các cấp bậc, vị trí khác nhau, đồng thời quy định quyền hạn và trách nhiệm mỗi vị trí.
  • Phân công nhân sự: Sau khi đã có cái khung là bộ máy, nhà quản trị lựa chọn nhân sự và phân bổ vào từng vị trí, sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. 
  • Đảm bảo sự phối hợp giữa các phòng ban: Quản trị doanh nghiệp đảm bảo các phòng ban phải có sự phối hợp ăn ý với nhau, tạo sự kết dính và cùng thống nhất hướng hướng về mục tiêu và chiến lược chung. 

vai-tro-cua-quan-tri-doanh-nghiep-la-to-chuc-noi-bo

Vai trò của quản trị doanh nghiệp là tổ chức nội bộ

Vai trò lãnh đạo, chỉ huy

Quản trị doanh nghiệp cho thấy vai trò lãnh đạo của những người đứng đầu công ty. Nhà quản trị đưa ra các chỉ thị, đặt mục tiêu và hướng dẫn nhân viên làm theo. Không chỉ vậy, đây là còn là nơi tập hợp mọi ý kiến trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định cuối cùng. Người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định hợp lý thì công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn.

vai-tro-cua-nguoi-lanh-dao-rat-quan-trong

Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong mọi doanh nghiệp

Vai trò điều phối hoạt động doanh nghiệp

Vai trò điều phối của quản trị doanh nghiệp được thể hiện qua:

  • Phối hợp các phòng ban, đảm bảo hoạt động ăn ý, hiệu quả.
  • Duy trì kỷ luật của công ty, giúp việc vận hành doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn.
  • Tạo động lực cho nhân viên, khuyến khích tinh thần sáng tạo, hăng say làm việc. 

 cach-quan-tri-doanh-nghiep-giup-cong-ty-van-hanh-tot

Cách quản trị doanh nghiệp tốt giúp công ty vận hành mượt mà

Vai trò đánh giá và điều chỉnh

Nhà quản trị phải giám sát, kiểm tra kết quả hoạt động, nhằm đưa ra những đánh giá khách quan về điểm mạnh của công ty, cũng như những bất cập còn tồn tại. Nếu thấy cần phải thay đổi, nhà quản trị sẽ điều chỉnh chính sách và cải thiện bộ máy. 

nha-quan-tri-can-dua-ra-dieu-chinh-kip-thoi

Nhà quản trị cần đưa ra điều chỉnh kịp thời

Bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả gồm những gì? 

Sau khi tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì, bạn cần phải nắm chắc các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Nguyên tắc hoạch định rõ ràng: Các chiến lược, chính sách, mục tiêu của công ty phải rõ ràng, thậm chí đo lường được. Điều đó giúp toàn bộ nhân viên có cơ sở để bám sát những gì đã đề ra.
  • Nguyên tắc chuyên môn hóa: Nguyên tắc này chỉ ra rằng nhân sự phải được tổ chức, phân chia để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Công việc được giao đúng người thì sẽ nâng cao hiệu quả hơn rất nhiều.
  • Nguyên tắc thẩm quyền tương ứng trách nhiệm: Người có càng nhiều quyền, tương đương với việc càng có nhiều trách nhiệm. Điều này đảm bảo mỗi quyết định đưa ra đều phải được xem xét kỹ càng, tránh lạm dụng quyền hành. 
  • Nguyên tắc kỷ luật và bình đẳng: Kỷ luật là tiêu chuẩn chung của tất cả mọi người trong công ty, yêu cầu mọi người phải tuân thủ, không phân biệt cấp trên hay cấp dưới. 
  • Nguyên tắc thống nhất về chiến lược chung: Doanh nghiệp cần một chiến lược chung có độ ổn định cao, không nên thay đổi quá nhiều, dẫn đến hoạt động thiếu hiệu quả.
  • Nguyên tắc đặt lợi ích chung lên trên: Nhà quản trị phải đảm bảo cân bằng các lợi ích của mọi người, miễn là những lợi ích đó không đi ngược lại với lợi ích chung của công ty.
  • Nguyên tắc đảm bảo thù lao: Những người làm việc trong công ty phải được trả thù lao một cách công bằng và tương xứng. 
  • Nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả: Công ty cần kiểm soát dòng tiền hiệu quả, thông qua các hoạt động như lập báo cáo tài chính theo kỳ, phân tích và dự đoán rủi ro,…
  • Nguyên tắc tập trung hóa: Quyền điều hành và ra chỉ thị chỉ nên tập trung vào một số người, tránh gây phân tán nguồn lực.
  • Nguyên tắc trật tự: Mọi người trong công ty nên đảm bảo làm tốt vai trò thuộc về vị trí của mình, trước khi thực hiện các công việc khác. 
  • Nguyên tắc tôn trọng sáng kiến: Không phải lúc nào hoàn toàn nghe theo chỉ thị của cấp trên cũng là tốt. Nhà quản trị nên tính đến việc tham khảo ý kiến của nhân viên, giúp họ cảm thấy được lắng nghe. 
  • Nguyên tắc đoàn kết: Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, các thành viên đều cần có sự đoàn kết và hợp tác lẫn nhau. 

muc-tieu-cua-quan-tri-doanh-nghiep-la-vi-loi-ich-chung

Mục tiêu của quản trị doanh nghiệp là vì lợi ích chung

>> Xem thêm: Top 5 cuốn sách quản trị doanh nghiệp đáng đọc nhất

Tìm hiểu 3 mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại

Mô hình Holacracy

Mô hình Holacracy hiểu đơn giản nhất là mô hình quản trị doanh nghiệp không cần đến sếp. Lúc này, nhân viên sẽ tự chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc, tự tìm ra cách làm việc hợp lý nhất. Đây là mô hình trao quyền, mỗi nhân viên tự làm chủ chính mình, chứ không phải người làm thuê. Một số đặc điểm cơ bản của mô hình này là:

  • Các thành viên “tự quản lý” lẫn nhau.
  • Các quy định của công ty xoay quanh công việc, chứ không phân chia theo thứ bậc nhân sự.
  • Các quy định thường rất linh hoạt, thay đổi nhanh, sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
  • Minh bạch và rõ ràng, các thành viên đều như nhau không kể nhân viên hay chủ doanh nghiệp. 

holacracy-la-mo-hinh-quan-tri-doanh-nghiep-hien-dai

Holacracy là một mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại

Mô hình McKinsey 7S Model

Mô hình này quy định công ty thành các yếu tố cứng và mềm, nhằm chỉ ra mức độ dễ xác định và mức độ ảnh hưởng. Các yếu tố cứng bao gồm chiến lược, cấu trúc và hệ thống. Các yếu tố mềm liên quan đến văn hóa công ty như phong cách làm  việc, nhân sự, những giá trị chung,…

mo-hinh-mckinsey
Mô hình McKinsey chia các yếu tố cứng và mềm

Mô hình Kotter’s 8 Step Change Model

Mô hình của giáo sư Kotter tập trung vào việc kiểm soát, quản lý những thay đổi diễn ra trong nội bộ công ty và cả bên ngoài. Cụ thể trong đó có 8 bước, giúp công ty thay đổi một cách có hệ thống và đạt kết quả bền vững. 8 bước đó là:

  • Bước 1: Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tốt.
  • Bước 2: Sắp xếp nhân sự sao cho hợp lý.
  • Bước 3: Xác định chiến lược của công ty dựa trên các giá trị cốt lõi đang hướng đến.
  • Bước 4: Chia sẻ tầm nhìn với các thành viên của công ty để đảm bảo đi đúng hướng.
  • Bước 5: Thay những rào cản nội bộ để thúc đẩy sự thay đổi.
  • Bước 6: Tạo ra các mục tiêu ngắn hạn, có thể đo lường được để làm động lực cho nhân viên.
  • Bước 7: Duy trì sự tăng trưởng từ những thành công ban đầu.
  • Bước 8: Đồng bộ hóa sự thay đổi, biến đó thành một phần văn hóa công ty. 

doi-pho-thay-doi-la-noi-dung-khi-tim-hieu-quan-tri-doanh-nghiep

Đối phó với thay đổi là nội dung quan trọng khi tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì

Các xu hướng quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0 

Trao quyền cho nhân viên

Trao quyền hiệu quả là một trong những xu hướng quản trị doanh nghiệp trong thời gian tiếp theo. Hiểu đơn giản, trao quyền là việc giao phó cho nhân viên thay mình thực hiện một số công việc. Điều này giúp thúc đẩy sự tự tin, chủ động, tinh thần táo bạo, sáng tạo cho cấp dưới. Để việc trao quyền diễn ra hiệu quả, bạn cần:

  • Thực hiện công khai: Việc trao quyền nên diễn ra công khai, để tạo nên sự đồng nhất, tránh gây nên sự mâu thuẫn không đáng có.
  • Trao quyền có căn cứ: Nhà quản trị không nên trao quyền một cách tùy tiện, mà phải qua thủ tục rõ ràng như ban hành văn bản quyết định,…
  • Tin tưởng ở nhân viên: Khi trao quyền, nhà quản trị nên thể hiện thái độ tin tưởng ở nhân viên, không tùy tiện thu hồi quyền lực đã trao. Điều này tránh gây cho nhân viên cảm giác không được tin tưởng, dễ gây ra bất mãn. 

trao-quyen-duoc-quan-tam-khi-tim-hieu-quan-tri-doanh-nghiep

Trao quyền là xu hướng được quan tâm khi tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì

Quản trị chia sẻ thông tin

Thông tin được coi là huyết mạch của doanh nghiệp. Nhân viên càng được cập nhật nhiều thông tin, hiệu quả làm việc sẽ càng cao. Nhà quản trị nên đảm bảo rằng, tất cả nhân viên đều được chia sẻ những thông tin cần thiết, để họ có thể chủ động trong công việc. 

Ngoài việc chia sẻ thông tin, nhà quản trị cũng cần đem lại môi trường tân tiến, văn minh, tự do nêu ý kiến. Ví dụ, cấp trên có thể tạo điều kiện cho cấp dưới dễ dàng gặp mình, hoặc tạo nhiều cuộc thảo luận giữa các phòng ban khác nhau. 

nhan-vien-can-nhieu-thong-tin-de-thuc-hien-cong-viec-tot

Nhân viên cần nhiều thông tin để thực hiện công việc tốt

Quy trình làm việc hiệu quả, gọn nhẹ

Quy trình là yếu tố được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu quản trị doanh nghiệp là gì? Một quy trình làm việc rườm rà sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản, không tận dụng được nguồn lực, hiệu quả làm việc thấp. Để tránh điều này, nhà quản trị có thể:

  • Chuẩn hóa quy trình nội bộ: Công ty cần nghiên cứu một quy trình làm việc tinh gọn nhất, loại bỏ các khâu rườm rà, không quan trọng và áp dụng chung toàn nội bộ. Tuy nhiên, nhà quản trị cần lưu ý chỉ chuẩn hóa đến mức hợp lý, để vẫn có không gian cho sự đổi mới và sáng tạo.
  • Tạo sự liên kết: Để quy trình đã chuẩn hóa có thể đi vào thực tiễn, nhà quản trị cần đảm bảo sự liên kết giữa các phòng ban. Việc trao đổi thông tin kém gây nên tình trạng khó hợp tác, mất thời gian và làm việc không hiệu quả. 

can-hieu-ro-chuan-hoa-quy-trinh-quan-tri-doanh-nghiep

Cần hiểu rõ chuẩn hóa quy trình quản trị doanh nghiệp là gì

Sử dụng khoa học công nghệ vào vận hành

Như đã nói ở trên, doanh nghiệp cần chia sẻ thông tin rộng rãi và tạo sự liên kết giữa các phòng ban, nhằm thực hiện quy trình đã chuẩn hóa. Để đạt được điều này, doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ thông tin. Cụ thể như:

  • Tạo nên một nền tảng thống nhất: Tất cả các thông tin được chia sẻ một cách chính xác và nhanh chóng trên một nền tảng duy nhất. Nhân viên đều có quyền truy cập và tìm các dữ liệu quan trọng để thực hiện công việc của mình. 
  • Tiết kiệm thời gian: Công nghệ thông tin giúp quy trình làm việc diễn ra nhanh chóng và mượt mà. Từ đó, nhiều khâu thủ công sẽ được loại bỏ và dành thời gian để thực hiện những nhiệm vụ khác.
  • Hỗ trợ lên chiến lược: Các phần mềm hiện đại đều có chức năng tổng hợp dữ liệu, giúp nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình hoạt động của công ty. Từ đó, họ có thể ra các quyết định đúng đắn hơn. 

cong-nghe-ho-tro-moi-mat-hoat-dong-doanh-nghiep

Công nghệ hỗ trợ mọi mặt của hoạt động doanh nghiệp

>> Xem thêm: Tất cả thông tin cần biết về phần mềm quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp năm 2022

Nếu bạn đang tìm một phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, hãy tham khảo sản phẩm của bePOS nhé. Sau khi kết hợp với hơn 10,000 khách hàng trên toàn thế giới, số liệu cho thấy, khi sử dụng phần mềm bePOS, các chuỗi này đã tăng 30% doanh thu và tiết kiệm 50% thời gian, chi chi phí vận hành. Một số tính năng nổi bật của bePOS là:

  • Quản trị thông tin hàng hóa, cập nhật thông tin hàng hóa theo thời gian thực.
  • Ghi nhận mọi thông tin về giao dịch, hệ thống chứng từ, hóa đơn,…
  • Quản lý hàng tồn kho, đánh giá các mặt hàng bán chạy,…
  • Lên báo cáo tài chính chỉ với vài thao tác đơn giản, không cần tốn tiền thuê phòng kế toán ngoài. 
  • Thực hiện các chức năng mở rộng kinh doanh như Marketing, chăm sóc khách hàng,…

>> Xem thêm: Bảng giá phần mềm quản lý bán hàng bePOS mới nhất!

bepos-la-phan-mem-quan-tri-doanh-nghiep

bePOS là phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi quản trị doanh nghiệp là gì, có những phương pháp quản trị như thế nào. Để biết thêm nhiều kiến thức thú vị, bạn hãy thường xuyên truy cập website bePOS và cập nhật các bài viết tiếp theo nhé! 

FAQ

Tại sao Chủ tịch HĐQT không nên đồng thời làm Tổng giám đốc?

Chủ tịch HĐQT là người giám sát các hoạt động của công ty, đảm bảo thực hiện đúng như chính sách đã đề ra. Còn Tổng giám đốc là người triển khai chính sách, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng ngày. Nếu hai chức danh này đều do một người đảm nhiệm, thì dễ gây nên hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Nên chọn mô hình công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân?

Mô hình TNHH 1 thành viên, 2 thành viên thường ít rủi ro hơn so với doanh nghiệp tư nhân, do đã giới hạn trách nhiệm tài sản trong phần vốn góp. Tuy nhiên, hai mô hình trên có tư cách pháp nhân, nên sẽ chịu nhiều sự điều chỉnh của pháp luật hơn. Mô hình doanh nghiệp tư nhân rủi ro hơn, nhưng tạo nên nhiều sự tự do.

Mô hình công ty hợp danh thì sẽ bắt buộc trong một vài ngành nghề, và phải đáp ứng nhiều điều kiện luật định. Tóm lại, để chọn ra loại hình phù hợp, bạn nên xem xét các yếu tố liên quan đến điều kiện thực tế của mình.