Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệp[MỚI 2024] Quy trình tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn ISO 10 bước từ A-Z

[MỚI 2024] Quy trình tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn ISO 10 bước từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng mười hai 12, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1990 Đã xem

Quy trình tuyển dụng là hoạt động quan trọng giúp tìm ra những nhân tài, góp phần phát triển cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để có quy trình tuyển dụng thành công? Trong bài viết dưới đây bePOS sẽ chia sẻ với bạn quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước đạt tiêu chuẩn ISO hiệu quả nhất!

Quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước theo tiêu chuẩn ISO

Dưới đây bePOS sẽ gợi ý cho bạn quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước theo tiêu chuẩn ISO, giúp hoạt động tuyển dụng đạt hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo.

Quy trình tuyển dụng 10 bước theo tiêu chuẩn ISO
Quy trình tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn ISO 10 bước

Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng

Trước tiên, nhà tuyển dụng cần xác định nhu cầu nhân sự về vị trí tuyển dụng, số lượng, những yêu cầu tương ứng cho công việc đó (kiến thức và kỹ năng). Để làm được bước này, bạn cần dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và xem xét và đưa ra nhu cầu tuyển dụng phù hợp.

Lưu ý, nhà tuyển dụng không nên đánh giá một cách cảm quan, mà cần sử dụng những số liệu thống kê hiệu quả, hiệu suất công việc kết hợp tình hình nhân sự hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp triển khai lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết. 

Tiếp đó, hãy chuẩn bị các tài liệu cần thiết như: thông báo tuyển dụng, mô tả công việc chi tiết, nội dung về chế độ, phúc lợi của doanh nghiệp,… Ngoài ra, hãy viết mô tả giới thiệu công ty thu hút, đầy đủ thông tin cơ bản để ứng viên hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn.

Bước 2: Thông báo tuyển dụng

Bước tiếp theo đó là đăng tin tuyển dụng. Để tiếp cận tới các ứng viên, bạn có thể đăng tin tuyển dụng trên những kênh truyền thông của công ty, các website và group tìm việc trên Facebook,…

Lưu ý, nội dung đăng tuyển cần súc tích, đầy đủ nội dung quan trọng (ví dụ: vị trí tuyển dụng, chế độ, mô tả công việc ngắn gọn, thông tin liên hệ của công ty,…). Đây là những thông tin mà ứng viên sẽ quan tâm hàng đầu. Việc này giúp thu hút cũng như khiến ứng viên nắm bắt thông tin nhanh chóng, dễ dàng hơn. 

Bước 3: Tổng hợp, đánh giá hồ sơ

Khi nhận được hồ sơ ứng tuyển, bộ phận Nhân sự tiến hành tổng hợp và lọc hồ sơ theo những tiêu chí đã liệt kê từ trước, kết hợp đánh giá của bộ phận chuyên môn. Ở bước này, bộ phận Nhân sự nên tổng hợp toàn bộ hồ sơ rồi mới lọc, tránh trường hợp sót hồ sơ.

Tổng hợp và đánh giá hồ sơ
Quy trình tổng hợp và đánh giá hồ sơ cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng và tiết kiệm thời gian

Để quá trình lọc hồ sơ đảm bảo các tiêu chí: chất lượng, tiết kiệm thời gian, nhà tuyển dụng nên:

  • Phân loại hồ sơ dựa trên những yêu cầu tối thiểu về ứng viên đã đề ra.
  • Trong nhóm hồ sơ trên, tiếp tục phân loại hồ sơ theo các tiêu chí ưu tiên mà doanh nghiệp đề ra, ví dụ: kỹ năng, bằng cấp,… Từ đó, bạn sẽ có các nhóm ứng viên tiềm năng, ứng viên đủ điều kiện tiêu chuẩn nhưng thiếu điều kiện cộng thêm, ứng viên đủ điều kiện tiêu chuẩn nhưng điều kiện cộng thêm phù hợp vị trí khác.
  • Lựa chọn ứng viên có hồ sơ phù hợp và gửi lời mời phỏng vấn.

Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ

Sau khi đã lọc được một lượng hồ sơ nhất định, nhà tuyển dụng tiến hành liên hệ ứng viên và hẹn phỏng vấn lần một. Trong buổi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng chủ yếu trao đổi với ứng viên về những kinh nghiệm, kỹ năng có trong CV của họ. Từ đây, nhà tuyển dụng sẽ có đánh giá chung về ứng viên.

Tùy theo mục tiêu của buổi phỏng vấn và điều kiện ngoại cảnh (nếu có), doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn hình thức phỏng vấn như: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn online bằng các công cụ Google Meet/ Zoom/ Skype,… hoặc qua điện thoại. 

Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm

Bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước đó là tiến hành kiểm tra năng lực ứng viên đã vượt qua vòng phỏng vấn sơ bộ. Mục đích của các bài test này đó là đánh giá sát hơn kiến thức, chuyên môn của ứng viên. Mỗi ngành nghề sẽ có dạng bài kiểm tra khác nhau, ví dụ: trắc nghiệm hoặc tự luận về kiến thức ngành nghề, bài test IQ, EQ.

Bước 6: Phỏng vấn lần hai

Những ứng viên vượt qua phỏng vấn sơ bộ và bài test sẽ tiếp tục bước vào vòng phỏng vấn thứ hai. Ở vòng này, nhà tuyển dụng sẽ đi sâu vào việc đánh giá kiến thức chuyên môn, khả năng ứng biến của ứng viên. Thông thường vòng phỏng vấn lần hai sẽ do các nhà quản lý cấp cao trực tiếp phỏng vấn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm về quan điểm, định hướng sự nghiệp của ứng viên.

Phỏng vấn lần hai
Phỏng vấn lần hai giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về định hướng nghề nghiệp của ứng viên

Bước 7: Xác minh thông tin ứng viên

Sau khi hoàn thành bước phỏng vấn, bộ phận Nhân sự cần tiến hành xác minh lại các thông tin trên CV của ứng viên. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ xác minh các thông tin như: thời gian làm việc, chức danh công việc, bằng cấp, chứng chỉ,… trong CV. Để xác minh sâu hơn, nhà tuyển dụng có thể liên hệ trực tiếp với công ty cũ của ứng viên.

Bước 8: Khám sức khỏe

Trong quy trình tuyển dụng theo tiêu chuẩn ISO, ứng viên cần khám sức khỏe theo yêu cầu của doanh nghiệp đưa ra. Hiện nay, hầu hết các vị trí văn phòng thường loại bỏ bước này. Song, một số ngành đặc thù như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư hiện trường, tiếp viên hàng không, nhân viên trong các công ty nước ngoài,… vẫn bắt buộc khám sức khỏe.

Bước 9: Ra quyết định kết quả tuyển dụng

Sau khi hoàn tất các bước trên, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định có tuyển ứng viên hay không và thông báo tới họ. Lưu ý, thư mời nhận việc cần cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin về: vị trí công việc, thời gian nhận việc, mức lương, các quy định và chế độ cơ bản khác, hồ sơ cần chuẩn bị.

Bước 10: Bố trí công việc

Bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước đó là xác định và sắp xếp các đầu công việc cụ thể cho ứng viên. Bộ phận chuyên môn thực hiện triển khai training và giao việc cho nhân viên mới.

Bố trí công việc cho nhân viên mới
Bố trí công việc cho nhân viên mới là bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng

Tại sao cần thực hiện tuyển dụng nhân sự theo quy trình?

Mục đích cuối cùng của tuyển dụng đó là thu hút nhiều người nộp hồ sơ và lựa chọn ra những ứng viên có năng lực, phù hợp nhất với doanh nghiệp. Một quy trình tuyển dụng thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cụ thể:

  • Tiết kiệm thời gian: Với các bước thực hiện tuyển dụng rõ ràng, bộ phận Nhân sự sẽ nắm rõ những đầu việc cần triển khai. Khi có ứng viên ứng tuyển, chuyên viên nhân sự chỉ cần theo sát quy trình đã đề ra để làm việc, hạn chế thiếu sót. Bên cạnh đó, quy trình này còn giúp doanh nghiệp lựa chọn được ứng viên phù hợp nhanh hơn, tránh lãng phí thời gian.
  • Nâng cao chất lượng ứng viên: Khi xây dựng quy trình tuyển dụng, doanh nghiệp cần đề ra các tiêu chí chi tiết về vị trí ứng tuyển. Từ đó, việc rà soát, sàng lọc CV sẽ dễ dàng hơn, giúp lựa chọn được những ứng viên có chuyên môn, kỹ năng phù hợp để bước vào vòng phỏng vấn.
  • Tăng tỷ lệ tìm được ứng viên phù hợp với doanh nghiệp: Qua các bước như sàng lọc, phỏng vấn, thử việc,… nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực, ý thức và mức độ phù hợp của ứng viên với văn hóa, tầm nhìn doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng có thể trao đổi trực tiếp với ứng viên để hiểu hơn về quan điểm, định hướng của họ và đưa ra quyết định chính xác. Những ứng viên phù hợp sẽ đảm bảo năng suất, tận tâm với công việc góp sức vào sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Nâng cao uy tín: Một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ phản ánh sự chuyên nghiệp, nâng cao độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt ứng viên.
Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Các mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn

Mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự là một tài liệu được xây dựng với mục đích chuẩn hóa quy trình tuyển dụng. Nội dung một mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự bao gồm các thông tin sau:

  • Mục đích quy trình tuyển dụng: Nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực có kỹ năng, kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của doanh nghiệp.
  • Phạm vi áp dụng.
  • Lên nội dung bản mô tả công việc cho vị trí ứng tuyển. Lưu ý, cần mô tả chi tiết về nhiệm vụ, trách nhiệm của vị trí công việc đó và những yêu cầu đối với ứng viên.
  • Thiết kế các bước trong quy trình tuyển dụng.
  •  Xây dựng những biểu mẫu đi kèm, ví dụ: tờ trình xin bổ sung nhân sự, mô tả vị trí công việc, thư mời nhận việc, bảng đánh giá quá trình thử việc,…
  • Trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, bộ phận liên quan.
  • Các lưu ý cần thiết.

>> Tham khảo mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự chi tiết TẠI ĐÂY.

Các mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự
Tham khảo các mẫu quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn

Một số ví dụ về quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp

Quy trình tuyển dụng nhân sự của Vinamilk

Vinamilk được biết tới là một trong những doanh nghiệp có môi trường làm việc cùng mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hàng đầu Việt Nam. Chính vì thế, kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty Vinamilk luôn được đặc biệt quan tâm, nhằm thu hút các nhân tài tiềm năng. Quy trình tuyển dụng nhân sự của Vinamilk gồm các bước sau:

  • Bước 1: Sàng lọc hồ sơ của các ứng viên ứng tuyển.
  • Bước 2: Kiểm tra tố chất lãnh đạo: Ứng viên sẽ làm bài viết luận trên giấy, trình bày về khả năng lãnh đạo, khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
  • Bước 3: Kiểm tra khả năng tư duy, logic gồm hai phần test ngôn ngữ và test IQ.
  • Bước 4: Phỏng vấn lần một. Trong vòng này Vinamilk chủ yếu sẽ đánh giá tính cách của ứng viên thông qua bộ câu hỏi về các chủ đề: giá trị đạo đức, mục đích, niềm tin trong cuộc sống,… Đây là vòng khó nhất và chỉ có trong quy trình tuyển dụng nhân sự của Vinamilk.
  • Bước 5: Đánh giá thế mạnh của ứng viên. Ở bước này, Vinamilk sẽ yêu cầu ứng viên làm bài kiểm tra khoảng 30 – 45 phút để khám phá điểm mạnh của họ.
  • Bước 6: Phỏng vấn lần hai, thuyết trình.
Quy trình, kế hoạch tuyển dụng Vinamilk
Quy trình và kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty Vinamilk luôn được chú trọng

Quy trình tuyển dụng nhân sự của Viettel

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một công ty lớn mạnh. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel luôn coi trọng và hướng tới yếu tố con người trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, quy trình tuyển dụng nhân sự của Viettel cũng được chú trọng với các bước sau:

  • Bước 1: Ứng tuyển.
  • Bước 2: Thực hiện sàng lọc, lựa chọn hồ sơ phù hợp.
  • Bước 3: Kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn theo vị trí ứng tuyển. Các bài test ở vòng này gồm: kiểm tra TOEIC, test IQ.
  • Bước 4: Tham gia phỏng vấn (gồm 2 vòng).
  • Bước 5: Thông báo kết quả và thương lượng hợp đồng với ứng viên trúng tuyển.
  • Bước 6: Gửi thư mời nhận việc và hướng dẫn ứng viên chuẩn bị hồ sơ.
Quy trình tuyển dụng nhân sự của Viettel
Quy trình tuyển dụng nhân sự của Viettel rất chặt chẽ

Quy trình tuyển dụng nhân sự của Vingroup

Là một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất của nước ta, Vingroup là môi trường làm việc được rất nhiều ứng viên quan tâm. Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào làm việc tại đây, hãy xem qua quy trình tuyển dụng nhân sự để có thể chuẩn bị tốt hơn, tăng khả năng trúng tuyển.

  • Bước 1: Nộp đơn ứng tuyển. Các vị trí công việc mở tuyển sẽ được tập đoàn thông báo rộng rãi qua các kênh truyền thông như website, fanpage Facebook, hoặc các trang tuyển dụng online.
  • Bước 2: Phỏng vấn trực tiếp. Sau khi nhận được hồ sơ của ứng viên, các chuyên viên phòng nhân sự sẽ tiến hành lọc CV, và liên hệ hẹn lịch phỏng vấn với những CV phù hợp. 
  • Bước 3: Phỏng vấn chuyên sâu. Tại vòng này, người quản lý trực tiếp khi ứng viên được nhận vào làm việc chính thức sẽ là người tiến hành phỏng vấn nhằm khai thác kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc một cách hiệu quả nhất.
  • Bước 4: Deal lương với nhà tuyển dụng. Sau khi đã vượt qua 3 vòng trên, ứng viên sẽ nhận được thông báo trúng tuyển và tiến hành đàm phán với Vingroup về mức lương phù hợp sao cho đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của cả hai bên.
Quy trình tuyển dụng nhân sự của Vingroup
Quy trình tuyển dụng nhân sự của Vingroup luôn được đánh giá cao

Những tiêu chí để tuyển dụng nhân sự chất lượng cao

Cùng với một quy trình tuyển dụng bài bản, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các tiêu chí cụ thể để làm “thước đo” lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Việc xây dựng tiêu chí tuyển dụng nhân sự chất lượng cao là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty. Những tiêu chí tuyển dụng nhân sự nên được xây dựng trên một số khía cạnh như: 

  • Kinh nghiệm làm việc thực tế ở vị trí tương đương hay trong lĩnh vực đang tuyển dụng. Ví dụ: với vị trí như thực tập sinh thì không cần yêu nhiều về kinh nghiệm. Tuy nhiên, với các vị trí đòi hỏi chuyên môn cao, cấp quản lý, yếu tố kinh nghiệm sẽ rất quan trọng. 
  • Kỹ năng cần thiết: Khả năng làm việc nhóm và độc lập, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian hiệu quả, cũng như sự thành thạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin là những kỹ năng cơ bản và quan trọng mà đội ngũ nhân sự chất lượng cao cần có. 
  • Thái độ của ứng viên cũng là tiêu chí then chốt để đánh giá sự phù hợp với tổ chức, dựa theo các yêu cầu về trách nhiệm trong công việc, tinh thần cầu tiến, và khả năng học hỏi. 
  • Sự linh hoạt và khả năng thích ứng với áp lực cũng như biến động của công việc là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự nhanh nhạy và đáp ứng nhanh chóng với những thách thức kinh doanh có thể xảy đến.
  • Bằng cấp chuyên môn liên quan là một yếu tố để đảm bảo ứng viên đã được đào tạo và có kiến thức nền tảng cần thiết phục vụ cho công việc. 
  • Kiểm tra thông tin và tham khảo từ nguồn tin cậy để chắc chắn về mức độ đáng tin các thông tin của ứng viên. Quy trình đánh giá nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm phỏng vấn, bài kiểm tra, và case study thực tế để đánh giá toàn diện năng lực và sự phù hợp với môi trường công việc.

Thực tế, không có một quy chuẩn nào cho các tiêu chí này. Tùy theo vị trí tuyển dụng, cũng như yêu cầu từ công việc, doanh nghiệp mà nhà tuyển dụng sẽ xây dựng nên những tiêu chí khác nhau và có thể điều chỉnh, cập nhật theo từng giai đoạn.

Tiêu chí tuyển dụng nhân sự chất lượng cao
Những tiêu chí quan trọng để tuyển dụng nhân sự chất lượng cao

>> Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả (Kèm mẫu chuẩn)

Những tips giúp quá trình tuyển dụng đạt hiệu quả cao nhất

Để thực hiện một quy trình tuyển dụng thành công, nhà tuyển dụng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, tránh tuyển dụng ồ ạt hoặc tới một thời điểm nào đó bị thừa nhiều nhân sự. Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để kiểm soát tình trạng nguồn nhân sự hiệu quả. 
  • Đảm bảo mô tả công việc rõ ràng giúp ứng viên nắm được thông tin, hiểu rõ vị trí mình ứng tuyển.
  • Tối ưu các bước tuyển dụng nhân sự. Tuy nhiên, tùy theo quy mô và mục tiêu tuyển dụng, doanh nghiệp có thể thay đổi, cắt bỏ các bước không cần thiết trong quá trình tuyển dụng.
  • Tận dụng quá trình phỏng vấn để đặt ra những câu hỏi giúp xác định rõ khả năng của ứng viên.
  • Kiểm soát tỷ lệ “nhảy việc” của nhân viên để xây dựng, điều chỉnh các bước tuyển dụng hợp lý.
  • Kết hợp sử dụng những phần mềm hỗ trợ quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, giúp quy trình tuyển dụng được thực hiện và quản lý dễ dàng hơn. 
Phần mềm HRM
Phần mềm HRM giúp quy trình tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

>> Xem thêm: Vai trò của phần mềm HRM trong quản lý nguồn nhân lực

Để tuyển dụng nhân sự có năng lực, phù hợp với doanh nghiệp là một quá trình không hề đơn giản. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng cần đánh giá thực trạng tình hình nhân sự, xây dựng một quy trình tuyển dụng tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Hy vọng quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước đạt tiêu chuẩn ISO trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng hiệu quả vào thực tế cho doanh nghiệp!

FAQ

Tuyển dụng nhân sự theo quy trình cụ thể có những lợi ích gì?

Khi xây dựng và thực hiện tuyển dụng theo quy trình nhất định, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích như:

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực trong hoạt động tuyển dụng.
  • Nâng cao chất lượng ứng viên.
  • Tăng tỷ lệ tìm được ứng viên phù hợp với doanh nghiệp.
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt ứng viên.

Quy trình tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn ISO gồm những bước nào?

Dưới đây quy trình tuyển dụng nhân sự 10 bước đạt tiêu chuẩn ISO:

  • Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
  • Bước 2: Thông báo tuyển dụng
  • Bước 3: Tổng hợp, đánh giá hồ sơ
  • Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ
  • Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm
  • Bước 6: Phỏng vấn lần hai
  • Bước 7: Xác minh thông tin ứng viên
  • Bước 8: Khám sức khỏe
  • Bước 9: Ra quyết định kết quả tuyển dụng
  • Bước 10: Bố trí công việc