Công việc tạp vụ nhà hàng tưởng chừng là vị trí đơn giản nhưng lại có vai trò quan trọng trong mỗi nhà hàng. Dịch vụ ăn uống yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như không gian ăn uống. Do đó, nhân viên tạp vụ là công việc không thể thiếu trong các nhà hàng ẩm thực. Cùng bePOS tìm hiểu tạp vụ nhà hàng là làm gì? Mô tả công việc tạp vụ nhà hàng chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nhân viên tạp vụ là gì?
Nhân viên tạp vụ trong tiếng Anh được gọi là “Housekeeper”, là người đảm nhiệm việc vệ sinh, lau dọn, giữ gìn không gian sạch sẽ và gọn gàng. Họ thường làm việc trong các môi trường như nhà hàng, quán ăn, văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học, khu chung cư,… Các thành viên trong đội ngũ tạp vụ thường làm việc dưới sự giám sát của trưởng bộ phận tạp vụ hoặc người đứng đầu ca làm việc.
Nhân viên tạp vụ giữ vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng cao hình ảnh thương hiệu, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, quán ăn. Công việc của tạp vụ nhà hàng góp phần:
- Giữ vệ sinh và làm sạch không gian nhà hàng, tạo ra môi trường dễ chịu, thoải mái.
- Gây ấn tượng tốt và tăng trải nghiệm của khách hàng.
- Một nhà hàng sạch sẽ, thu hút và với dịch vụ xuất sắc có khả năng thu hút khách hàng và giữ chân họ.
Công việc của tạp vụ nhà hàng là làm gì?
Như đã đề cập, vai trò của nhân viên tạp vụ trong ngành nhà hàng chủ yếu là duy trì vệ sinh và sạch sẽ trong không gian làm việc. Vậy mô tả công việc tạp vụ nhà hàng là làm gì? Công việc của họ bao gồm:
Vệ sinh các khu vực đầu ca
Nhân viên tạp vụ nhà hàng có trách nhiệm thực hiện việc vệ sinh khu vực đầu ca làm việc một cách tổ chức và kỹ lưỡng. Công việc tạp vụ nhà hàng đầu ca bao gồm:
- Tiếp nhận phân công: Ngay khi nhận ca làm việc, nhân viên tạp vụ cần tiếp nhận thông tin chi tiết về khu vực làm việc trong nhà hàng từ Tổ trưởng hoặc trưởng bộ phận tạp vụ. Tạp vụ cần hiểu rõ phạm vi công việc và khu vực cần làm sạch.
- Chuẩn bị công cụ và dụng cụ: Nhân viên tạp vụ phải chuẩn bị đầy đủ các công cụ, dụng cụ cần thiết cho công việc vệ sinh. Đảm bảo chúng sẵn sàng và được di chuyển đến khu vực cần làm sạch mà không gây mất mỹ quan của nhà hàng.
- Quét sạch bụi bẩn: Sử dụng máy chuyên dụng, nhân viên tạp vụ tiến hành quét sạch bụi bẩn trên các bề mặt như thảm, sàn, hành lang, cầu thang, và sảnh.
- Lau chùi bằng hóa chất chuyên dụng: Sau khi quét sạch, nhân viên tạp vụ sử dụng cây lau nhà và các hóa chất chuyên dụng để lau sạch các bề mặt. Họ cần chọn loại khăn lau và dụng cụ vệ sinh phù hợp cho từng khu vực để đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
- Đặt biển lưu ý: Khi hoàn thành lau chùi, nhân viên tạp vụ cần đặt biển lưu ý ở các khu vực đã được làm sạch. Điều này giúp đảm bảo những người khác, bao gồm cả nhân viên và khách hàng, có thể nhận thấy và cảnh giác khi di chuyển trong khu vực vừa làm sạch.
- Thực hiện công việc trong thời gian quy định: Trong suốt thời gian làm việc, nhân viên tạp vụ cần đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ theo thời gian quy định. Họ phải làm việc khéo léo, tránh gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và hoạt động của các bộ phận khác trong nhà hàng.
Vệ sinh khu vực nhà vệ sinh
Nhân viên tạp vụ nhà hàng phải thực hiện công việc vệ sinh khu vực nhà vệ sinh cẩn thận bởi đây là nơi thể hiện rất rõ nét chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Công việc bao gồm:
- Vệ sinh bồn cầu: Nhân viên tạp vụ sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bồn cầu. Cần lưu ý vệ sinh cả phía trong, ngoài, và trên thành bồn, cũng như toàn bộ khu vực xung quanh như vòi xịt, tường, hộp đựng giấy, và cửa phòng toilet.
- Thay cuộn giấy mới và tạo mùi: Nhân viên cần thay cuộn giấy mới và thêm tinh dầu tạo mùi vào bình phun (nếu có) theo vị trí quy định, giúp khử trùng không gian và làm thơm phòng toilet.
- Vệ sinh kính và vòi rửa: Sử dụng các hóa chất chuyên dụng, nhân viên tạp vụ phải lau sạch kính và vòi rửa. Kính phải được vệ sinh sáng, trong, và không có bụi bẩn hoặc vết nước trên bề mặt.
- Quét sạch bụi và lau sàn: Sử dụng máy hút bụi hoặc chổi để quét sạch bụi bẩn và sau đó lau sàn.
Vệ sinh khu vực phục vụ khách hàng
Công việc làm vệ sinh khu vực phục vụ thực khách của nhân viên tạp vụ nhà hàng bao gồm các nhiệm vụ:
- Duy trì sạch sẽ tại khu vực phục vụ: Nhân viên tạp vụ cần theo dõi thường xuyên khu vực làm việc của mình để nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ cần thiết. Sau đó xử lý một cách nhanh chóng bất kỳ thứ tồn đọng, đồ ăn bị rơi, hoặc nước uống trên bàn của khách hàng, đảm bảo khu vực luôn sạch sẽ và sẵn sàng đón tiếp thực khách tiếp theo.
- Hỗ trợ thu dọn và xử lý rác bẩn: Nhân viên tạp vụ cần hỗ trợ nhân viên phục vụ trong việc thu dọn và phân loại rác bẩn theo quy định. Họ cũng có thể được giao nhiệm vụ hỗ trợ rửa bát và duy trì vệ sinh khu vực bếp theo sự phân công của ca trưởng.
- Vệ sinh sàn nhà và không gian khác: Nhân viên tạp vụ phải thực hiện công việc vệ sinh sàn nhà và toàn bộ không gian khác trong nhà hàng theo quy định tại cuối ca làm việc.
- Thu dọn và kiểm tra dụng cụ làm việc: Tạp vụ nhà hàng cần thu dọn và kiểm tra tình trạng các dụng cụ làm việc sau khi hoàn thành công việc. Các dụng cụ này sau đó được cất vào kho chứa đồ theo nơi quy định. Sau khi hoàn tất việc này, nhân viên tạp vụ cần kiểm tra lại vệ sinh của khu vực làm việc đã được phân công lần cuối để đảm bảo mọi thứ đúng tiêu chuẩn trước khi bàn giao công việc cho các nhân viên tạp vụ trong ca làm việc tiếp theo.
- Báo cáo công việc: Cuối cùng, nhân viên tạp vụ nhà hàng cần báo cáo về công việc đã hoàn thành cho tổ trưởng ca trực và kết thúc ca làm việc.
Vệ sinh các khu vực được phân công theo định kỳ
Theo phân công của tổ trưởng, nhân viên tạp vụ nhà hàng thường thực hiện công việc hợp tác với nhân viên phục vụ để thực hiện việc làm vệ sinh các khu vực không thường xuyên như làm sạch cửa kính ở các vị trí cao, làm sạch lá cây, hoặc làm sạch bóng đèn,…
Bảo quản các thiết bị, dụng cụ vệ sinh
Ngoài ra, nhân viên tạp vụ còn có trách nhiệm bảo quản các thiết bị, dụng cụ vệ sinh:
- Quản lý thiết bị và công cụ: Nhân viên tạp vụ chịu trách nhiệm quản lý và bảo quản tất cả thiết bị, máy móc, công cụ, và dụng cụ vệ sinh được phân công, đảm bảo cả về số lượng và tình trạng chất lượng của chúng.
- Vệ sinh sau sử dụng: Sau khi hoàn thành công việc, cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ tất cả vật dụng, công cụ, dụng cụ được sử dụng tại khu vực công việc.
- Sắp xếp và lưu trữ đúng vị trí: Nhân viên tạp vụ nhà hàng phải tuân thủ vị trí quy định để sắp xếp và lưu trữ tất cả các vật dụng, thiết bị, công cụ, và dụng cụ một cách đúng quy tắc.
- Kiểm tra và báo cáo hỏng hóc: Tạp vụ cần thường xuyên kiểm tra và phát hiện sự hỏng hóc hoặc mất mát đối với các thiết bị, công cụ, và dụng cụ trong nhà hàng. Bất kỳ vấn đề nào cần phải được báo cáo ngay lập tức cho cấp trên hoặc bộ phận bảo dưỡng để có giải pháp xử lý phù hợp.
- Đề xuất mua sắm mới: Nếu cần thiết, nhân viên tạp vụ có thể đề xuất mua sắm các vật dụng, công cụ, và dụng cụ mới để nâng cao hiệu suất công việc và đảm bảo sự tiếp tục hoạt động suôn sẻ của nhóm làm việc.
Các nhiệm vụ khác theo phân công
Nhân viên tạp vụ nhà hàng có nhiệm vụ thực hiện các công việc khác được giao phận công như:
- Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo và nâng cao nghiệp vụ liên quan đến công việc tạp vụ nhà hàng.
- Tiếp nhận mọi thắc mắc, yêu cầu, hoặc phàn nàn từ khách hàng liên quan đến vấn đề vệ sinh và mỹ quan trong nhà hàng. Xử lý những vấn đề này hoặc báo cáo lên cấp trên để giải quyết.
- Quản lý tài nguyên điện và nước, sử dụng tiết kiệm để giảm thiểu chi phí cho nhà hàng.
- Hướng dẫn và giúp đỡ thực khách nếu họ cần sự hỗ trợ trong quá trình sử dụng dịch vụ nhà hàng.
- Đưa ra các đề xuất để nâng cao hiệu quả công việc bằng cách đề xuất giải pháp hỗ trợ công việc cho cấp trên, cũng như tham gia vào việc thực hiện những cải tiến đó.
- Cuối cùng, nhân viên tạp vụ phải thực hiện các công việc khác nếu như họ được phân công bởi cấp trên.
Thu nhập của nhân viên tạp vụ nhà hàng
Mức lương nhân viên tạp vụ nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam hiện nay là dao động từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng/tháng, tùy thuộc quy mô nhà hàng, vị trí làm việc (thành phố, thị trấn nhỏ), kinh nghiệm và kỹ năng, phúc lợi đi kèm,…
Thu nhập của nhân viên tạp vụ nhà hàng bao gồm mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp, thưởng và tiền tăng ca. Công việc này chủ yếu là lao động chân tay, yêu cầu về kỹ năng sử dụng các thiết bị và công cụ dọn dẹp, vì vậy đây có thể được xem là một công việc vất vả. Tuy nhiên, trong ngành nhà hàng, cơ hội thăng tiến thường khá hạn chế. Với thu nhập cơ bản từ 4 đến 8 triệu đồng mỗi tháng, các nhân viên tạp vụ nhà hàng có thể xem đó là mức lương tương đối hấp dẫn cho công việc của họ.
Khi đưa ra mức lương cho vị trí tạp vụ, chủ nhà hàng nên tìm hiểu mức lương vị trí này trong khu vực. Ngoài lương cơ bản, hãy cân nhắc cung cấp các chế độ đãi ngộ khác cho nhân viên tạp vụ như thưởng thâm niên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Sau đó dựa trên quy mô nhà hàng, lượng khách hàng và loại hình dịch vụ cung cấp để đảm bảo mức lương hợp lý, cạnh tranh và giữ chân nhân viên lâu dài.
Ưu nhược điểm công việc của tạp vụ nhà hàng
Công việc của tạp vụ nhà hàng có nhiều ưu điểm và phù hợp với đa dạng đối tượng, tuy nhiên, công việc này cũng có một số hạn chế nhất định. Người lao động cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn công việc này để đảm bảo phù hợp với khả năng và điều kiện sức khỏe của mình.
Ưu điểm
- Dễ tìm việc làm: Do nhu cầu tuyển dụng cao, bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm tạp vụ nhà hàng, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
- Yêu cầu thấp: Công việc của tạp vụ không đòi hỏi bằng cấp hay kỹ năng chuyên môn cao, chỉ cần có sức khỏe tốt, chịu khó và cẩn thận.
- Tính chất công việc đơn giản, ít áp lực: Các công việc của tạp vụ nhà hàng thường đơn giản, dễ học và dễ làm, phù hợp với nhiều đối tượng. Mức độ căng thẳng trong công việc tương đối thấp, ít áp lực về thời gian hay KPI.
- Mức lương tương đối ổn định: Dù mức lương không cao, nhưng công việc tạp vụ quán ăn, nhà hàng thường có thu nhập đều đặn, đủ để trang trải chi phí sinh hoạt cơ bản.
Nhược điểm
- Hạn chế cơ hội thăng tiến: Con đường thăng tiến trong công việc này khá hạn chế, thường chỉ có thể lên vị trí tổ trưởng hoặc quản lý tạp vụ. Công việc của tạp vụ nhà hàng khó nâng cao thu nhập, về lâu dài có thể trở nên nhàm chán.
- Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe: Theo mô tả công việc tạp vụ nhà hàng, vị trí này thường tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, môi trường bụi bẩn, có nguy cơ mắc các bệnh về da, đường hô hấp.
- Gặp nhiều nguy hiểm khi làm việc trên cao: Một số nhiệm vụ có thể yêu cầu làm việc trên cao, như lau chùi cửa sổ, quét trần nhà,… có nguy cơ bị ngã hoặc gặp tai nạn lao động nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn.
Yêu cầu khi tuyển dụng nhân viên tạp vụ nhà hàng
Yêu cầu cơ bản cho công việc của tạp vụ nhà hàng bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe tốt: Để thực hiện công việc của nhân viên tạp vụ nhà hàng, điều quan trọng là phải có tình trạng sức khỏe tốt. Vì công việc chủ yếu là về dọn dẹp, lau chùi và sắp xếp vật dụng, đòi hỏi khả năng cơ động và sức khỏe tốt để xử lý các nhiệm vụ với vật nặng.
- Nhanh nhẹn và khéo léo: Mặc dù không yêu cầu bằng cấp hay kỹ năng đặc biệt, nhưng nhân viên tạp vụ cần phải nhanh nhẹn và khéo léo trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời gian cao điểm khi cần phải phục vụ nhiều thực khách.
- Kỹ năng dọn dẹp hiệu quả: Kỹ năng dọn dẹp và lau chùi là quan trọng đối với nhân viên tạp vụ. Họ cần biết cách sử dụng các thiết bị, máy móc và hóa chất vệ sinh một cách hiệu quả để đảm bảo không gian luôn sạch sẽ và gọn gàng.
- Chăm chỉ và chịu khó: Công việc của nhân viên tạp vụ đòi hỏi sự chăm chỉ và sẵn sàng chịu khó. Với khối lượng công việc lớn hàng ngày, đức tính này là quan trọng để thực hiện công việc một cách tốt và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Có thể làm việc linh động theo ca: Nhân viên tạp vụ cần sẵn sàng làm việc theo các ca khác nhau, bao gồm ca sáng, ca chiều, ca tối và cả ca đêm, ngày nghỉ, lễ Tết tùy thuộc vào nhu cầu của nhà hàng.
- Tinh thần làm việc nhóm: Sẵn sàng hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết, chẳng hạn như giúp bếp trong việc dọn dẹp hoặc giúp phục vụ khi nhà hàng đông khách.
>> Xem thêm: Cách chia và checklist chi tiết các ca làm việc trong nhà hàng
Cách quản lý nhân viên tạp vụ nhà hàng hiệu quả
Quản lý nhân viên tạp vụ nhà hàng hiệu quả đòi hỏi sự tổ chức và quy trình hóa trong các khía cạnh khác nhau. Cùng tham khảo một số cách quản lý nhân viên tạp vụ nhà hàng hiệu quả:
Tuyển chọn nhân viên chất lượng
Đầu tiên, chủ nhà hàng cần xác định nhu cầu về nhân lực tạp vụ dựa trên quy mô và yêu cầu của nhà hàng. Tiếp đó, hãy lựa chọn ứng viên có kỹ năng cơ bản, tinh thần làm việc tốt, và sức khỏe phù hợp với công việc. Hãy phỏng vấn ứng viên một cách cẩn thận để đảm bảo họ hiểu rõ công việc và có động lực làm việc tại nhà hàng.
Các nhà hàng cũng nên xây dựng một chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên tạp vụ, bao gồm cách sử dụng các công cụ vệ sinh, quy trình làm việc và quy định an toàn. Ngoài ra, quản lý cần cung cấp cấp cơ hội đào tạo liên tục để cập nhật kỹ năng và tiếp tục phát triển nhân viên.
Xây dựng quy trình làm việc rõ ràng
Quản lý cần xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của từng vị trí tạp vụ trong nhà hàng. Thiết lập quy trình vệ sinh cụ thể cho từng khu vực trong nhà hàng, đảm bảo tính sạch sẽ và an toàn thực phẩm. Đồng thời, quản lý nhà hàng cần xây dựng lịch làm việc dựa trên quy trình và nhu cầu của nhà hàng.
Đánh giá và theo dõi lịch làm việc của nhân viên
Chủ nhà hàng hoặc quản lý nhà hàng cần thực hiện đánh giá hiệu suất định kỳ để xác định những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Hãy cung cấp phản hồi xây dựng để giúp nhân viên cải thiện và phát triển kỹ năng làm việc. Đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ lịch làm việc và thực hiện đúng quy trình.
Ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng dịch vụ, kiểm tra công việc nhà hàng
Hiện nay nhiều nhà hàng đang gặp vấn đề trong việc khó kiểm soát chất lượng dịch vụ, công việc của từng bộ phận, từng nhân sự. Hiểu rõ vấn đề này, bePOS đã cho ra mắt phần mềm công nghệ beChecklist giúp đồng nhất chất lượng, quản lý chuỗi nhà hàng hiệu quả. Ứng dụng hỗ trợ chủ nhà hàng quản lý chất lượng nhà hàng, kiểm tra công việc của từng bộ phận, từ đó đánh giá, giám sát nhân viên tại nhà hàng hiệu quả.
beChecklist có sẵn các mẫu checklist công việc của từng bộ phận, đánh giá tiêu chuẩn hiệu quả công việc rõ ràng, minh bạch. Nhân viên có thể update kịp thời những thông tin phía quản lý và chủ nhà hàng. Ví dụ, các chủ nhà hàng, quản lý nhà hàng có thể áp dụng mẫu checklist liên quan tới kiểm soát vệ sinh để đánh giá hiệu quả và chất lượng làm việc của tạp vụ nhà hàng.
Bên cạnh đó, hệ thống beChecklist giúp phân quyền, quản lý nhân viên khoa học theo hệ thống, nhờ đó tối ưu quy trình làm việc. Đồng thời, chủ nhà hàng cũng nhận được báo cáo kịp thời về những công việc phát sinh để xử lý nhanh chóng, đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho nhà hàng.
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz” text=”THAM KHẢO NGAY” ]
Câu hỏi thường gặp
Tạp vụ và phục vụ khác nhau như thế nào?
Nhân viên tạp vụ và nhân viên phục vụ nhà hàng đều là những công việc liên quan đến việc hỗ trợ khách hàng, nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại hình này:
Đặc điểm | Tạp vụ | Phục vụ |
Mục đích | Hoàn thành các công việc được giao, thường liên quan đến việc duy trì trật tự và vệ sinh cho không gian làm việc hoặc địa điểm. Ví dụ: dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp đồ đạc, đổ rác,… | Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Ví dụ: chào hỏi khách hàng, tư vấn sản phẩm, tiếp nhận đơn hàng, thanh toán, dọn dẹp bàn ăn,… |
Kỹ năng | Không yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn cao, nhưng cần có sự chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận và có ý thức trách nhiệm. | Cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng xử lý tình huống linh hoạt, am hiểu về sản phẩm/dịch vụ. Thái độ thân thiện, nhiệt tình để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. |
Tương tác với khách hàng | Ít tương tác trực tiếp với khách hàng | Nhiều tương tác trực tiếp với khách hàng |
Mức lương | Mức lương của tạp vụ thường thấp hơn so với phục vụ | Thay đổi tùy theo kinh nghiệm, kỹ năng và loại hình dịch vụ, có thể nhận tiền boa |
Tìm việc làm tạp vụ quán ăn, nhà hàng ở đâu?
- Website tuyển dụng: Phổ biến như timviecnhanh.com, vieclam24h.vn, jobstreet.vn,… Bạn có thể sử dụng các từ khóa như “tạp vụ nhà hàng”, “tạp vụ quán ăn”, “lao động phổ thông nhà hàng” để tìm kiếm các công việc phù hợp.
- Các trang web/fanpage của nhà hàng, quán ăn: Nhiều nhà hàng, quán ăn hiện nay có website hoặc fanpage riêng, bạn có thể truy cập vào các trang này để tìm kiếm thông tin tuyển dụng hoặc liên hệ trực tiếp để ứng tuyển.
- Tham gia các hội nhóm mạng xã hội: Tham gia các hội nhóm liên quan đến việc làm nhà hàng, quán ăn trên mạng xã hội để tìm kiếm thông tin tuyển dụng.
- Mối quan hệ: Hãy chia sẻ với bạn bè, người thân về việc bạn đang tìm kiếm việc làm tạp vụ quán ăn, nhà hàng. Họ có thể giới thiệu bạn đến những nơi đang cần tuyển dụng hoặc cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi tạp vụ nhà hàng là làm gì? Nhân viên tạp vụ nhà hàng có vai trò quan trọng trong việc duy trì không gian sạch sẽ, gọn gàng và thu hút khách hàng, đồng thời đóng góp vào chất lượng dịch vụ và doanh thu của nhà hàng. Để quản lý nhân viên tạp vụ nhà hàng một cách hiệu quả, các chủ nhà hàng cần tập trung vào tuyển dụng và đào tạo nhân viên chất lượng, xây dựng quy trình làm việc rõ ràng, đánh giá hiệu suất làm việc của họ.
Follow bePOS: