Trang chủBlogs Kinh doanh F&BTổng hợp kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán ăn giá tốt

Tổng hợp kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán ăn giá tốt

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Trần Dung
Trần Dung
626 Đã xem

Thuê mặt bằng là khâu đặc biệt quan trọng khi bạn bắt đầu hoạt động kinh doanh ăn uống. Nếu có vị trí thuận lợi, cửa hàng của bạn sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tăng lợi thế cạnh tranh. Vậy làm thế nào để thuê mặt bằng mở quán ăn đẹp, phù hợp ngân sách? Hãy đọc bài viết dưới đây của bePOS để tìm câu trả lời nhé!

Tầm quan trọng của việc thuê mặt bằng mở quán ăn

Việc lựa chọn một vị trí đắc địa để kinh doanh sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng, nâng cao sự nhận diện của quán và gia tăng lợi nhuận. Thông thường, các quán ăn nằm trên các mặt đường chính sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn so với những quán ăn nằm trong ngõ hẻm, mặc dù chúng có cơ sở vật chất tương đương.

Theo quan niệm phong thủy, việc lựa chọn mặt bằng cũng có tác động quan trọng đến sự thành bại khi kinh doanh quán ăn. Mặt bằng ở những vị trí hợp phong thủy, hợp mệnh với chủ kinh doanh sẽ được ưu tiên lựa chọn để đảm bảo yếu tố tâm linh khi mở quán ăn.

Ngoài ra, địa điểm cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống cũng quyết định đến khoản chi phí thường xuyên của quán. Những người có mong muốn tiết kiệm chi phí thường sẽ có ít sự lựa chọn hơn và có thể chấp nhận việc mở quán ở những vị trí không nằm gần trục đường chính hoặc không thuận tiện về giao thông. Mặt bằng đẹp và có vị trí tốt thường đi kèm với mức giá cao hơn, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích hơn.

thue-mat-bang-mo-quan-an-dong-vai-tro-quan-trong
Thuê mặt bằng mở quán ăn đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh ăn uống

Các yếu tố cần xem xét khi thuê mặt bằng mở quán ăn

Vị trí phù hợp để kinh doanh

Vị trí đắc địa là điều mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng muốn khi tìm kiếm mặt bằng, nhưng không phải ai cũng đủ tiềm lực kinh tế. Thực tế, để lựa chọn vị trí phù hợp, bạn còn phải cân nhắc nhiều yếu tố như quy mô hàng ăn, đối tượng hướng đến, ngân sách,… 

Ví dụ, nếu bạn mở quán ăn bình dân, nhắm vào đối tượng học sinh, sinh viên, thì việc thuê mặt bằng quá đắt đỏ sẽ làm giá cả tăng lên trong khi chất lượng món ăn không thay đổi. Ngược lại, nếu có ý định mở nhà hàng trung cấp (Casual Dining), thì bạn sẽ cần thuê vị trí đẹp hơn so với mô hình quán bình dân. Mức giá của nhà hàng Casual Dining sẽ cao hơn quán bình dân, vỉa hè và nhắm đến nhóm khách hàng trung lưu. 

tim-vi-tri-phu-hop-thue-mat-bang-mo-quan-an
Cần tìm vị trí phù hợp để thuê mặt bằng mở quán ăn

Môi trường xung quanh

Môi trường xung quanh là một trong những tiêu chí hàng đầu khi thuê mặt bằng mở quán ăn. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo nhà hàng nằm trong khu vực có an ninh được đảm bảo, ít tệ nạn xã hội, cướp giật, bảo kê, không nằm trên con đường hay xảy ra tai nạn giao thông.

Bởi lẽ, không khách hàng nào muốn đi chơi, giải trí tại những nơi gây nguy hiểm cho an toàn cá nhân. Ví dụ, nhà hàng trên đường dành cho xe container, hay xảy ra tai nạn thường ít được khách hàng lựa chọn hơn so với những địa điểm khác. 

dam-bao-su-thuan-tien-cho-khach-hang
Đảm bảo sự thuận tiện cho khách hàng khi đến quán ăn

Diện tích thuê mặt bằng

Trước khi thuê, bạn cần xác định quy mô nhà hàng của bạn sẽ phục vụ tối đa bao nhiêu khách hàng. Liệu nhà hàng của bạn có cần mặt tiền trống, phải phân chia thành những không gian nào? Nếu trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ tìm được mặt bằng có diện tích hợp lý. Bởi lẽ, mặt bằng có nhỏ sẽ không đáp nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, thuê mặt bằng quá lớn so với nhu cầu sẽ là một sự lãng phí. 

dien-tich-cho-thue-mat-bang-kinh-doanh-an-uong-tuy-theo-quy-mo
Diện tích cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống tùy theo quy mô

Giá thuê mặt bằng

Một yếu tố quan trọng khác khi thuê mặt bằng mở quán ăn là giá thuê. Trước khi kinh doanh, bạn phải có kế hoạch phân bổ tài chính rõ ràng, không nên quyết định theo cảm tính. Ví dụ, bạn cần chia nhỏ từng loại phí như thuê mặt bằng, mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, chi phí quảng cáo,… Mỗi khoản phí cần nằm trong tỷ lệ thích hợp, không chiếm quá nhiều hoặc quá ít.  

gia-ca-thue-mat-bang-mo-quan-an
Giá cả là yếu tố nhiều người quan tâm khi thuê mặt bằng mở quán ăn

>> Xem thêm: Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn là đủ?

Thời hạn thuê mặt bằng

Khi thuê mặt bằng mở quán ăn, bạn phải chú ý kỹ về các vấn đề như thời hạn thuê nhà và các trường hợp hủy hợp đồng. Thông thường, các chủ kinh doanh thường chọn hình thức cho thuê ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng, hoặc 6 tháng đến 1 năm. 

thoi-han-thue-mat-bang-kinh-doanh-an-uong
Thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn thường từ 6 tháng đến 1 năm

Cách tìm kiếm mặt bằng thuê mở quán ăn phù hợp

Nghiên cứu thị trường

Trước khi tìm thuê mặt bằng mở quán ăn, bạn phải biết mình bán sản phẩm gì, bán cho đối tượng nào, với mức giá bao nhiêu. Ví dụ, nếu bán cơm trưa văn phòng, bạn cần lựa chọn những nơi tập trung nhiều dân công sở và công ty. Ngoài ra, bạn cũng cần xác định khách hàng mục tiêu, qua một số cách như sau:

  • Tìm hiểu về các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, sở thích, tình trạng quan hệ,….
  • Nghiên cứu tâm lý khách hàng, xem người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng mua sắm, ăn uống như thế nào. 
  • Khoanh vùng nhóm người có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng, ví dụ như bạn bè, đồng nghiệp, người thân, người nổi tiếng,…
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh và xem cách họ hoạt động, từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu. 
nghien-cuu-thi-truong-thue-mat-bang-kinh-doanh-an-uong
Nghiên cứu thị trường khi mở trước khi thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống

Xác định khách hàng mục tiêu của quán

Để tìm địa điểm thuê mặt bằng mở quán ăn phù hợp, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Chỉ khi đã xác định được khách hàng mục tiêu cụ thể, bạn mới có thể chọn đúng địa điểm thuê mặt bằng cho nhà hàng của mình, tránh việc mở quán ăn trong một khu vực không có nhu cầu từ khách hàng và không thu được lợi nhuận kinh doanh.

  • Bạn muốn mở quán ăn cho đối tượng khách hàng là dân văn phòng thì nên lựa chọn địa điểm gần các khu văn phòng, cao ốc văn phòng lớn.
  • Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của quán ăn là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì bạn nên tìm một địa điểm gần khu vui chơi hoặc trường học, ký túc xá sinh viên,…

Dù bạn tìm mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay bất cứ khu vực nào thì cũng cần lưu ý đến việc giao thông đi lại thuận tiện, dễ tìm đường, có bãi đậu xe rộng rãi, an toàn để khách hàng có thể an tâm gửi xe.

xac-dinh-doi-tuong-khach-hang-muc-tieu-cua-quan
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của quán

Xác định vị trí

Bạn có thể tìm thuê mặt bằng mở quán ăn thông qua môi giới, hoặc tự tìm hiểu trên trang Facebook, website như batdongsan.com, muaban.net,… Sau khi đã khoanh vùng khu vực tiềm năng nhất, bạn cần đi khảo sát thực tế từng nơi. Khi này, bạn cần đứng từ vị trí của khách hàng để đánh giá như mặt bằng có thuận tiện đi lại không.

Liên hệ với chủ sở hữu

Khi quyết định xem mặt bằng, bạn cần liên hệ với chủ sở hữu mặt bằng. Thông thường, chủ sở hữu luôn để lại thông tin số điện thoại và Facebook, nên bạn có thể liên lạc rất dễ dàng. Lưu ý, trong nhiều trường hợp, những thông tin đó là do môi giới đất đăng lên và họ không phải chủ mặt bằng. Bạn cần nhớ rõ điều này nhằm tránh những hiểu lầm không đáng có nhé!

lien-lac-truc-tiep-chu-so-huu-mat-bang-kinh-doanh
Liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu mặt bằng kinh doanh

Kiểm tra trạng thái pháp lý

Xem xét tình trạng pháp lý là điều rất quan trọng khi thuê mặt bằng mở quán ăn, nhưng nhiều người kinh doanh lại bỏ qua bước này. Bạn cần kiểm tra xem chủ nhà có các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng đất không, nhà có đang trong tình trạng tranh chấp không. Bởi lý do, nếu chủ nhà không có quyền sử dụng đất, hợp đồng ký kết giữa hai bên sẽ không có hiệu lực và bạn rất khó để đòi quyền lợi chính đáng. 

Thương lượng giá thuê

Thương lượng giá thuê là kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán ăn bạn cần nắm rõ. Khi tìm được mặt bằng phù hợp, bạn không nên chấp nhận ngay giá họ đưa ra. Một hiện tượng phổ biến là nhiều người đưa ra mức giá cao hơn mức giá họ có thể chấp nhận. Vì vậy, bạn cần biết mức giá hợp lý trên thị trường để thương lượng. Hiện nay, trên Internet có rất nhiều website niêm yết giá thuê giúp so sánh dễ dàng, hoặc bạn có thể tự đi khảo sát thực tế. 

thuong-luong-gia-thue-mat-bang-mo-quan-an
Thương lượng để có giá thuê mặt bằng mở quán ăn tốt nhất

Ký hợp đồng thuê

Ký hợp đồng là bước không thể thiếu khi thuê mặt bằng mở quán ăn. Hợp đồng thuê mặt bằng phải ghi đầy đủ các điều khoản về diện tích thuê, giá thuê, tiền cọc, thời gian, nghĩa vụ, trách nhiệm, hiện trạng bàn giao mặt bằng,… Ngoài ra, để hợp đồng có hiệu lực, bạn cần đi công chứng tại UBND quận/huyện hoặc các văn phòng công chứng hoạt động đúng pháp luật. 

Tiến hành thiết kế, tu sửa lại

Khi thuê mặt bằng mở quán ăn hoặc nhà hàng, chủ quán thường phải tiến hành thiết kế, tu sửa lại mặt bằng để phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình. Trước khi thuê, bạn hãy xác định liệu mặt bằng đó có cần tu sửa nhiều không, nếu có thì chủ nhà có hỗ trợ gì không? Từ đó, bạn cân nhắc tu sửa cho phù hợp với ngân sách đầu tư và lên kế hoạch bài trí quán ăn sao cho hợp với thị hiếu của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Hãy bố trí không gian quán ăn một cách hợp lý, tạo khoảng cách khu vực ăn uống và lối đi thoải mái cho khách hàng. Trong quá trình tu sửa hoặc trang trí, luôn đặt sự thoải mái và sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Một quán ăn được bài trí đẹp mắt và ấn tượng sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

>> Tham khảo: Kinh nghiệm lựa chọn, thiết kế mặt bằng nhà hàng ăn uống từ A-Z

Pháp lý liên quan đến thuê mặt bằng mở quán ăn

Những giấy tờ cần thiết khi thuê mặt bằng mở quán ăn

Để ký kết và công chứng hợp đồng cho thuê mặt bằng, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

  • CMND/CCCD của bên cho thuê và người thuê.
  • Các giấy tờ liên quan đến mặt bằng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
  • Hợp đồng cho thuê mặt bằng theo mẫu đúng pháp luật, có chữ ký của các bên liên quan. 
cccd-ky-hop-dong-thue-mat-bang-mo-quan-an
Cần xuất CCCD khi ký hợp đồng thuê mặt bằng mở quán ăn

Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh quán ăn

Hợp đồng thuê mặt bằng mang tính chất của hợp đồng thuê tài sản, nên bạn có thể tham khảo các quy định của Bộ luật dân sự 2015, từ điều 472 đến điều 482. Cụ thể, tất cả các điều khoản về giá thuê, thời hạn thuê phải do hai bên thỏa thuận. Người thuê có quyền cho thuê lại tài sản, nếu người cho thuê đồng ý. 

Bên cho thuê phải giao tài sản đúng tình trạng như thỏa thuận và bên thuê phải có nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu kỹ các trường hợp bồi thường thiệt hại tài sản, nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra. 

nghien-cuu-ky-quy-dinh-thue-mat-bang-mo-quan-an
Nghiên cứu kỹ các quy định liên quan đến thuê mặt bằng mở quán ăn

Cách giải quyết vấn đề pháp lý khi có tranh chấp giữa chủ nhà và người thuê

Vì Luật dân sự ưu tiên việc tự thỏa thuận, nên bạn và chủ nhà trước tiên cần thương lượng với nhau dựa trên cơ sở bình đẳng khi xảy ra tranh chấp. Trường hợp không thể đi đến kết luận chung, bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án để giải quyết. Tòa sẽ xem xét đơn kiện và tiến hành xử lý theo trình tự. Tuy nhiên, việc kiện tụng rất mất thời gian, làm ảnh hưởng đến công việc, nên tự hòa giải vẫn sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. 

tranh-chap-thue-mat-bang-kinh-doanh-quan-an
Tranh chấp có thể xảy ra khi thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn

Một số lưu ý khi thuê mặt bằng mở quán ăn

Thuê mặt bằng mở quán ăn nên thỏa thuận và ký hợp đồng rõ ràng

Trong quá trình thuê mặt bằng mở quán ăn, bạn cần thống nhất các quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng một cách rõ ràng. Việc kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng cần được tiến hành kỹ lưỡng, nhất là các điều khoản liên quan đến quyền sở hữu của mặt bằng cho thuê.

Dưới đây là một số nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống:

  • Thông tin đầy đủ của bên cho thuê và bên thuê.
  • Địa chỉ mặt bằng cho thuê, diện tích và thông tin về kết cấu của mặt bằng.
  • Giá thuê hàng tháng, số tiền đặt cọc và hình thức thanh toán tiền thuê.
  • Thời gian ký hợp đồng và thời điểm mà hợp đồng có hiệu lực.
  • Điều khoản về việc tăng giá thuê hàng năm nếu có.
  • Tình trạng mặt bằng khi bàn giao và các trách nhiệm của bên cho thuê liên quan đến việc bàn giao mặt bằng.

Nên tìm hiểu và xin phép sử dụng vỉa hè

Vỉa hè phía trước mặt bằng cho thuê thuộc tài sản công được nhà nước quản lý. Trong quá trình kinh doanh nếu lấn chiếm vỉa hè thì đều có thể bị coi là bất hợp pháp và bị xử phạt theo quy định. Do đó, nếu bạn có nhu cầu muốn thuê mặt bằng mở quán ăn thì cần lưu ý tìm hiểu và xin phép được sử dụng vỉa hè.

Tìm hiểu các quy định kinh doanh mở quán ăn tại địa phương

Ngoài các giấy phép đăng ký kinh doanh quán ăn, bạn cần nắm rõ những quy định của địa phương tại khu vực mà bạn thuê mặt bằng. Tìm hiểu về các mô hình tương tự và đối thủ cạnh tranh xung quanh sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhà hàng và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

tim-hieu-cac-quy-dinh-kinh-doanh-mo-quan-an-tai-dia-phuong
Tìm hiểu các quy định kinh doanh mở quán ăn tại địa phương

Chuẩn bị dự phòng các trường hợp bất ngờ

Những sự cố như lũ lụt, ngập úng, dịch bệnh hoặc các công trình xây dựng trên đường đi qua quán của bạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tuy không thể tránh được những tình huống này, nhưng bạn có thể khắc phục những tổn thất bằng việc chuẩn bị phương án dự phòng thích hợp. Do đó, để đảm bảo chủ động trong việc xử lý những vấn đề phát sinh bạn cần có kế hoạch dự phòng đầy đủ.

Trang bị hệ thống quản lý bán hàng chuyên nghiệp

Để việc vận hành và quản lý hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng và hiệu quả, bạn nên tham khảo sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn bePOS.

Đây là công cụ không còn quá xa lạ với hơn 12.000 chủ kinh doanh trên khắp Việt Nam tin dùng để hỗ trợ việc đặt món, in hóa đơn tự động, thanh toán nhanh chóng, quản lý kho, quản lý nguyên vật liệu, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên,… Với nhiều tính năng ưu việt, bePOS giúp chủ nhà hàng, quán ăn tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm thiểu rủi ro, thất thoát.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu thuê mặt bằng mở quán ăn cần chú ý gì, kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán tiết kiệm ngân sách mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi bePOS thường xuyên để đón nhận những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhé! 

FAQ

Giá thuê mặt bằng mở quán ăn hiện nay là bao nhiêu?

Giá cho thuê mặt bằng kinh doanh ăn uống phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, thành phố nơi bạn sống, diện tích, hiệu quả thương lượng giữa hai bên,… Ví dụ, nếu bạn tìm mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội, Sài Gòn, tiền thuê mặt bằng sẽ khá cao. Tại những đoạn đường đẹp, giá thuê mặt bằng có thể dao động từ 20 đến 50 triệu đồng/tháng. Nếu thuê mặt bằng trong đường phụ, ngõ, giá thuê có thể dao động từ 5 đến hơn 10 triệu đồng/tháng. 

Giá thuê mặt bằng mở quán ăn nên chiếm bao nhiêu % doanh thu mỗi tháng?

Theo ý kiến nhiều người, giá thuê mặt bằng không nên vượt quá 15% doanh thu mỗi tháng của quán ăn. Ví dụ, nếu doanh thu dự kiến của bạn là 200 triệu đồng, thì giá thuê tối đa là 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây không phải công thức bắt buộc, bạn nên dựa vào kinh nghiệm bản thân và theo dõi xu hướng của thị trường để nắm bắt những kiến thức mới nhất.