Trang chủBlogs Kinh doanh F&BQuy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng đạt chuẩn

Quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng đạt chuẩn

Tháng chín 09, 2024
Avatar
Chu Hanh
656 Đã xem

Một nhà hàng chất lượng không chỉ được đánh giá bởi hương vị tuyệt vời của món ăn mà còn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, an toàn vệ sinh không chỉ nằm ở cách chế biến thức ăn mà còn ở cách vệ sinh những dụng cụ ăn uống. Trong bài viết này, bePOS sẽ giới thiệu quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng chuẩn nhất.

Tại sao cần vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng?

Việc duy trì vệ sinh cho một nhà hàng không chỉ liên quan tới hình ảnh thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn và hài lòng của khách hàng.

Quá trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng đòi hỏi sự tỉ mỉ và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa phù hợp. Dụng cụ nhà hàng sạch sẽ không chỉ làm cho không gian làm việc trở nên thoải mái cho đầu bếp, mà còn đảm bảo món ăn đạt đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số lý do tại sao cần vệ sinh dụng cụ nhà hàng định kỳ:

  • Tiết kiệm chi phí: Thường xuyên vệ sinh và bảo quản dụng cụ đúng cách có thể giúp chủ nhà hàng tránh được việc phải thay thế chúng quá thường xuyên, giúp tiết kiệm chi phí mua sắm các dụng cụ mới.
  • Tạo ấn tượng tốt với khách hàng: Nhà hàng sạch sẽ và dụng cụ ăn uống luôn được bảo quản cẩn thận sẽ tạo ra một hình ảnh tích cực về chuyên nghiệp và chất lượng đối với khách hàng.
  • Bảo đảm vệ sinh thực phẩm: Dụng cụ sạch sẽ giúp thực phẩm được chế biến chất lượng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng. Điều này giúp nhà hàng tránh các vấn đề liên quan đến thực phẩm bị nhiễm khuẩn và vấn đề sức khỏe của khách hàng.
Tại sao cần vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng
Vệ sinh dụng cụ ăn uống để bảo vệ sức khỏe thực khách

Tần suất vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng

Các khu vực trong nhà hàng đều yêu cầu vệ sinh đều đặn và theo lịch trình để đảm bảo tính thẩm mỹ của môi trường làm việc. Những dụng cụ và thiết bị có tuổi thọ dài như bình chữa cháy, bếp gas, bàn ghế cần được bảo trì và kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Còn các bề mặt như sàn nhà, bàn ghế, bàn ăn, cần được vệ sinh hàng ngày, đặc biệt sau khi thực khách đã sử dụng xong.

Lịch vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng chi tiết như sau:

  • Vệ sinh hàng ngày: Các bề mặt nấu nướng và dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa phải được vệ sinh hàng ngày, sau khi kết thúc ca làm việc.
  • Vệ sinh hàng tuần: Nhà hàng cần thực hiện vệ sinh các khu vực như tủ lạnh, máy làm nước giải khát, bình ấm, máy pha cà phê và kiểm tra kỹ bên trong máy rửa chén. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra và thay thế những vật dụng cần thiết như bọt biển hoặc vải.
  • Vệ sinh hàng tháng: Hàng tháng, nhà hàng cần làm sạch các cống và bồn để tránh tắc nghẽn. Cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để rửa sạch chén bát và dụng cụ thủy tinh. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng cần kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận thông gió. Lưu ý, tùy thuộc vào mức độ hoạt động của nhà bếp, thời gian vệ sinh định kỳ có thể thay đổi. Nếu bạn thường xuyên sử dụng nồi chiên sâu, hãy làm sạch chúng hàng ngày thay vì hàng tháng.

Việc nắm rõ và thực hiện đúng lịch trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng sẽ giữ được môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn, đồng thời duy trì được tính thẩm mỹ, tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng.

Tần suất vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng
Các bề mặt nấu nướng cần được vệ sinh hàng ngày, sau mỗi ca làm việc

Chuẩn bị gì để vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng? 

Quá trình vệ sinh dụng cụ trong nhà hàng cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng. Hãy chuẩn bị sẵn khăn lau sạch và nước, cùng với những sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng. Việc lựa chọn kỹ lưỡng sản phẩm tẩy rửa là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với những vết bẩn khó tẩy. Hãy luôn sử dụng các sản phẩm có thành phần an toàn và tránh xa những loại có thể gây hại cho sức khỏe.

Một số thiết bị dùng để vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng:

  • Dụng cụ vệ sinh: Chổi rửa, mút rửa, chậu, khăn lau, cây lau sàn, găng tay cao su,….
  • Thiết bị vệ sinh công nghiệp: Máy hút bụi, máy chà sàn, máy thổi sàn, xe đẩy vệ sinh,…
  • Hóa chất tẩy rửa: Nước rửa, hóa chất tẩy rửa chuyên dụng, nước khử trùng,…
Chuẩn bị gì khi vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng
Chuẩn bị khăn sạch để vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng

Quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng 

Vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng theo thời gian 

Quy trình vệ sinh dụng cụ trong nhà hàng không chỉ xảy ra sau mỗi ca làm việc mà còn bắt đầu ngay trước ca và trong quá trình làm việc.

Trước ca làm việc 

Trước ca làm việc, nhân viên nhà hàng cần vệ sinh các dụng cụ, thiết bị như sau:

  • Sử dụng khăn hoặc bọt biển để lau sạch các bề mặt xung quanh bếp, đặc biệt là những dụng cụ trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm để không có bụi bẩn hoặc vi khuẩn nào ở trên bề mặt.
  • Khử khuẩn các dụng cụ nấu nướng như nồi, chảo,…
  • Vệ sinh bồn rửa tay, các vòi nước sạch sẽ, hợp vệ sinh để đảm bảo sự an toàn của nhân viên và thực khách.
  • Sàn nhà cần được làm sạch để tránh trượt. Bàn ghế, quầy thu ngân cũng cần được dọn dẹp để tạo môi trường gọn gàng và chuyên nghiệp.
Vệ sinh nhà hàng trước ca làm việc
Lau các bề mặt xung quanh bếp trước ca làm việc

Trong ca làm việc

Trong ca làm việc, cần lưu ý vệ sinh các dụng cụ:

  • Sau mỗi lần chế biến món ăn cần loại bỏ dầu thừa, thức ăn thừa và bất kỳ mảnh vụ thức ăn nào rơi xung quanh bếp.
  • Thớt, dao và những dụng cụ khác cần được vệ sinh giữa các lần chế biến món ăn để tránh tạo ra nguồn lây nhiễm khuẩn.
  • Bỏ rác đúng nơi quy định trong quá trình chế biến món ăn để duy trì trật tự và sự sạch sẽ trong nhà bếp.
  • Chất thải và thức ăn thừa cần phải được loại bỏ càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và mất điểm vệ sinh.
  • Khi khách rời nhà hàng, lau dọn khu vực ăn uống để đảm bảo sự sạch sẽ và tạo ấn tượng tích cực đối với khách hàng tiếp theo.
Vệ sinh nhà hàng trong ca làm việc
Lau khu vực ăn uống sau khi khách dùng bữa

Sau ca làm việc 

Quy trình vệ sinh dụng cụ sau khi hết ca làm việc là vô cùng quan trọng.

  • Đầu tiên, sử dụng khăn lau hoặc bọt biển để lau chùi các khu vực trong bếp, đặc biệt là các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
  • Những dụng cụ đã sử dụng trong ca làm việc cần phải được rửa sạch để loại bỏ mọi dấu vết thức ăn và bảo đảm tính sạch sẽ.
  • Tạp dề và các dụng cụ cá nhân cần phải được đặt vào khu vực sẵn sàng cho việc giặt sạch và tái sử dụng.
  • Sàn bếp cần được quét dọn và lau sạch để loại bỏ mọi dấu vết và thức ăn thừa.
  • Các nguyên liệu còn lại cần phải được bảo quản đúng cách để đảm bảo tính tươi ngon và an toàn. Thức ăn thừa cần được loại bỏ một cách đúng quy định.
  • Trước khi đóng cửa, cần tiến hành tổng vệ sinh và kiểm tra các khu vực trong nhà hàng, đảm bảo rằng mọi thứ đạt chuẩn về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Việc thực hiện quy trình vệ sinh sau khi hết ca làm việc là bước cuối cùng để đảm bảo rằng nhà hàng luôn sạch sẽ và an toàn, đồng thời sẵn sàng cho ca làm việc tiếp theo.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống sau ca làm việc của nhà hàng
Các dụng cụ ăn uống phải sạch sẽ khi kết thúc ca làm việc

Vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng theo khu vực

Từng khu vực trong nhà hàng sẽ yêu cầu việc vệ sinh với các dụng cụ và phương pháp khác nhau. Dưới đây là cách thực hiện vệ sinh tại từng khu vực cụ thể:

Khu vực ăn uống

Khu vực ăn uống là nơi tiếp khách và phục vụ món ăn, đồ uống. Việc đảm bảo bàn ghế luôn sạch sẽ là mối quan tâm hàng đầu mà chủ nhà hàng cần lưu ý. Sau khi khách hàng thưởng thức món ăn, việc nhanh chóng dọn dẹp các phần thức ăn còn thừa và lau sạch những vết bẩn trên mặt bàn là rất quan trọng để tạo ấn tượng tích cực cho khách hàng sau này.

Khu vực bếp và bar

Khu vực bếp và bar cần được vệ sinh cẩn thận vì đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với các món ăn và đồ uống. Trước và sau khi sử dụng các dụng cụ như xoong, chảo, máy xay, thìa, cốc, cần được rửa sạch bằng nước rửa chén sạch sẽ để đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm.

Vệ sinh khu vực bếp nhà hàng
Khu vực bếp nhà hàng phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Khu vực vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi có nguy cơ cao về vi khuẩn, và cũng là nơi mà khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng. Việc dọn dẹp nhà vệ sinh cần được thực hiện trước và sau mỗi ca làm việc. Nhà hàng nên sử dụng sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng và kiểm tra thường xuyên để tránh tình trạng tắc nghẽn. Bên cạnh đó, hãy sử dụng viên ném để kiểm soát mùi trong nhà vệ sinh và giữ nơi này luôn sạch sẽ, thơm tho.

Khu vực lễ tân tiếp khách

Khu vực lễ tân và tiếp khách là bộ mặt của nhà hàng, nơi khách hàng đầu tiên tiếp xúc. Do đó, việc đảm bảo quầy lễ tân nhà hàng luôn sạch sẽ và ngăn nắp là rất quan trọng. Nhà hàng cần quét dọn sàn nhà liên tục vì có nhiều khách hàng qua lại. Việc vệ sinh khu vực lễ tân cần được thực hiện trước và sau mỗi ca làm việc để duy trì môi trường sạch sẽ, thoải mái cho khách hàng.

Vệ sinh khu vực lễ tân nhà hàng
Khu vực lễ tân phải sạch sẽ, gọn gàng để đón khách

>> Xem thêm: Tổng hợp nội dung kiểm tra bếp ăn nhà hàng chuẩn nhất

Lưu ý khi vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng 

Khi vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng, cần tuân theo các lưu ý sau để đảm bảo tính an toàn thực phẩm và duy trì môi trường sạch sẽ:

  • Rửa sạch tay: Trước khi bắt đầu vệ sinh, nhân viên cần rửa sạch tay thật kỹ bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
  • Sử dụng nước nóng: Khi rửa dụng cụ, sử dụng nước nóng (ít nhất 77°C) để loại bỏ vi khuẩn. Nước nóng có thể kết hợp với chất tẩy rửa thích hợp để đảm bảo dụng cụ được rửa sạch.
  • Sử dụng chất tẩy rửa an toàn: Nhà hàng nên chọn lựa chất tẩy rửa được phê duyệt và an toàn cho thực phẩm. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa có thể gây hại cho sức khỏe khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Vệ sinh dụng cụ sành sứ trong nhà hàng: Cần cẩn thận khi vệ sinh, di chuyển dụng cụ sành sứ, tránh bị vỡ.
  • Tránh tiếp xúc giữa dụng cụ sạch và dụng cụ bẩn: Đảm bảo rằng dụng cụ đã được vệ sinh không tiếp xúc với dụng cụ bẩn hoặc thức ăn không an toàn.
  • Bảo quản đúng cách: Dụng cụ ăn uống cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Kiểm tra định kỳ: Hãy thường xuyên kiểm tra dụng cụ ăn uống để đảm bảo chúng không bị hỏng. Các dụng cụ đã hỏng cần được thay thế ngay lập tức.
  • Tuân theo quy trình vệ sinh đúng: Đảm bảo nhân viên nhà hàng đã được đào tạo về quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng đúng cách và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu ý khi vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng
Phải chọn chất tẩy rửa phù hợp, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng

Quản lý quy trình vệ sinh trong nhà hàng với beChecklist

Hiện nay, để quản lý đồng bộ chất lượng dịch vụ nhà hàng các chủ nhà hàng có thể lựa chọn ứng dụng beChecklist của thương hiệu bePOS. Với các mẫu checklist công việc có sẵn, chủ nhà hàng có thể tối ưu hóa quy trình vệ sinh chất lượng nhà hàng, trong đó có vệ sinh dụng cụ ăn uống, cụ thể:

  • Xây dựng checklist vệ sinh dụng cụ ăn uống và đưa lên app. Các mẫu này nên được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình vệ sinh dụng cụ nhà hàng.
  • Sửa đổi, cập nhật, bổ sung, xóa theo yêu cầu của nhà hàng.Có thể thêm hoặc xóa các mục kiểm tra, điều chỉnh thời gian thực hiện công việc, và thêm ghi chú cho từng mục.
  • Phân công nhiệm vụ cho các nhân viên, nhân viên thực hiện quy trình theo đúng checklist đã được giao.
  • Dữ liệu được lưu trữ trên ứng dụng beChecklist, dễ dàng xem xét và theo dõi các kết quản kiểm tra xem nhân viên đã thực hiện đúng quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống hay chưa.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Quan lý quy trifnjfnh vệ sinh nhà hàng beChecklist
Số hóa quy trình vệ sinh trong nhà hàng với phần mềm beChecklist

>> Xem thêm: Mẫu checklist Vệ sinh – An toàn VSTP nhà hàng chuẩn nhất

Câu hỏi thường gặp

Quy trình lau bóng dụng cụ ăn uống là gì?

Cách lau bóng dụng cụ ăn uống trong nhà hàng sau:

  • Chuẩn bị nước nóng và giấm pha loãng trong một xô đựng đá
  • Nhúng các dụng cụ ăn uống vào nước giấm
  • Quấn tay bằng khăn sạch rồi rút dụng cụ ra khỏi xô
  • Một đầu khăn cầm dụng cụ, đầu khăn còn lại dùng để lau khô dụng cụ
  • Dụng cụ đã lau sạch cho vào một khay có lót sẵn

Những dụng cụ ăn uống nào trong nhà hàng cần phải vệ sinh hàng ngày? 

Một số dụng cụ ăn uống cần được vệ sinh hàng ngày:

  • Bát đĩa và đồ dùng ăn uống
  • Bếp nấu ăn
  • Bàn ăn và ghế
  • Máy rửa chén
  • Tủ lạnh và tủ đông
  • Máy xay thịt và các dụng cụ cắt mài
  • Máy pha cà phê và ấm đun nước
  • Bồn rửa chén và vòi sen
Dụng cụ ăn uống nào phải vệ sinh hàng ngày
Bát, đĩa, thìa phải vệ sinh hàng ngày sau khi khách dùng bữa

Trong một nhà hàng, việc xây dựng quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống là vô cùng quan trọng. Quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng không chỉ là nhiệm vụ của một số người làm việc trong nhà bếp. Đây là nhiệm vụ mà tất cả nhân viên trong nhà hàng đều cần tham gia và tuân thủ. Hy vọng bài viết đã giúp các chủ nhà hàng xây dựng được quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng chuẩn nhất và áp dụng vào thực tế thành công.