Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpTổng hợp các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chi tiết A-Z

Tổng hợp các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chi tiết A-Z

Tháng hai 02, 2024
Nữ Tâm
Nữ Tâm
254 Đã xem

Tìm hiểu về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là điều cần thiết, vì đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và nâng cao uy tín trong mắt cộng đồng. Vậy ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì, được quy định thế nào? Cùng bePOS nghiên cứu từ A đến Z về nội dung này trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Theo Luật Đầu tư 2020, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là các ngành nghề mà việc đầu tư kinh doanh trong ngành nghề đó phải đáp ứng những điều kiện cần thiết. Các điều kiện nay chủ yếu vì lý do an ninh quốc phòng, an toàn trật tự xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng.

Khi nghiên cứu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ doanh nghiệp phải lưu ý đến hai nội dung là:

  • Ngành nghề nào thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện?
  • Điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó là gì?

Hiểu rõ điều này, doanh nghiệp có thể tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ, góp phần xây dựng nên bức tranh tổng thể về cách quản lý, vận hành và đường hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao chất lượng và uy tín trong mắt cộng đồng, vì nhiều ngành nghề yêu cầu rất rõ về các bằng cấp chuyên môn, giấy tờ pháp lý chứng minh đủ khả năng kinh doanh.

Khái niệm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Tìm hiểu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện để tuân thủ pháp luật

Danh sách các ngành nghề kinh doanh cần điều kiện

Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê chi tiết ở Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 và bổ sung bởi các bộ luật như Luật Đầu tư, Luật đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt,… Danh sách này bao gồm 229 ngành nghề thuộc danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:

Danh sách các ngành kinh doanh có điều kiện
Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư

>> Tải ngay danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện TẠI ĐÂY

Một số đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mang những đặc điểm như sau:

  • Được quy định trong Luật chuyên ngành: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định bởi các Luật chuyên ngành và các cơ quan có thẩm quyền hoạt động trong từng lĩnh vực. Vì vậy, nếu kinh doanh theo lĩnh vực nào, thì doanh nghiệp phải nghiên cứu văn bản pháp luật quy định riêng cho chuyên ngành đó.
  • Chỉ áp dụng với một số lĩnh vực nhất định: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ áp dụng với một số lĩnh vực nhất định, liên quan đến an ninh quốc phòng, y tế, ngân hàng, giáo dục và đào tạo,…
  • Công khai trên phương tiện truyền thông: Danh sách các ngành nghề kinh doanh cần điều kiện và nội dung quy định chi tiết được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Điều này đảm bảo sự công khai, minh bạch, khách quan và tiết kiệm thời gian cho chủ đầu tư, chủ kinh doanh.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong
Những ngành nghề kinh doanh cần điều kiện được quy định trong luật chuyên ngành

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm những nội dung như sau:

  • Đối tượng và phạm vi áp dụng các điều kiện đầu tư và kinh doanh.
  • Hình thức áp dụng của các điều kiện đầu tư kinh doanh.
  • Nội dung của điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành nghề.
  • Hồ sơ, trình tự và thủ tục hành chính để thực hiện các điều kiện nêu trên.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết liên quan đến thủ tục tuân thủ điều kiện kinh doanh.
  • Thời hạn của các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ và văn bản xác nhận liên quan.

Ví dụ, nếu muốn kinh doanh thủy hải sản, thì bạn phải có giấy phép đăng ký kinh doanh thủy hải sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp. Đây là giấy phép con mà chủ kinh doanh phải có nếu muốn tham gia lĩnh vực này, đồng thời phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất (địa điểm, nguồn nước, xử lý chất thải), điều kiện về con người (có ít nhất một cán bộ có chuyên môn liên quan).

Hay như kinh doanh dịch vụ tư vấn luật sư, chủ văn phòng phải chứng chỉ hành nghề và có liên tiếp 2 năm kinh nghiệm ở tổ chức hành nghề luật sư. Như vậy, điều kiện kinh doanh của ngành này thể hiện ở chứng chỉ hành nghề do Bộ Tư pháp cấp và số năm làm việc.

Ví dụ về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn luật sư là phải có chứng chỉ hành nghề

>> Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu và hướng dẫn thủ tục từ A-Z

Điều kiện để tham gia kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Các điều kiện để được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện có thể phân chia theo điều kiện vốn, về chứng chỉ hành nghề, giấy phép con, cụ thể:

  • Điều kiện về vốn pháp định: Ví dụ, công ty môi giới chứng khoán phải có vốn pháp định ít nhất 25 tỷ đồng.
  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề: Ví dụ, kinh doanh thuốc thú y thì người quản lý phải có chứng chỉ hành nghề thú y.
  • Điều kiện về giấy phép con: Ví dụ, buôn bán thuốc lá phải có Giấy phép kinh doanh thuốc lá.
  • Điều kiện về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Các giấy chứng nhận này nhằm đảm bảo cơ sở kinh doanh đủ điều kiện để hoạt động. Ví dụ, mở karaoke, vũ trường phải có GCN PCCC.
Một số ngành yêu cầu vốn pháp định để kinh doanh
Vốn pháp định là điều kiện kinh doanh của một số ngành nghề

Trên đây là danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ví dụ cụ thể và một số quy định liên quan. Nếu đang có ý định mở cơ sở kinh doanh, thì bạn cần nghiên cứu xem lĩnh vực của mình cần điều kiện gì, nhằm đảm bảo sự tuân thủ trước pháp luật. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi bePOS trong thời gian tới nhé!

FAQ

Tại sao nhà nước phải quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Nhà nước phải quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì những ngành nghề này mang tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự – an ninh xã hội, dễ bị lợi dụng để phạm tội.

Các nghị định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Các nghị định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà bạn nên tham khảo là Nghị định 56/2013/NĐ-CP, Nghị định 96/2016/NĐ-CP, Nghị định 99/2016/NĐ-CP,…