Trang chủBlogs BlogCEO là gì? Top những CEO hàng đầu thế giới và Việt Nam

CEO là gì? Top những CEO hàng đầu thế giới và Việt Nam

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
765 Đã xem

CEO là gì? Danh sách các CEO xuất sắc nhất thế giới và Việt Nam gồm những cái tên nào? Vai trò của họ trong doanh nghiệp ra sao? Nếu như bạn đang có những thắc mắc tương tự thì chắc chắn không nên bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của bePOS.

CEO là gì?

Bất cứ ai khi bước chân vào thị trường lao động đều mong muốn trở thành một CEO. Vậy, CEO là gì? CEO là viết tắt của từ gì? CEO là viết tắt của cụm từ “Chief Executive Officer” trong tiếng Anh, có nghĩa là Giám đốc điều hành. Trong nhiều trường hợp, người ta còn gọi CEO bằng những cái tên khác như: Chief Executive, President và Managing Director.

Tuy nhiên, điểm chung là họ thường được bổ nhiệm bởi Ban Giám đốc sau khi có những đánh giá năng lực kỹ lưỡng, nhất là vấn đề cống hiến và đóng góp cá nhân. Một số trường hợp khác, CEO cũng được tuyển dụng theo quy trình đặc biệt và trở thành “nhân viên cấp cao”.

ban-da-biet-ceo-la-gi

CEO là gì?

Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, đây được xem là một trong những chức vụ cao nhất, phụ trách điều hành gần như toàn bộ các vấn đề của chính doanh nghiệp ấy. Nói là gần như toàn bộ vì sẽ có sự khác biệt nhất định giữa CEO của một công ty cổ phần với CEO của một công ty tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn.

Cụ thể hơn, xét riêng về chức danh dựa vào tính chất của CEO và pháp luật doanh nghiệp, ta có:

  • Với công ty cổ phần: CEO có thể mang chức danh là Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT.
  • Với công ty TNHH 2 thành viên: CEO có thể mang chức danh là Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV.
  • Với công ty TNHH 1 thành viên: CEO có thể mang chức danh là Giám đốc/Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch công ty.

Một điểm nữa cũng cần phân biệt, đó là CEO được doanh nghiệp, chính xác là hội đồng quản trị thuê để quản lý hoạt động kinh doanh với CEO là chủ hay người sáng lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong nội dung bài chia sẻ này, chúng ta sẽ không đi sâu vào việc đối sánh mà tập trung phân tích vai trò của CEO là gì, công việc của CEO là gì cũng như tìm hiểu CEO cần sở hữu tố chất nào.

Vai trò của các CEO là gì?

Để khám phá vai trò của CEO là gì, chúng ta hãy đặt trong các mối quan hệ xoay quanh doanh nghiệp.

Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhóm khách hàng

Trong trường hợp này, công việc của CEO là gì? Với vị trí “người lái tàu” của doanh nghiệp, dễ thấy vai trò đầu tiên của CEO chính là làm sao để gia tăng khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ, giúp nâng cao lợi nhuận. Để làm được điều đó, họ cần xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua những đánh giá, phân tích về số liệu thu được từ khảo sát hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh kỳ trước.

vai-tro-cua-ceo-voi-khach-hang

Vai trò của CEO trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng

Tất nhiên, xác định thôi là chưa đủ mà cần đề ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể. Ví dụ như: nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ; cải thiện chính sách hậu mãi;… Tùy vào từng hoàn cảnh thực tiễn mà đó có thể là những chính sách ngắn hoặc dài hạn. Nhưng nên có sự linh hoạt để phù hợp với thị trường không ngừng biến động như hiện nay. Đặc biệt, khách hàng phải là trọng tâm, là cốt lõi.

Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác phát triển

CEO là yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng hợp tác có đi đến thành công hay không. Thứ nhất, họ là người đại diện toàn bộ doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào những cuộc đàm phán, chia sẻ giữa các bên cũng như ra bút ký hợp đồng nếu có.

Thứ hai, họ là cá nhân chèo lái cả doanh nghiệp, tác động đến hình ảnh thương hiệu, sức mạnh tài chính,… Nói cách khác, một CEO giỏi sẽ có thể giúp doanh nghiệp lớn mạnh không ngừng. Và chỉ khi đối tác nhận thấy nội tại của doanh nghiệp đủ “vững chắc” thì mới đi đến hợp tác. Ngoài ra, trong một số trường hợp, giá trị thương hiệu cá nhân của CEO còn đủ sức “hạ gục” niềm tin của đối tác.

Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh

Chúng ta đều biết, “Thương trường là chiến trường”. Và trong cuộc tranh đấu không hồi kết, CEO chính là vị tướng cầm quân của doanh nghiệp. Nếu làm tốt vai trò trong mối quan hệ với khách hàng, CEO sẽ giúp nâng cao tiềm lực của công ty. Còn nếu làm tốt vai trò trong mối quan hệ với đối thủ, CEO sẽ giúp nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.

ceo-giup-nang-cao-vi-the-doanh-nghiep-tren-thi-truong

CEO giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường

Rõ ràng, để làm được điều đó, họ cũng cần phân tích, đánh giá sức mạnh của “kẻ thù” và đưa ra hướng đi tốt nhất, vừa giúp rút ngắn khoảng cách cạnh tranh, vừa thúc đẩy doanh nghiệp vươn lên top đầu. Tùy vào từng lĩnh vực, quá trình này có những yêu cầu và đòi hỏi khác nhau. Song cốt lõi là nắm bắt được ưu nhược điểm của đối thủ, học hỏi cái hay và khai thác hạn chế.

Một điều nữa, trong bối cảnh hiện nay, cuộc ganh đua trên thương trường không chỉ là đối đầu, mà còn là hợp tác và phát triển. Một CEO giỏi cần hiểu rõ điều này linh hoạt trong kế hoạch “chiến đấu” của mình.

Trong mối quan hệ của nội bộ doanh nghiệp

Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp ngày càng cho thấy tầm quan trọng đối với khả năng phát triển của bất kỳ công ty nào. Vậy, công việc của CEO là gì trong mối quan hệ này?  Giám đốc điều hành phải cân bằng định hướng của lãnh đạo cấp cao, trọng tâm là lợi nhuận với quyền của người lao động, trọng tâm là tiền lương và chính sách đãi ngộ.

Đồng nghĩa, CEO luôn phải là người đặt ra bộ quy tắc ứng xử giữa nhân viên với lãnh đạo và giữa các nhân viên với nhau, dựa trên chuẩn mực cũng như mục tiêu chung. Trong đó, các vấn đề thưởng phạt, chế độ lương, bảo hiểm,… cần minh bạch, rõ ràng; những ý tưởng, kế hoạch kinh doanh cần có khả năng thành công cao.

vai-tro-cua-ceo-voi-noi-bo-doanh-nghiep

Vai trò của CEO trong mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp

Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với pháp luật, báo chí

Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với pháp luật, báo chí, vai trò của CEO là gì? Ở đây, CEO là người đại diện, thậm chí là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Do đó, từ hình ảnh bản thân đến chiến lược phát triển đều tác động tới giá trị thương hiệu, tính hợp pháp của công ty.

Cũng vì thế, mỗi CEO cần chủ động và ý thức phát triển hình ảnh cá nhân, lối sống chuẩn mực cũng như nâng tầm vị thế. Họ có thể tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, xây dựng những bài báo nghiên cứu khoa học hoặc tổ chức họp báo công bố thành tích,… Tóm lại, tuy không hẳn là người của công chúng nhưng CEO cần biết xây dựng thương hiệu riêng.

Những “siêu năng lực” mà CEO không thể thiếu

Với các vai trò to lớn và quan trọng như vậy, CEO cần sở hữu tố chất nào? 

Kiến thức sâu rộng ở đa lĩnh vực khác nhau

Một trong những điều tạo nên CEO giỏi chắc chắn là kiến thức sâu rộng ở đa lĩnh vực. Chỉ khi nắm trong tay vốn kiến thức tổng hợp và khả năng vận dụng tốt, họ mới có thể đưa ra những phân tích, đánh giá chính xác, chi tiết, đầy đủ.

to-chat-can-co-cua-ceo

Tố chất của CEO – Kiến thức sâu rộng ở đa lĩnh vực

Nếu không các chiến lược, kế hoạch kinh doanh CEO đưa ra sẽ thường không mấy hiệu quả, thậm chí là gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Do đó, luôn trau dồi kiến thức, từ chuyên môn đến các lĩnh vực gần như điều kiện bắt buộc với bất kỳ giám đốc điều hành nào.

Khả năng quản trị

Với vị thế là người lãnh đạo, chắc chắn CEO không thể thiếu khả năng quản trị. Đây cũng là yếu tố để CEO thể hiện rõ vai trò của mình đối với doanh nghiệp, trong mối quan hệ nội bộ công ty. Càng là những người xuất sắc, nằm trong top CEO thế giới thì khả năng quản trị càng phải cao.

Ở đây, có 2 yếu tố quan trọng cần đảm bảo, đó là kiến thức chuyên môn về quản trị và kinh nghiệm quản trị. Kiến thức chuyên môn là những lý thuyết, học thuyết giúp CEO nhận biết, lựa chọn được phương pháp quản trị phù hợp với doanh nghiệp, chính xác hơn là đội ngũ nhân sự công ty. Kinh nghiệm là khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tiễn, được đúc kết từ những thực tế mà CEO trải qua.

Tinh thần thép

Áp lực là điều không thể tránh đối với mọi vị trí giám đốc điều hành. Thậm chí, áp lực của họ không chỉ lớn mà còn đến từ nhiều phía khác nhau như: kết quả sản xuất, kinh doanh; mục tiêu của hội đồng quản trị đề ra; gắn kết nội bộ nhân sự;… và cuộc sống cá nhân.

ceo-can-so-huu-cac-to-chat-nao

Tố chất của CEO – Tinh thần thép

Vì thế, có thể ví CEO như viên kim cương trong lòng đất, được tạo ra dưới áp lực lớn. Họ cần sở hữu tinh thần thép, một sức mạnh ý chí và thể lực tốt để gồng gánh những đòi hỏi đặt ra đối với vị trí của mình. Bên cạnh đó, một CEO giỏi cũng cần chủ động trước khó khăn, thử thách, biết chấp nhận và sẵn sàng đương đầu chứ không trong thế bị động. 

Kỹ năng sống

Công việc của một giám đốc điều hành sẽ thường xuyên tham gia vào các cuộc đàm phán, trao đổi, họp báo,… Đây là môi trường rất cần đến kỹ năng sống bên cạnh chuyên môn. Như đã chia sẻ, kỹ năng sống tốt vừa tạo dựng được thương hiệu cá nhân cho CEO, vừa giúp họ trao dồi kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều lĩnh vực, nhất là quản trị nhân sự. Vì thế, để trở thành điều hành doanh nghiệp, trước hết CEO phải là một phần của doanh nghiệp, một phần của tập thể với kỹ năng sống thật tốt.

Một số tố chất đặc biệt

Tố chất đặc biệt của CEO là gì? Đó là những tố chất bẩm sinh, sức mạnh nội tại mà không phải ai cũng có được, việc đào tạo chỉ giúp hoàn thiện mà không tạo ra nó. Ví dụ: Chỉ số thông minh (IQ); chỉ số cảm xúc (EQ); tư duy khoa học; khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích; sự nhanh nhạy, quyết đoán,… hay thần thái của người lãnh đạo.

ceo-co-to-chat-dac-biet

CEO thường có những tố chất đặc biệt

Hãy thử tưởng tượng, nếu như doanh nghiệp đang đứng trước khó khăn, một người “cầm quân” bình thường sẽ làm gì? Có lẽ họ sẽ nghĩ đến việc rút lui. Nhưng nếu là CEO xuất sắc, điều đầu tiên họ hướng tới chắc chắn là trấn an tinh thần và động viên tập thể công ty, là truyền động lực và cảm hứng để tạo nên sức mạnh chiến đấu.

Song song, họ cũng xây dựng được những phương án dự phòng cho mọi trường hợp, kể cả xấu nhất. Hoặc trước một xu thế mới, chỉ những người có tố chất của CEO thực thụ mới đưa ra được những ý tưởng tiên phong, kịp thời để doanh nghiệp thích ứng, phát triển.

Tóm lại, một cá có tố chất đặc biệt chưa chắc trở thành CEO nhưng một CEO chắc chắn có tố chất hơn người.

Sự khác biệt giữa CEO ở Việt Nam và thế giới

Với những đặc điểm như trên, liệu rằng giữa các CEO ở Việt Nam và thế giới có khác biệt nào không?

Tính chuyên nghiệp

CEO thế giới, nhất là tại các quốc gia phát triển thường cho thấy sự chuyên nghiệp cao hơn so với các “đồng nghiệp” tại Việt Nam. Điều này đến từ hai yếu tố chính. Đó là môi trường giáo dục và đặc điểm công ty.

Ở Việt Nam, rất ít có cơ sở nào chuyên giảng dạy về “ngành” CEO. Vì thế, họ thường tự lực cánh sinh đối với công việc của mình. Trong khi đó, tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật,… họ rất chú trọng đào tạo lĩnh vực này theo những chương trình bài bản nhất.

Tiếp theo, ở Việt Nam, vai trò của CEO có phần “đa nhiệm” hơn khi họ thường đồng thời là chủ doanh nghiệp. Còn với nhiều quốc gia, đây là một nghề làm thuê cấp cao, được tuyển dụng theo quy trình riêng. 

su-khac-biet-ceo-viet-nam-va-the-gioi

Sự khác biệt giữa CEO ở Việt Nam và thế giới

Tính độc lập trong lãnh đạo

Cũng xuất phát từ câu chuyện “làm thuê cấp cao” nên CEO trên thế giới thường có sự độc lập trong quá trình điều hành. Yếu tố lớn nhất họ cần đảm bảo là hiệu quả công việc. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt ít nhiều còn tư tưởng “cha truyền con nối”, “bố mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Vì thế, một bộ phận CEO Việt là thế hệ con cháu của những chủ doanh nghiệp, tuy có cơ hội được đào tạo bài bản ở nước ngoài nhưng khi quay về không hoặc khó phát triển.

Ngoài ra, đó cũng có thể do khác biệt về môi trường quản trị công ty. Một phần do chịu sự giám sát chặt chẽ của lớp lãnh đạo sáng lập. Thậm chí là can thiệp trực tiếp vào công việc của thế hệ CEO kế cận. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong một vài năm gần đây, những điểm khác biệt kể trên đang dần được rút ngắn đáng kể. Đặc biệt là nhóm top CEO tại Việt Nam với nhóm top CEO thế giới.

Điểm danh những CEO “chuẩn mực” và thành công nhất hiện nay

Sau đây, hãy cùng bePOS điểm danh những CEO xuất sắc và thành công nhất hiện nay

Top 10 CEO hàng đầu thế giới 

  • Elon Musk – CEO của Tesla, Neuralink và SpaceX

Ngày sinh: 28 tháng 6, 1971

Tổng tài sản ròng sở hữu: 281,6 tỷ USD (2021)

ceo-elon-musk

CEO Elon Musk

Câu nói truyền cảm hứng: “Nếu bạn thức dậy vào mỗi sáng và nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng hơn, thì hôm đó sẽ là một ngày tốt lành đối với bạn”.

  • Bill Gates – CEO của Microsoft

Ngày sinh: 28 tháng 10, 1955

Tổng tài sản ròng sở hữu: 137,9 tỷ USD (2021)

Câu nói truyền cảm hứng: “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì lỗi chắc chắn thuộc về bạn”.

  • Mark Zuckerberg – CEO của Facebook (nay là Meta)

Ngày sinh: 14 tháng 5, 1984

Tổng tài sản ròng sở hữu: 121,1 tỷ USD (2021)

Câu nói truyền cảm hứng: “Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm”.

  • Jack Ma – CEO của Alibaba

Ngày sinh: 10 tháng 9, 1964

Tổng tài sản ròng sở hữu: 41,1 tỷ USD (2021)

ceo-jack-ma

CEO Jack Ma

Câu nói truyền cảm hứng: “Họ gọi tôi là Jack điên. Tôi nghĩ điên rồ là điều tốt. Bởi chúng tôi điên nhưng không hề ngốc”.

  • Sundar Pichai – CEO của Google

Ngày sinh: 10 tháng 6, 1972

Tổng tài sản ròng sở hữu: 600 triệu USD (2020)

Câu nói truyền cảm hứng: “Người ta hạnh phúc không phải vì mọi thứ trong đời đều ổn, người ta hạnh phúc vì thái độ của mình đối với mọi thứ trong cuộc đời là đúng”.

  • Tim Cook – CEO của Apple

Ngày sinh: 1 tháng 11, 1960

Tổng tài sản ròng sở hữu: 1,4 tỷ USD (2021)

Câu nói truyền cảm hứng: “Tôi ngưỡng mộ Steve Jobs không phải bởi những gì ông đã nói hoặc làm được, mà vì suy nghĩ của ông về cuộc sống cũng như công việc. Bài học lớn nhất tôi học được từ Steve Jobs, đó là cuộc sống tựa một hành trình, mà ngày nào cũng là ngày cuối cùng vậy. Và tôi đã thấy ông sống như thế, rằng mỗi ngày đều là ngày cuối cuộc đời”.

  • Jeff Bezos – CEO của Amazon

Ngày sinh: 12 tháng 1, 1964

Tổng tài sản ròng sở hữu: 201 tỷ USD (2021)

ceo-jeff-bezos

CEO Jeff Bezos

Câu nói truyền cảm hứng: “Nếu bạn xây dựng được trải nghiệm tốt thì khách hàng sẽ kể cho nhau nghe về điều đó. Bởi lẽ tin truyền miệng là thứ lan tỏa cô cùng nhanh”.

  • Robert Iger – CEO của hãng Walt Disney

Ngày sinh: 10 tháng 2, 1951

Tổng tài sản sở hữu: 690 triệu đô la Mỹ (2020)

Câu nói truyền cảm hứng: “Trái tim và tâm hồn của công ty chính là sự sáng tạo và đổi mới”.

  • Aliko Dangote – CEO tập đoàn Dangote

Ngày sinh: 10 tháng 4, 1957

Tổng tài sản ròng sở hữu: 13,3 tỷ USD (2021)

Câu nói truyền cảm hứng: “Cố gắng hết sức để làm việc hết sức có thể để đạt được mục tiêu mới với mỗi ngày trôi qua. Đừng ngủ đến khi bạn đạt được điều gì đó hữu ích”.

  • Michael Dell – CEO của Dell

Ngày sinh: 23 tháng 2, 1965

Tổng tài sản ròng sở hữu: 59,3 tỷ USD (2021)

ceo-michael-dell

CEO Michael Dell

Câu nói truyền cảm hứng: “Bạn không cần trở thành thiên tài hay người có tầm nhìn hoặc tốt nghiệp đại học mới được coi là thành công . Bạn chỉ cần sở hữu một nền tảng và ước mơ”.

Top 5 CEO hàng đầu Việt Nam 

  • Ông Phạm Nhật Vượng – CEO kiêm chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng được Tạp chí Forbes vinh danh lần đầu tiên ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Ông còn được biết đến là vị CEO tài đức vẹn toàn với những cống hiến không ngừng nghỉ cho nền kinh tế nước nhà cũng như lợi ích cộng đồng.

ceo-pham-nhat-vuong

CEO Phạm Nhật Vượng

  • Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO hãng hàng không Vietjet Air Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt Nam thứ 2 nằm trong danh sách tỷ phú đô la được Forbes ghi nhận, cũng là nữ doanh nhân hàng đầu thuộc top CEO tại Việt Nam. Hiện nay, bà đang giữ chức giám đốc điều hành Vietjet Air, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT của HDBank, Chủ tịch HĐQT công ty Chứng khoán Phú Gia, cổ đông sáng lập của Sovico Holdings,…

ceo-nguyen-thi-phuong-thao

CEO Nguyễn Thị Phương Thảo

  • Ông Trần Bá Dương – CEO kiêm chủ tịch Thaco

Ông Trần Bá Dương là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco). Đồng thời, ông cũng là Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.

  • Ông Hồ Hùng Anh – CEO kiêm chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank

Với khối tài sản 1,7 tỷ USD, ông Hồ Hùng Anh được Tạp chí Forbes vinh danh ngày 5/3/219. Đây cũng là một CEO xuất sắc của Việt Nam hiện nay.

ceo-ho-hung-anh

CEO Hồ Hùng Anh

  • Ông Trần Đình Long – CEO kiêm chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Ngày 6/3/2018, ông Trần Đình Long được Forbes công nhận là tỷ phú đô la, xếp hạng 1.756 với khối tài sản 1,6 tỷ USD. Song, năm 2019, ông lại không nằm trong danh sách này nữa. Dẫu vậy, không thể phủ nhận ông xứng đáng nằm trong top CEO tại Việt Nam.

>> Xem thêm: TỪ A-Z QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ THEO TIÊU CHUẨN ISO 10 BƯỚC HIỆU QUẢ NHẤT 2021

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu CEO là gì và những vấn đề xoay quanh. Bạn có đang trên con đường trở thành một CEO tài năng? Hãy nhớ bình luận và theo dõi blog của bePOS thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hay hơn nữa.

FAQ

CEO là viết tắt của từ gì?

CEO là viết tắt của cụm từ “Chief Executive Officer” trong tiếng Anh, có nghĩa là Giám đốc điều hành. Ngoài ra, người ta còn gọi CEO bằng những cái tên khác như Chief Executive, President và Managing Director.

Lương CEO là bao nhiêu?

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, quy mô của doanh nghiệp và kinh nghiệm làm việc, lương của một CEO có thể từ vài chục triệu đến hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng, ví dụ: 

  • Các doanh nghiệp trong nước, CEO có mức lương khoảng từ 18 – 35 triệu đồng/ tháng.
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, CEO có mức lương vào khoảng từ 30 – 80 triệu đồng/ tháng.

Công việc của CEO là gì?

Theo từng nhóm vai trò và đặc thù của doanh nghiệp, công việc cụ thể của CEO có thể là: đề ra chiến lược kinh doanh, sản xuất; thực hiện đàm phán với đối tác, ký kết hợp đồng hợp tác; đại diện doanh nghiệp xử lý các vấn đề pháp lý;…