Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpKinh nghiệm mở xưởng may gia công đầy đủ nhất hiện nay

Kinh nghiệm mở xưởng may gia công đầy đủ nhất hiện nay

Tháng hai 02, 2024
Nữ Tâm
Nữ Tâm
592 Đã xem

Mở xưởng may là lĩnh vực nhiều người muốn đầu tư, bởi thời trang là ngành hàng hot, nhu cầu tiêu dùng lớn. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu trước kinh nghiệm mở xưởng may gia công, bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới khả năng thành công sau này. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ hưởng dẫn bạn từ A đến Z cách mở một xưởng may quần áo đơn giản nhất, theo dõi ngay nhé!

Lựa chọn mô hình xưởng may 

Mở xưởng may theo hình thức hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải doanh nghiệp hay công ty, mà là một mô hình kinh doanh của cá nhân hoặc hộ gia đình nhỏ lẻ. Theo kinh nghiệm mở xưởng may của nhiều người, ưu điểm của mô hình này là thủ tục thành lập đơn giản, không mất quá nhiều thời gian và chi phí.

Hơn nữa, hộ kinh doanh cá thể cũng ít bị ràng buộc bởi pháp luật hơn, không bắt buộc nhiều về vốn, có thể đóng thuế khoán cố định. Trước đây, hộ kinh doanh bị giới hạn chỉ được thuê dưới 10 lao động, nhưng hiện nay quy định này không còn nữa, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Kinh nghiệm mở xưởng may hộ kinh doanh
Đăng ký mở xưởng may theo mô hình hộ kinh doanh cá thể

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là không có tư cách pháp nhân, nên địa vị pháp lý không được chặt chẽ. Khả năng huy động vốn của hộ kinh doanh cũng có phần hạn chế hơn so với công ty. Xưởng may của bạn cũng chỉ được mở duy nhất một địa điểm, không được mở thêm bất cứ đơn vị nào khác.

Mở xưởng may theo hình thức công ty

Ngược lại, nếu mở theo mô hình công ty, xưởng may của bạn sẽ có tư cách pháp nhân, tạo nên sự uy tín với khách hàng ngay lập tức. Công ty được phép huy vốn dưới nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, được hưởng nhiều ưu đãi khi đi vay tại ngân hàng, tổ chức tài chính.

Với mô hình hộ kinh doanh, thì bạn phải chịu trách nhiệm gần như tuyệt đối với công việc kinh doanh. Trong khi đó, với mô hình công ty TNHH hay công ty cổ phần, bạn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm mở xưởng may của nhiều người, mô hình công ty thì có thủ tục pháp luật phức tạp hơn, chịu nhiều ràng buộc về vốn và thuế.

Kinh nghiệm mở xưởng may doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh xưởng may theo mô hình doanh nghiệp

Kinh nghiệm mở xưởng may cho thấy, nếu bạn chỉ có số vốn ít, muốn kinh doanh nhỏ lẻ để phục vụ người dân thì có thể chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Còn nếu bạn muốn mở rộng quan hệ, kinh doanh lớn, thì mô hình công ty có thể cho bạn nhiều cơ hội phát triển hơn.

Kinh nghiệm mở xưởng may gia công – Các bước thực hiện

Tìm nguồn cung nguyên vật liệu

Mở xưởng may cần sử dụng các nguyên vật liệu như:

  • Các loại vải may, như vải cotton, vải lụa, kaki, vải jean, vải nỉ,…
  • Các loại chỉ may, như chỉ thiên nhiên, chỉ xơ hóa học.
  • Các phụ liệu liên quan đến tạo dáng cho sản phẩm, như dây thun, móc cài, vật trang trí, khuy,…

Bạn nên xác định xem sẽ nhập nguyên vật liệu ở đâu, hàng nội hay hàng ngoại. Nhìn chung, hàng nhập khẩu luôn được người dùng đánh giá cao hơn, nhất là khi đến từ các quốc gia phát triển như Ý, Pháp, Nhật, Hàn,… Tuy nhiên, giá nguyên vật liệu nhập khẩu khá đắt, chỉ phù hợp để gia công hàng thời trang cao cấp.

Kinh nghiệm tìm nguyên liệu mở xưởng may
Tìm nguồn nguyên vật liệu uy tín để đem lại sản phẩm tốt

Hàng nội địa có giá trị rẻ hơn, tuy nhiên cũng có nhiều phân khúc khác nhau tùy vào chất lượng. Kinh nghiệm mở xưởng may hiệu quả là bạn phải xác định xem tệp khách hàng, đối tác của mình là ai. Ví dụ, nếu đối tác của bạn là các thương hiệu thời trang xa xỉ, hoặc khách hàng thu nhập cao, thì có thể dùng vải nhập khẩu để may.

Tìm kiếm mặt bằng dài hạn

Mặt bằng là bài toán khiến khó khiến nhiều chủ kinh doanh đau đầu. Theo kinh nghiệm mở xưởng may, bạn cần mặt bằng đủ lớn để đặt từ 15, 16 máy may trở lên. Diện tích là yếu tố quan trọng bậc nhất khi thuê mặt bằng mở xưởng may, vì lĩnh vực này không yêu cầu nhiều về vị trí đắc địa.

Ngoài ra, mặt bằng phải có kho chứa hàng để chứa đủ số lượng sản phẩm mà khách đặt hoặc dự kiến bán. Mở xưởng may ở quê là phương án được nhiều người chọn, vì tiền thuê ở đây phải chăng hơn. Nếu nhà của bạn có diện tích lớn, thì có thể tận dụng để mở một xưởng may gia công quần áo tại nhà để tiết kiệm chi phí.

Kinh nghiệm tìm mặt bằng xưởng may
Mặt bằng xưởng may cần đủ rộng để đặt máy may và các trang thiết bị khác

Chuẩn bị vốn để hoạt động xưởng

Chuẩn bị vốn là một trong những nội dung được quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu kinh nghiệm mở xưởng may gia công. Một số khoản chi phí phải bỏ ra để kinh doanh xưởng may là:

  • Tiền mua máy móc: Máy may từ 20 triệu trở lên, máy cắt từ 5 – 7 triệu, máy kansai từ 15 triệu, máy vắt sổ từ 10 triệu, máy ủi khoảng 3 triệu,… Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá trung bình, sẽ còn dao động phụ thuộc vào sản phẩm bạn chọn. Chi phí mua máy móc rơi vào khoảng từ 150 triệu trở lên.
  • Tiền thuê mặt bằng: Tiền thuê mặt bằng phụ thuộc vào diện tích, diện tích càng lớn thì giá càng cao xưởng may ở quê sẽ rẻ hơn, thuê mặt bằng khoảng 7 – 10 triệu trở lên. Còn mặt bằng ở thành phố có thể lên đến hàng chục, hoặc thậm chí trăm triệu nếu diện tích lớn.
  • Tiền thuê nhân sự: Mức lương thợ may sẽ phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm thực tế của họ, dao động từ 7 triệu/tháng và có thể lên đến 20, 30 triệu. Một xưởng may nhỏ cần khoảng 10 thợ may, vậy mỗi tháng bạn phải bỏ ra khoảng 70 – 100 triệu để trả lương nhân sự.
Kinh nghiệm mở xưởng may chuẩn bị vốn
Cần mua máy móc và thuê nhân sự để mở xưởng may gia công

Tóm lại, mở xưởng may gia công quần áo cần từ 200 – 500 triệu hoặc hơn. Theo kinh nghiệm mở xưởng may, nếu chưa có đủ vốn, bạn có thể vay từ người thân, bạn bè, vay từ ngân hàng hoặc kết hợp với một người khác để mở xưởng.

Mua các loại máy móc, thiết bị

Như đã nói, mở xưởng may gia công cần một số vốn lớn để mua máy móc, trang thiết bị, cụ thể:

  • Máy may: Máy may công nghiệp, máy may bán công nghiệp, máy may công nghiệp điện tử, máy may và thêu,…
  • Máy vắt sổ: Máy dùng để cổ định mép vải trước khi may quần áo.
  • Máy chập: Hay còn gọi máy giáp, sử dụng để giáp hai mảnh vải lại với nhau.
  • Máy cào: Các loại vải dày thì không thể dùng máy may một kim như thông thường, mà phải dùng máy cào.
Kinh nghiệm mở xưởng may gia công quần áo
Thương hiệu Juki được sử dụng khá nhiều tại các xưởng gia công quần áo

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu máy may quần áo khác nhau, giá cả đa dạng. Máy càng cao cấp, thì chất lượng sản phẩm đầu ra càng được đảm bảo. Kinh nghiệm mở xưởng may hiệu quả là bạn nên chọn những dòng máy phổ biến, giá hợp lý, như máy Juki, Siruba, Hikari, Golden Wheel, Durkopp Adler, Bruce,…

Tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư

Với những người mới bắt đầu, thì tìm người hợp tác là phương án khá an toàn. Thế nhưng, nhược điểm của việc hợp tác này là khiến lợi nhuận của bạn bị thu hẹp lại, hơn nữa dễ xảy ra tranh chấp trong quá trình phân chia lợi ích.

Vì vậy, kinh nghiệm mở xưởng may tối ưu nhất là hợp tác với người có tay nghề nhưng ít vốn. Một số người đã có kỹ năng điêu luyện, nhưng chưa đủ vốn nên không thể mở xưởng. Bạn có thể hợp tác với họ để thêm nguồn lực tài chính, cũng như tăng khả năng thành công.

Hợp tác mở xưởng may gia công quần áo
Tìm đối tác ăn ý để triển khai kế hoạch kinh doanh

Ngoài ra, khi hợp tác, bạn phải chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Lên kế hoạch rõ ràng cho việc hợp tác mở xưởng may để đem lại lợi nhuận cao, cũng như giúp đối tác an tâm vào ý tưởng của bạn.
  • Chọn người làm việc ăn ý, có uy tín, vì trong quá trình kinh doanh không thể tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn và tranh cãi.
  • Phân chia công việc rõ ràng, đảm bảo sự minh bạch, nhất là trong vấn đề lợi nhuận.

Tuyển dụng thợ may có tay nghề tốt

Nhân sự là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc kinh doanh xưởng may. Nếu tuyền thợ may tay nghề thấp, thì sản phẩm cuối cùng có thể bị lỗi, không đạt tiêu chuẩn như đã thỏa thuận với khách hàng.

Thế nên, thay vì thuê nhân sự giá rẻ, bạn nên nâng mức trợ cấp để tìm người có kỹ năng thành thạo. Đây là khoản đầu tư xứng đáng, bởi họ chính là những người giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp và giúp nâng cao thu nhập của bạn.

Kinh nghiệm mở xưởng may tuyển nhân sự
Ưu tiên nhân sự có tay nghề cao để đem lại sản phẩm chất lượng

Tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm may mặc 

Tìm đầu ra cho sản phẩm là khâu không thể không có trong quy trình mở xưởng may. Một số kinh nghiệm mở xưởng may và tìm đầu ra cho hàng hóa là:

  • Tự kinh doanh để đưa sản phẩm trực tiếp từ xưởng đến tay khách hàng.
  • Bán sỉ cho các khu chợ, shop quần áo với chính sách ưu đãi.
  • Nhận gia công quần áo cho các chủ thương hiệu thời trang.
  • Đăng tải thông tin trên trang web, trang mạng xã hội và kết hợp với các kỹ thuật Marketing để quảng bá xưởng may.
Kinh nghiệm mở xưởng may tìm đầu ra
Có thể bán sỉ quần áo cho các cửa hàng bán lẻ

Kiếm đơn hàng từ các mối quan hệ quen biết

Tận dụng mối quan hệ quen biết giúp bạn kiếm những đơn hàng đầu tiên mà không cần mất quá nhiều chi phí Marketing. Bạn có thể đăng tải thông tin trên trang Facebook cá nhân để bạn bè, người quen đọc được.

Nếu có thể, bạn hãy nhờ họ chia sẻ thông tin để tiếp cận với nhiều người hơn nữa. Đây là một cách hiệu quả, bởi lượng người mở shop kinh doanh quần áo hiện nay khá đông, nhu cầu mua sỉ cao.

Kinh nghiệm kiếm đơn hàng xưởng may
Tận dụng các mối quan hệ sẵn có để tìm đối tác kinh doanh

Kinh doanh online

Kinh nghiệm mở xưởng may quần áo hiệu quả là tận dụng môi trường online. Với thời đại kỹ thuật số 4.0 như hiện nay, nếu biết cách quảng bá, bạn có thể mở rộng tệp khách hàng tiềm năng bất kể vị trí địa lý nào, ngay cả khi chỉ mở xưởng may ở quê. Một số cách kinh doanh online cho xưởng may quần áo là:

  • Livestream bán hàng trên Facebook, TikTok, sàn TMĐT, kinh doanh trên các app bán hàng online như Shopee, Lazada,…
  • Tạo trang web giới thiệu xưởng may trên và chạy quảng cáo Google Ads, hoặc tạo trang Facebook và chạy Facebook Ads.
  • Xây dựng nội dung bổ ích liên quan đến ngành hàng may mặc, kinh nghiệm kinh doanh cho chủ shop để thu hút người đọc.
Kinh nghiệm mở xưởng may bán hàng online
Kinh doanh online giúp bạn bán hàng với chi phí tiết kiệm

>> Xem thêm: Top 11 hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Thủ tục, quy trình mở xưởng may quần áo

Hồ sơ, thủ tục mở công ty may 

Để mở công ty may, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

  • Điều lệ của công ty may gia công quần áo.
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề may trang phục.
  • Nếu là công ty cổ phần thì nộp danh sách cổ đông, nếu là công ty TNHH thì là danh sách thành viên.
  • Bản sao hợp lệ hộ chiếu/CCCD của người đại diện theo pháp luật của công ty, người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu do người khác nộp không phải người đại diện) và các thành viên/cổ đông.
Hồ sơ thành lập công ty may mặc
Hồ sơ thành lập hộ công ty may mặc cần bản điều lệ công

Thủ tục mở công ty may mặc bao gồm các bước:

  • Bước 1: Nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Ngoài ra, bạn có thể nộp trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia, nhấp vào link TẠI ĐÂY.
  • Bước 2: Nhận kết quả hồ sơ sau 3 ngày làm việc, nếu không hợp lệ thì cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản, yêu cầu bổ sung, sửa đổi và nộp lại từ đầu. Nếu hợp lệ, thì công ty may gia công sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp của Sở.
Nơi đăng ký mở công ty may mặc
Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch & Đầu tư

Hồ sơ, thủ tục mở xưởng may mô hình hộ kinh doanh

Để mở xưởng may theo mô hình hộ kinh doanh, bạn chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, ngành nghề may trang phục.
  • Các thông tin liên quan đến hộ kinh doanh, như tên, địa điểm, số vốn, số lao động,…
  • Bản sao hợp lệ hộ chiếu/CCCD của chủ hộ kinh doanh, các thành viên trong hộ.
  • Biên bản họp các thành viên về việc thành lập hộ kinh doanh.

Cách nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cũng giống như công ty may mặc, có thể nộp trực tiếp hoặc online. Tuy nhiên, với mô hình này, thì bạn nộp sẽ không nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở, mà nộp lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở.

Biên bản góp vốn trong hồ sơ lập hộ kinh doanh
Biên bản thỏa thuận góp vốn trong hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Theo kinh nghiệm mở xưởng may, bạn nên thuê dịch vụ đăng ký kinh doanh của văn phòng tư vấn luật để đảm bảo mọi thứ diễn ra nhanh chóng nhất. Bởi lẽ, việc thiếu hồ sơ, hay giấy tờ không hợp lệ sẽ làm kế hoạch của bạn bị trì trệ, tốn thời gian và chi phí.

Trên đây là kinh nghiệm mở xưởng may gia công quần áo chi tiết và hiệu quả nhất mà bePOS đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết đã đem lại cái nhìn tổng quan nhất về nội dung này và chúc bạn khởi nghiệp thành công!

FAQ

Muốn mở xưởng may gia công cần những giấy tờ gì?

Mở xưởng may gia công cần giấy tờ gì sẽ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn chọn. Tuy nhiên, về cơ bản, hồ sơ sẽ bao gồm giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, tài liệu liên quan đến cơ sở kinh doanh (điều lệ, văn bản họp thành lập hộ kinh doanh, các thông tin như tên, địa điểm, vốn,…) và bản sao CCCD/hộ chiếu của chủ kinh doanh và các thành viên.

Kinh nghiệm mở xưởng may quần áo trẻ em là gì?

Kinh nghiệm mở xưởng may quần áo trẻ em cũng tương tự như các xưởng may thông thường, cần chuẩn bị vốn tốt, thuê mặt bằng đủ rộng và có nhân sự lành nghề. Đặc biệt, mở xưởng may trẻ em thì bạn phải tìm nguyên liệu phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ, thấm hút mồ hôi tốt vì trẻ em rất hiếu động.