Trang chủBlogs Kinh doanh F&BNhân chuỗi nhà hàng thành công với mô hình CHAMPS PS

Nhân chuỗi nhà hàng thành công với mô hình CHAMPS PS

Tháng bảy 07, 2024
Trần Dung
1086 Đã xem

Mở rộng chuỗi nhà hàng luôn là mục tiêu hấp dẫn với nhiều chủ kinh doanh F&B hiện nay. Tuy nhiên, để kinh doanh chuỗi nhà hàng thành công không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý và đồng nhất giữa các chi nhánh trong hệ thống. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giới thiệu đến bạn mô hình CHAMPS PS – một chiến lược quan trọng giúp tăng cường hiệu quả quản lý và giảm thiểu rủi ro, từ đó nhân chuỗi nhà hàng thành công.

Mô hình CHAMPS PS

Mô hình CHAMPS PS nghĩa là gì?

Mô hình CHAMPS PS là một phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực quản lý chất lượng và cải tiến quy trình, thường được áp dụng trong các ngành nghề như nhà hàng, dịch vụ khách hàng, khách sạn và bán lẻ. CHAMPS PS là viết tắt của các chữ cái trong tiếng Anh, bao gồm:

  • C – Cleanliness: Giữ cho nhà hàng luôn sạch đẹp
  • H – Hospitality: Tiếp đón khách hàng chân thành, thân mật
  • A – Accuracy: Bảo đảm sự cung ứng chính xác, không sai sót
  • M – Maintenance: Duy trì thiết bị vận hành tốt
  • P – Product Quality: Kiên trì các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định
  • S – Speed: Chú trọng dịch vụ nhanh gọn
  • People: Con người
  • Safe: An toàn

Mô hình CHAMPS PS tập trung vào các yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu và mang đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng, đồng thời cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.

Một điển hình trong việc áp dụng thành công mô hình CHAMPS PS đó là KFC. Chương trình CHAMPS đã được KFC triển khai thực hiện một cách triệt để trên phạm vi toàn cầu, cho thấy cam kết của KFC trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu suất hoạt động.

CHAMP nghĩa là gì
KFC là doanh nghiệp đã áp dụng thành công mô hình CHAMPS PS

Mọi nhân viên của KFC phải nghiêm túc chấp hành tất cả quy định đã được đưa ra một cách thống nhất. Điều này tạo ra sự nhất quán trong hoạt động của KFC trên toàn cầu, đồng thời giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng cường lòng tin vào thương hiệu. Việc áp dụng chiến lược CHAMPS không chỉ đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh đồ ăn nhanh của KFC trong suốt nhiều thập kỷ qua, mà còn đóng vai trò tích cực thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường trên toàn thế giới.

Phân tích các yếu tố trong mô hình CHAMPS PS 

Mô hình CHAMPS PS mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nếu biết cách vận dụng hiệu quả các yếu tố vào quy trình quản lý, vận hành nhà hàng quy mô chuỗi. Cụ thể như sau:

C – Cleanliness (Giữ cho nhà hàng luôn sạch đẹp)

C – Cleanliness tức là luôn giữ cho nhà hàng được sạch đẹp, tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo môi trường làm việc và phục vụ khách hàng trong nhà hàng luôn được giữ gìn sạch sẽ, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn, giúp tạo sự dễ chịu và an tâm cho khách hàng.

Nhà hàng cần đảm bảo các khu vực làm việc như bếp, quầy pha chế, quầy lễ tân, khu vực sắp xếp thức ăn và phục khách hàng được bố trí khoa học, gọn gàng. Bàn ghế, sàn nhà, tủ đựng đồ và các thiết bị trong khu vực phục vụ cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo không gian sạch sẽ, thông thoáng. Bát đĩa, chén, đũa, ly và các đồ dùng phục vụ khác phải được rửa sạch và khô ráo, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chữ C trong tiêu chuẩn vận hành CHAMP nghĩa là gì
Chữ C trong tiêu chuẩn vận hành CHAMP nghĩa là gì – Cleanliness

Mỗi nhà hàng cần trang bị nhà vệ sinh nam, nữ riêng và luôn dọn dẹp sạch sẽ, thơm tho mọi lúc. Điều này sẽ giúp nhà hàng ghi điểm tuyệt đối trong mắt thực khách.

Ngoài việc giữ gìn sạch sẽ bên trong nhà hàng cũng cần chú trọng đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường bên ngoài như hành lang, lối vào, bãi đỗ xe. Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải cũng là vấn đề cần được chú trọng. Theo đó, nhà hàng cần luôn có đủ dụng cụ đựng rác thải và bảo đảm kín, có nắp đậy. Rác thải được thu dọn và xử lý hàng ngày theo quy định, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

H- Hospitality (Tiếp đón khách hàng chân thành, thân mật)

Yếu tố H của tiêu chuẩn CHAMP tập trung vào cách tiếp đón và hỗ trợ khách hàng, đảm bảo họ được đón tiếp một cách nhiệt tình, thân thiện và chuyên nghiệp. Trong đó, thái độ của nhân viên và quy trình đón tiếp khách hàng là những điểm chính trong Hospitality.

Quá trình tiếp đón khách ở mỗi nhà hàng sẽ được quy định khác nhau, nhưng điểm chung đều hướng tới mục đích mang đến cho thực khách những trải nghiệm tốt nhất ngay từ khi bước đến nhà hàng. Đây cũng là cơ hội để nhà hàng tạo được sự khác biệt so với những đối thủ khác trên thị trường.

Yếu tố H trong CHAMP nghĩa là gì
Đảm bảo sự nhiệt tình, thân thiện khi tiếp đón khách hàng

Để tạo được ấn tượng tốt và ghi điểm trong mắt thực khách khi mới bước vào nhà hàng chính là không gian và sự tiếp đón. Nhà hàng cần tạo ra không gian thoải mái, ấm cúng và hài hòa để khách hàng có thể thư giãn và tận hưởng bữa ăn. Lễ tân và nhân viên phục vụ cùng chào đón khách với thái độ hòa nhã, lịch sự và câu từ, cử chỉ phù hợp với tiêu chuẩn của nhà hàng.

A – Accuracy (Bảo đảm sự cung ứng chính xác, không sai sót)

Yếu tố A – Accuracy trong mô hình CHAMPS PS nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, đồng thời giữ cho mọi quy trình hoạt động suôn sẻ và hiệu quả, cụ thể:

  • Đảm bảo tính chính xác khi đặt hàng từ nhà cung cấp. Điều này bao gồm việc xác nhận chính xác loại hàng, số lượng, kích cỡ và các yêu cầu đặc biệt khác.
  • Khi nhận được hàng từ nhà cung cấp, nhà hàng cần đảm bảo rằng hàng hóa nguyên vật liệu đáp ứng chính xác yêu cầu đã đặt và không có lỗi hoặc hỏng hóc.
  • Trong quy trình phục vụ từ việc order đến việc phục vụ thức ăn và đồ uống, nhân viên cần đảm bảo tính chính xác trong mọi bước thực hiện. Đảm bảo rằng khách hàng nhận được đúng món họ yêu cầu mà không gặp phải bất kỳ sự nhầm lẫn hay thiếu sót nào.
  • Nhà hàng cần đảm bảo việc tính toán hóa đơn chính xác, ưu đãi, khuyến mãi nếu có được áp dụng chuẩn.
Yếu tố A mô hình CHAMPS PS
Đảm bảo sự cung ứng chính xác là yếu tố quan trọng trong mô hình CHAMPS PS

M – Maintenance (Duy trì thiết bị vận hành tốt)

Yếu tố M trong tiêu chuẩn CHAMP là Maintenance, tức duy trì thiết bị vận hành tốt. Khi mở nhà hàng, chủ kinh doanh nên chọn lựa và đầu tư vào các thiết bị chất lượng cao từ các nhà cung cấp đáng tin cậy. Trang thiết bị chất lượng không chỉ có tuổi thọ cao hơn mà còn giúp giảm thiểu các sự cố và chi phí bảo trì.

Việc bảo trì thường xuyên giúp trang thiết bị trong nhà hàng hoạt động hiệu quả, giữ cho môi trường làm việc luôn ổn định và an toàn. Vì thế, nhà hàng hãy duy trì một lịch trình bảo trì định kỳ cho các thiết bị như hệ thống bếp công nghiệp, máy lạnh, quạt thông gió, tủ bảo quản thực phẩm, hệ thống điện, hệ thống thoát nước,…

Bảo trì định kỳ giúp phát hiện và khắc phục sự cố sớm, tránh những hỏng hóc không đáng có và giữ cho các thiết bị hoạt động tốt nhất. Nếu có sự cố xảy ra, nhà hàng cần sửa chữa nhanh chóng và kịp thời, giảm thiểu thời gian gián đoạn hoạt động, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới khách hàng.

Yếu tố M mô hình CHAMPS PS
Bảo trì định kỳ các trang thiết bị trong nhà hàng

P – Product Quality (Kiên trì các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định)

P – Product Quality (chất lượng sản phẩm) là một trong những yếu tố cốt lõi quan trọng nhất trong kinh doanh chuỗi nhà hàng. Từ nguyên liệu, hương vị, cách chế biến đến trình bày thẩm mỹ và phục vụ chu đáo đều nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất, mang đến cho thực khách sự hài lòng tuyệt đối.

  • Nhà hàng cần chọn lựa và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon và chất lượng cao để đảm bảo hương vị và giá trị dinh dưỡng tốt nhất.
  • Kỹ thuật nấu nướng và chế biến là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các món ăn ngon và hấp dẫn. Nhà hàng cần đảm bảo các đầu bếp, nhân viên nấu nướng có kỹ năng tốt, giàu kinh nghiệm.
  • Đảm bảo hương vị món ăn ngon miệng và phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu. Các món ăn cũng nên được trình bày đẹp mắt, hấp dẫn để thu hút khách hàng.
  • Nhân viên phục vụ cần được đào tạo về sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng để có thể giới thiệu, giải thích về các món ăn một cách chuyên nghiệp.
Yếu tố P mô hình CHAMPS PS
Cung cấp sản phẩm chất lượng cao để gây ấn tượng khách hàng

S – Speed (Chú trọng dịch vụ nhanh gọn)

Đối với nhiều khách hàng, thời gian là một yếu tố quyết định trong việc lựa chọn nhà hàng để dùng bữa. Vì vậy, giảm thiểu thời gian chờ đợi và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng chính là yếu tố Speed trong mô hình CHAMPS PS.

Nhà hàng cần tối ưu hóa quy trình phục vụ để giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng từ lúc order đến khi món ăn được phục vụ. Quá trình chế biến món ăn cũng cần diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Để làm được điều này, đầu bếp cần có tay nghề tốt và giàu kinh nghiệm để thực hiện chế biến món ăn vừa ngon miệng vừa đảm bảo về thời gian.

Không chỉ tốc độ chế biến món ăn, tốc độ phục vụ của nhân viên cũng cần được chú trọng. Hãy đảm bảo nhân viên phục vụ nhanh chóng và chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh gọn. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ như sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng có thể tăng cường tốc độ dịch vụ, từ quá trình đặt bàn, order món ăn đến việc phục vụ và thanh toán hóa đơn.

Yếu tố S mô hình CHAMPS PS
Yếu tố Speed – Giảm thiểu thời gian chờ đợi và phục vụ nhanh gọn

People (Con người)

Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao trong lĩnh vực F&B, yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng. Từ khoảnh khắc đầu tiên khi khách hàng bước vào nhà hàng cho đến lúc kết thúc bữa ăn và ra về, sự hiện diện và tương tác với khách hàng chủ yếu chính là đội ngũ nhân viên.

Tất cả thành viên trong nhà hàng, từ nhân viên phục vụ cơ bản đến cấp quản lý đều cần thể hiện sự cẩn trọng trong từng hành động và lời nói. Bởi nhà hàng có trang thiết bị hiện đại và tiện nghi đến đâu, mà đội ngũ nhân viên không thực sự chuyên nghiệp và không vững kỹ năng thì chất lượng dịch vụ cũng không thể đảm bảo.

Nhân viên trong nhà hàng cần trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và khả năng xử lý tình huống linh hoạt. Hơn nữa, thái độ tôn trọng và tinh thần vui vẻ trong việc phục vụ khách hàng, cùng với tinh thần tập thể đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Yếu tố P mô hình CHAMPS PS
Yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng

Safe (An toàn)

Đảm bảo an ninh an toàn trong nhà hàng là một trong những yếu tố không thể thiếu. Các biện pháp an toàn phải được áp dụng trong mọi khâu hoạt động, từ quy trình chế biến thực phẩm đến quản lý cơ sở vật chất và an toàn lao động.

  • An toàn vệ sinh: Duy trì vệ sinh sạch sẽ trong nhà hàng, bao gồm cả bếp, khu vực phục vụ và nhà vệ sinh. Đảm bảo sử dụng các chất tẩy rửa và hóa chất an toàn, có kế hoạch vệ sinh định kỳ và kiểm soát côn trùng như gián, kiến,…
  • An toàn thực phẩm: Đảm bảo các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng. Ví dụ, thực phẩm được chế biến và lưu trữ đúng cách để tránh hư hỏng và lây nhiễm vi khuẩn. Nguyên liệu tươi và chất lượng cao, tuân thủ nguyên tắc vệ sinh thực phẩm, thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng thực phẩm.
  • An toàn trong việc sử dụng trang thiết bị: Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị nhà hàng như lò nướng, máy lạnh, bếp, điện,…. để tránh các tai nạn và hỏng hóc. Đảm bảo sự an toàn khi sử dụng các thiết bị điện và khí đốt.
  • An toàn lao động: Đảm bảo nhân viên tuân thủ quy tắc an toàn trong quá trình làm việc và cung cấp trang thiết bị bảo hộ phù hợp.
  • An toàn trong giao dịch tài chính: Giao dịch thanh toán và quản lý hóa đơn, giấy tờ liên quan đến tài chính một cách chính xác và đáng tin cậy.
  • Phòng cháy chữa cháy và an toàn sơ cứu: Nhà hàng cần trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy và các dụng cụ sơ cứu để đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Yếu tố S mô hình CHAMPS PS
Đảm bảo an toàn cho thực khách và nhân viên nhà hàng

>> Xem thêm: Kỹ thuật bước đi số 8 là gì và cách áp dụng trong quản lý chất lượng nhà hàng

Cách áp dụng tiêu chuẩn vận hành CHAMPS PS vào nhà hàng

Từ việc phân tích các yếu tố trong mô hình CHAMPS PS kể trên, có thể thấy được kinh doanh vận hành chuỗi nhà hàng không chỉ xoay quanh việc tạo lợi nhuận, mà còn liên quan đến xây dựng thương hiệu và tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng. Để hiện thức hóa tiêu chuẩn vận hành CHAMP, nhà hàng cần:

  • Xây dựng checklist kiểm tra theo CHAMPS PS: Nhất thiết phải xây dựng hệ thống các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá chất lượng nhà hàng. Mặc dù nhiều công ty đã thử áp dụng các hệ thống đánh giá, song phần lớn thất bại do chưa có bộ hệ thống tiêu chuẩn chỉn chu về quản lý, vận hành, các chỉ số đánh giá chưa phù hợp, không phản ánh đúng tình hình và đánh giá sai năng lực. Vì vậy, việc có một Checklist các tiêu chí đánh giá chặt chẽ, phù hợp với mô hình kinh doanh nhà hàng của bạn là vô cùng cần thiết.
  • QA chấm điểm theo checklist: Áp dụng mô hình CHAMPS PS trong việc chấm điểm chất lượng nhà hàng giúp tạo ra một hệ thống đánh giá toàn diện. Mỗi yếu tố sẽ được đánh giá và tính điểm dựa trên một thang điểm cụ thể. Tổng điểm là 100, sau đó trừ đi số điểm bị mất (số điểm trừ được quy định theo từng lỗi). Việc đánh giá này sẽ giúp bộ phận QA, quản lý nhà hàng, ban giám đốc cũng như tất cả nhân viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu, cần cải thiện điều gì, từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động của cả nhà hàng.
  • Cải tiến theo kết quả đánh giá: Dựa trên kết quả chấm điểm, nhà hàng đưa ra phương án cải tiến quy trình làm việc và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cải tiến phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, bởi F&B là lĩnh vực hết sức cạnh tranh, nhu cầu thị trường thay đổi thường xuyên.
Cách áp dụng tiêu chuẩn vận hành CHAMP
Checklist Form để kiểm tra, đánh giá chất lượng nhà hàng

>> Để tìm hiểu kỹ hơn về cách chấm điểm chất lượng nhà hàng theo mô hình CHAMPS PS, mời các bạn tham khảo video dưới đây của bePOS

Số hóa quy trình quản lý chất lượng với beChecklist

Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, thay vì sử dụng checklist kiểm tra và báo cáo thủ công dựa trên con người, vừa mất nhiều thời gian công sức vừa không đạt năng suất cao, thì sử dụng công cụ beChecklist là giải pháp tuyệt vời trong việc đồng nhất chất lượng, nhân chuỗi nhà hàng thành công.

beChecklist ra đời với mục tiêu chuyển đổi số toàn bộ quy trình quản lý chất lượng ngành F&B, giúp doanh nghiệp F&B đạt được sự đồng nhất trong vận hành và tăng cường chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng tại mọi chi nhánh. beChecklist đang được nhiều thương hiệu lớn tin dùng, trong đó phải kể đến chuỗi nhà hàng của Golden Gate, Goldsun Food,…

Số hóa quy trình kiểm tra và quản lý chất lượng với beChecklist giúp tối ưu hóa quá trình này, mọi hoạt động được diễn ra bài bản và thống nhất. Bất kể phòng ban nào cũng có thể sử dụng beChecklist, từ bộ phận QA, QC, ban giám đốc, quản lý nhà hàng tới đội ngũ vận hành nhà hàng, bếp, nhân viên phục vụ, kế toán, marketing, mua hàng,…

Quản lý chất lượng nhà hàng beChecklist
Số hóa quy trình kiểm tra và quản lý chất lượng với beChecklist

beChecklist có thể sử dụng trên App mobile hoặc trên web với các tính năng nổi bật như:

  • Có sẵn các mẫu checklist công việc từng bộ phận, checklist kiểm tra chất lượng nhà hàng chuẩn, chi tiết.
  • Tạo phiếu đánh giá, cập nhật ảnh và thông tin trên phiếu đánh giá
  • Theo dõi trạng thái, thống kê kết quả trên mỗi phiếu đánh giá.
  • Báo cáo thống kê trực quan, cụ thể theo thời gian, câu hỏi, loại lỗi,… giúp dễ dàng đánh giá vấn đề.
  • Quản trị hệ thống đơn giản, phân quyền nhân viên.
  • Quản lý câu hỏi, loại lỗi, mẫu đánh giá thông minh.
  • Quản lý danh mục theo khu vực, chi nhánh, nhóm chi nhánh.
  • Quản lý kết quả đánh giá chi tiết.
  • Quản lý lỗi cần khắc phục, quản lý việc cần làm giúp kịp thời đưa ra hướng xử lý.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

Câu hỏi thường gặp

Chữ C trong tiêu chuẩn vận hành CHAMP nghĩa là gì?

Chữ C trong tiêu chuẩn vận hành CHAMP nghĩa là Cleanliness, tức là đảm bảo nhà hàng phải sạch sẽ, gọn gàng, đem lại sự thoải mái cho thực khách.

Mô hình CHAMPS PS có áp dụng cho ngành nghề khác ngoài F&B không?

Có, mô hình CHAMPS PS có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác ngoài F&B, nơi chất lượng dịch vụ và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng như lĩnh vực bán lẻ, khách sạn, dịch vụ,…

Bắt đầu áp dụng mô hình CHAMPS PS cho chuỗi nhà hàng như thế nào?

Hãy bắt đầu bằng việc nắm vững kiến thức về mô hình CHAMPS PS. Sau đó, phân tích và áp dụng từng yếu tố vào quy trình quản lý và vận hành nhà hàng. Ngoài ra, có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như beChecklist để số hóa quy trình quản lý đảm bảo chất lượng nhà hàng, từ đó đảm bảo sự đồng nhất trong quy trình và chất lượng dịch vụ nhà hàng.

Dùng checklist để áp dụng CHAMP
Sử dụng phần mềm beChecklist để áp dụng các tiêu chí vận hành CHAMP

Muốn phát triển thương hiệu và mở rộng chuỗi nhà hàng, doanh nghiệp cần phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Bằng cách tập trung vào các yếu tố chủ chốt khi kinh doanh nhà hàng, mô hình CHAMPS PS đã tạo ra một cơ sở vững chắc cho việc quản lý chất lượng dịch vụ và sản phẩm, từ đó thành công nhân rộng và phát triển chuỗi nhà hàng mạnh mẽ. Hy vọng với những kiến thức của bePOS, các chủ F&B đã hiểu rõ CHAMP nghĩa là gì và có thể áp dụng để kinh doanh nhà hàng quy mô chuỗi một cách thuận lợi!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-hinh-champs-ps/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]