Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpTổng hợp thông tin về mô hình kinh doanh bạn cần biết

Tổng hợp thông tin về mô hình kinh doanh bạn cần biết

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1065 Đã xem

Từ lâu, mô hình kinh doanh đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu với bất cứ doanh nghiệp nào. Nhưng, đây cũng là yếu tố không mấy dễ dàng để chúng ta có thể nắm bắt và vận dụng một cách hiệu quả. Trong nội dung bài viết này, bePOS sẽ giúp bạn đạt được điều đó với các thông tin cần thiết sau. 

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là một dạng phổ quát về phương thức hoạt động, vận hành của toàn bộ doanh nghiệp, công ty, nhà bán hàng. Mô hình kinh doanh sẽ bao gồm những nhân tố, thành tố quan trọng nhất trong chuỗi “dây chuyền” kinh doanh cũng các cơ chế, nguyên tắc mang tính đặc thù của từng đơn vị.

Do đó, các mô hình kinh doanh được xem là điều kiện tiên quyết để đưa doanh nghiệp đi đến thành công. Chúng giúp doanh nghiệp định hướng một cách cơ bản nhất lộ trình phát triển cũng như mở ra những giá trị và tiềm năng trong tương lai. 

mo-hinh-kinh-doanh-la-gi

Mô hình kinh doanh là gì?

Mặc dù mục tiêu cuối cùng luôn là lợi nhuận nhưng tùy vào từng giai đoạn, các dạng mô hình này còn đem lại nhiều lợi ích cụ thể, mang tính ngắn hạn hơn. Ví dụ, mô hình kinh doanh nhỏ, kinh doanh trực tuyến cho phép nhiều đơn vị bán hàng thích ứng với tình hình đại dịch đầy khó khăn; mô hình kinh doanh đa cấp khi được vận dụng tốt sẽ tạo nên một mạng lưới hệ thống vô cùng rộng lớn,…

Cùng với sự đa dạng của thị trường và nhu cầu ngày một lớn của khách hàng, hầu hết ngành nghề, lĩnh vực đều không ngừng thích nghi bằng việc cải thiện mô hình kinh doanh cũ, tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới và kết hợp chúng một cách sáng tạo, linh hoạt nhất có thể. Điều này cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú với những mô hình kinh doanh thành công như hiện nay:

  • Dựa theo thương hiệu: mô hình kinh doanh của Shopee, mô hình kinh doanh Canvas, Coca-Cola,…
  • Dựa theo quy trình khách hàng: mô hình kinh doanh B2B, mô hình kinh doanh B2C,…
  • Dựa theo phương thức bán hàng: mô hình kinh doanh online, mô hình bán hàng trực tiếp.

>> Xem thêm: MÔ HÌNH KINH DOANH B2C LÀ GÌ? VÍ DỤ VỀ MÔ HÌNH B2C

Phân biệt mô hình kinh doanh với mô hình doanh thu

Bởi nhiều nét tương đồng nên không ít người nhầm lẫn giữa mô hình doanh thu với mô hình kinh doanh. Dẫu vậy, hai mô hình này hoàn toàn khác nhau.

Đầu tiên, mô hình doanh thu sẽ chỉ tập trung vào dòng tiền, đi từ vốn, chi phí, doanh thu đến lợi nhuận. Mô hình này dường như bỏ qua các nguyên tắc bán hàng, những mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và nhiều hơn thế. Trong khi đó, mô hình hoạt động kinh doanh lại bao trùm tất cả. Nói cách khác, mô hình doanh thu là một phần trong bất cứ những mô hình kinh doanh thành công nào.

mo-hinh-doanh-thu

Mô hình doanh thu

Cũng cần lưu ý rằng, căn cứ vào đặc thù ngành nghề và tiềm lực ban đầu, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng hai mô hình này theo phong cách và đặc điểm riêng biệt. Trong đó, sẽ có một vài yếu tố vô cùng nổi bật, thậm chí gắn liền với chính thương hiệu. Ví dụ, McDonald được biết đến với các nhà hàng nhượng quyền phủ khắp toàn cầu; Coca-Cola lại là câu chuyện về chiến lược phân phối,… Đồng nghĩa, tuy khác nhau nhưng mô hình doanh thu và kinh doanh lại cùng bổ trợ và tạo nên giá trị cốt lõi trong hoạt động của chính doanh nghiệp.

Những thành tố quan trọng trong mô hình kinh doanh

Vậy, những thành phần cốt lõi trong một mô hình kinh doanh là gì?

  • Phân khúc/ nhóm khách hàng – Customer Segment (CS)

Dù là mô hình kinh doanh B2C, mô hình kinh doanh B2B hay bất cứ mô hình nào đi nữa thì đều phải xác định được các phân khúc khách hàng mà đơn vị đang hướng đến. Đó là những cá nhân, tổ chức mà doanh nghiệp phải cố gắng tiếp cận, chào mời và phục vụ. 

Đặc biệt hơn, hiện nay, vai trò của Customer Segment không chỉ giới hạn trong phạm vi của bên phát sinh nhu cầu mua, dùng sản phẩm/ dịch vụ. Họ cũng là những “nhà đánh giá”, đưa ra phản hồi về chất lượng mặt hàng doanh nghiệp cung cấp.

  • Giải pháp về giá trị – Value Propositions (VP) 

Bất cứ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh nào cũng cần chứa đựng một hoặc một số giá trị nội tại nhất định. Tất nhiên, giá trị ấy phải gắn liền với tệp khách hàng, đúng hơn là nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Một cách dễ hiểu, đây là đáp án cho câu hỏi tại sao người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm của bạn thay vì của các đối thủ cạnh tranh.

  • Các kênh bán hàng, kinh doanh – Channels (CH)

Với sự bùng nổ của truyền thông cũng như sự mở rộng không ngừng của thị trường, nhà bán hàng cần đa dạng hóa các kênh thương mại của mình. Theo đó, những mô hình kinh doanh phổ biến đến phức tạp, độc đáo đều cần đề cập đến yếu tố này. Một số gợi ý về Channels bao gồm: phân phối trực tiếp qua đội bán hàng, điểm bán hàng,…; phân phối gián tiếp qua đại lý, cửa hàng đối tác,…; phân phối trực tuyến qua mạng xã hội, website,…

thanh-to-quan-trong-trong-mo-hinh-kinh-doanh

Những thành tố quan trọng trong mô hình kinh doanh

  • Quan hệ với từng nhóm khách hàng – Customer Relationships (CR) 

Đây là một hệ thống các mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập, duy trì với từng phân khúc khách hàng của mình, từ khách hàng dạng tiềm năng đến khách hàng mới và xa hơn là khách hàng lâu năm. Cùng với việc xác định Customer Relationships, chúng ta nên khái quát được những giải pháp chủ đạo để củng cố, gắn kết mối quan hệ ấy.

  • Dòng chảy doanh thu – Revenue Streams (R$) 

Dòng doanh thu sẽ thể hiện luồng lợi nhuận thu được từ việc bán hàng. Đây là bức tranh không thể chính xác hơn về tính hiệu quả của hoạt động bán hàng nói riêng và toàn bộ chu trình kinh doanh nói chung. Vì thế, dòng chảy doanh thu là nội dung mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm, dành thời gian phân tích, đánh giá và điều chỉnh nếu cần thiết.

  • Nguồn lực mang tính chủ chốt – Key Resources (KR) 

Khi xây dựng mô hình kinh doanh thì không thể bỏ qua các nguồn lực quan trọng nhất mà doanh nghiệp đang sở hữu. Đây là những yếu tố đảm bảo khả năng hoạt động một cách tối thiểu để tạo ra được hàng hóa, thiết lập kênh truyền thông, phân phối cũng như duy trì mối quan hệ khách hàng…

Hiện nay, có thể chia nguồn lực chủ chốt thành: nguồn lực dạng vật lý (tài nguyên môi trường), nguồn lực dạng tri thức (bằng sáng chế), nhân lực (con người) và tài chính.

  • Hoạt động kinh doanh trọng yếu – Key Activities (KA)

Rõ ràng, kinh doanh là một khái niệm tương đối rộng nên hoạt động xoay quanh cũng phong phú không kém. Nhưng nhìn chung, đó là các hoạt động cơ bản và quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Ví dụ, Facebook tập trung vào việc xây dựng nền tảng dữ liệu rồi “bán không gian mạng xã hội”; Key Activities của Pepsi là sản xuất và bán dòng nước giải khát riêng của hãng;…

  • Các đối tác chính – Key Partnerships (KP) 

Cùng với tiềm lực nội tại, những đối tác kinh doanh cũng mang đến cho nhà bán hàng nguồn lực hỗ trợ không nhỏ. Họ có thể là một trong bốn loại hình Key Partnerships sau: đối tác chiến lược và không mang tính đối đầu; đối tác giữa các công ty nhưng mang tính đối đầu; mối quan hệ cùng đầu tư (joint ventures); mối quan hệ mua bán. 

  • Cơ cấu về chi phí – Cost Structure (C$) 

Cost Structure bao gồm tất cả những chi phí cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách bình thường. Đây cũng là yếu tố được nhắc đến khá nhiều trong quá trình thiết lập mô hình hoạt động kinh doanh.

Tại sao cần tạo ra mô hình kinh doanh?

Không khó để được nghe về các mô hình kinh doanh phổ biến, thậm chí là nổi tiếng như mô hình kinh doanh Canvas, mô hình kinh doanh của Shopee,… Điểm chung là tất cả đều đã khá thành công và được không ít các startup trẻ học hỏi. Vấn đề đặt ra, tại sao chúng ta cần đến những mô hình đặc biệt này?  Dưới đây là những lý do quan trọng nhất, gồm:

Tất cả mô hình, từ mô hình kinh doanh nhỏ đến quy mô vừa và lớn đều giúp định hình bộ máy vận hành của toàn bộ doanh nghiệp. Từ đó, chủ sở hữu đơn vị kinh doanh nắm bắt được một cách khái quát nhất các yếu tố cần thiết trong chuỗi cung ứng của mình. Xa hơn là củng cố, mở rộng chúng để tạo nên một chuỗi liên kết bền vững trong tương lai.

tai-sao-can-mo-hinh-hoat-dong-kinh-doanh

Tại sao cần tạo ra mô hình kinh doanh?

Việc xây dựng, phân tích mô hình hoạt động kinh doanh góp phần giúp doanh nghiệp khám phá được giá trị cốt lõi của sản phẩm, khai thác triệt để những nhu cầu thực sự của khách hàng. Trong phạm vi toàn thị trường, mô hình kinh doanh online, mô hình kinh doanh đa cấp hay bất cứ mô hình nào khác đều là sự thích ứng trước những thay đổi của thị hiếu tiêu dùng, của bối cảnh mới, điều kiện mới.

Tóm lại, mô hình hoạt động kinh doanh sẽ là tiền đề vững chắc, đảm bảo cho quá trình bán hàng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ được hiệu quả hơn đối với mọi doanh nghiệp.

Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh cơ bản

Dưới đây là quy trình xây dựng mô hình kinh doanh bạn có thể tham khảo: 

  • Xác định nhu cầu của khách hàng: Mọi ý tưởng kinh doanh nên bắt đầu từ việc xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ cần gì, làm sao để thu hút họ. Từ đó, chuỗi hoạt động kinh doanh sẽ dần được vạch ra.
  • Ý tưởng về sản phẩm: Biết khách hàng cần gì đã khó, tạo ra đúng sản phẩm, dịch vụ càng khó hơn nữa. Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc định hình mà cần phải tối ưu thật tốt sản phẩm. Đặc biệt khi ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.
  • Lên kế hoạch sản xuất và quảng bá sản phẩm: Từ những ý tưởng ban đầu, chúng ta cần hiện thực hóa sản phẩm và quảng bá chúng một cách rộng rãi, thông qua các chiến dịch, kế hoạch Marketing,… Hãy chú ý tới phản hồi và sự đón nhận từ phía khách hàng để điều chỉnh một cách hợp lý.
  • Đánh giá và hoàn thiện mô hình kinh doanh: Trong vấn đề kinh doanh, thật khó để đạt được thành công ngay từ lần đầu. Do đó, quá trình đánh giá, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh doanh cần diễn ra liên tục, thường xuyên, đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

xay-dung-mo-hinh-ve-hoat-dong-kinh-doanh

Hướng dẫn xây dựng mô hình hoạt động kinh doanh cơ bản

>> Xem thêm: TOP 7 MÔ HÌNH KINH DOANH ÍT VỐN ĐƠN GIẢN, THU NHẬP HẤP DẪN

Có thể thấy, câu chuyện về mô hình kinh doanh thực sự rất quan trọng đối với bất cứ ai muốn tìm kiếm lợi nhuận hay khởi nghiệp qua việc kinh doanh, bán hàng. Mong rằng, bài viết đã mang đến cho bạn những nội dung căn bản nhất, những thông tin khái quát nhất về yếu tố đặc biệt này. Đừng quên theo dõi và đồng hành cùng bePOS trong các chia sẻ mới trong tương lai.

FAQ

Mô hình hoạt động kinh doanh có ý nghĩa như thế nào?

Các mô hình về hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, như:

  • Giúp doanh nghiệp định hình được bộ máy tổ chức và quy trình vận hành một cách tổng thể.
  • Phân tích, đánh giá và tối ưu mọi khâu trong kinh doanh.
  • Góp phần thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh mới.

Mô hình về hoạt động kinh doanh nào tốt nhất hiện nay?

Mỗi mô hình về hoạt động kinh doanh lại sở hữu ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, rất khó để xác định đâu là mô hình tốt nhất. Thay vào đó, doanh nghiệp nên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình kinh doanh mới, đồng thời hoàn thiện mô hình hiện có nhằm thích ứng trước những thay đổi của thị trường.