Trang chủBlogs Kinh doanh F&BMở quán ăn vặt cần những gì? Bí quyết kinh doanh “1 vốn 4 lời” 

Mở quán ăn vặt cần những gì? Bí quyết kinh doanh “1 vốn 4 lời” 

Tháng Mười Một 11, 2023
Avatar
Chu Hanh
167 Đã xem

Mở quán ăn vặt cần những gì, mất bao nhiêu vốn? Làm thế nào để kinh doanh quán ăn vặt hiệu quả nhất? Đồ ăn vặt được yêu thích bởi cả học sinh, sinh viên lẫn người đã đi làm, nhờ giá cả hợp lý, phong phú chủng loại, vừa ngon lại tiện lợi. 

Bán đồ ăn vặt có khả năng kiếm doanh thu ổn định, lại đòi hỏi ít vốn, nên thu hút sự quan tâm của nhiều người đang trong quá trình tập kinh doanh. Trong bài viết này, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu A-Z mở quán ăn vặt cần những gì và cách kinh doanh quán ăn vặt hiệu quả, cùng theo dõi nhé! 

Vì sao mở quán ăn vặt lại hot?

Trước khi tìm hiểu mở quán ăn vặt cần những gì, bạn nên tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực kinh doanh này, cũng như giải mã sức hút của các món ăn vặt. Ăn vặt vỉa hè là văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Việt Nam, thu hút khách hàng mọi lứa tuổi. Danh mục ẩm thực ăn vặt vô cùng đa dạng, từ đồ ăn healthy, các món chiên rán bắt mắt, cho đến đồ đóng gói.  

3 yếu tố chính tạo nên sức hút của đồ ăn vặt: Ngon, rẻ và tiện lợi. Đồ ăn vặt được đánh giá là có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị hấp dẫn, dễ thu hút khách hàng quay lại nhiều lần. Giá cả đồ ăn vặt rất rẻ so với các hình thức ẩm thực khác, phù hợp với cả các bạn học sinh cấp 2, cấp 3. Về độ tiện lợi, các quán ăn vặt xuất hiện ở khắp mọi nơi, gần trường học, công sở, chợ dân sinh, khu vực trung tâm và ngoại thành.

tai-sao-nhieu-nguoi-chon-kinh-doanh-do-an-vat
Tại sao nhiều người chọn kinh doanh đồ ăn vặt?

Hình thức kinh doanh đồ ăn vặt trở nên đa dạng hơn, như xe đẩy tự động, quán vỉa hè, hoặc tiệm ăn vặt trong nhà. Thay vì chỉ mở tiệm ăn vật lý, nhiều người áp dụng cách kinh doanh đồ ăn vặt online, thậm chí có tiệm bán online 100%. 

Mở quán ăn vặt cần bao nhiêu vốn?

Mở quán ăn vật cần bao nhiêu vốn là thắc mắc lớn nhất đối với những người đang có ý định kinh doanh lĩnh vực này. Một số chi phí mở quán ăn vặt mà bạn cần biết là:

  • Chi phí mặt bằng: Giá thuê trung bình cho các quán ăn vặt có thể dao động từ 3 – 50 triệu VNĐ/tháng, đắt hơn nếu ở trung tâm thành phố và rẻ hơn khi ở ngoại thành, nông thôn. Nếu không có nhiều vốn, thì bạn nên tham khảo mô hình kinh doanh đồ ăn vặt online, kinh doanh trên Facebook, TikTok, hoặc Shopee Food. 
  • Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên liệu sẽ phụ thuộc vào thực đơn của quán ăn. Ví dụ quán ăn sáng bánh mì, xôi, bánh bao, bún; quán ăn vặt thông thường có các món phổ biến như nem rán, xúc xích, cá viên chiên; quán mở rộng quy mô có thêm đồ Tây trong menu như hamburger, khoai tây chiên,… Chi phí nguyên liệu có thể dao động từ 3 – 10 triệu đồng trở lên đối với từng loại thực đơn.
  • Chi phí đầu tư dụng cụ: Với câu hỏi mở quán ăn vặt cần những gì, bạn không thể bỏ qua khoản mục trang thiết bị quán. Về cơ bản, đồ dùng cho quán ăn vật gồm dụng cụ nấu (bếp, nồi, chảo), đồ phục vụ (bàn ghế, bát đĩa, ly, quạt, điều hòa, đũa, khăn giấy,…). Chi phí đầu tư dụng cụ, trang thiết bị có thể dao động từ 3 – 20 triệu tùy quy mô quán. 
  • Chi phí thuê nhân viên: Quán ăn vặt không cần quá nhiều người, chỉ cần trung bình 2 – 3 nhân viên kiêm nhiệm thu ngân, nấu nướng, chạy bàn. Chủ quan ăn vặt thường thuê các bạn sinh viên làm thêm theo giờ, với mức lương khoảng 15 – 20 ngàn đồng/giờ.
  • Một số chi phí mở quán ăn vặt khác: Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tiền duy trì quán, như tiền điện nước, tiền dự phòng,… Nếu quán quy mô nhỏ, bạn có thể tự tiết kiệm chi phí bằng cách tự đăng bài Marketing. Một số quán quy mô lớn hơn có thể thuê các phòng Marketing ngoài để phụ trách công việc tiếp thị bên ngoài. 
mo-quan-an-vat-can-nhung-gi-bao-nhieu-von
Mở quán ăn vặt cần những gì, mất bao nhiêu vốn?

Mở quán ăn vặt cần những gì?

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng tiềm năng là nhiệm vụ không thể thiếu khi nghiên cứu kinh doanh đồ ăn vặt cần những gì. Một số người lầm tưởng, quán ăn vặt là mô hình kinh doanh nhỏ, bán đồ ăn vặt có thể phục vụ tất cả mọi người, nên không cần tìm khách hàng mục tiêu. Thực chất, mỗi nhóm khách hàng đều có khẩu vị khác nhau, nếu đáp ứng tốt thì bạn mới có thể tăng doanh thu nhanh chóng.

Ví dụ, tệp khách hàng học sinh, sinh viên có tiêu chí là rẻ và tiện lợi, đồ ăn có thể ở mức ổn so với mức giá, cung cấp không gian để ngồi tụ tập với bạn bè với chi phí thấp nhất. Với những người đã đi làm, họ sẽ đòi hỏi cao hơn về chất lượng món ăn, sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để có trải nghiệm tốt nhất. 

mo-quan-an-vat-can-nhung-gi-xac-dinh-khach-hang-muc-tieu
Mở quán ăn vặt cần những gì – Xác định khách hàng mục tiêu

Lựa chọn mặt bằng mở quán phù hợp

Với câu hỏi mở quán ăn vặt cần những gì, thuê mặt bằng là yếu tố vô cùng quan trọng. Mô hình kinh doanh này không đòi hỏi bạn phải tìm những vị trí đắc địa, diện tích lớn, nhưng tốt nhất nên gần khu vực mà tệp khách hàng mục tiêu thường qua lại. 

Ví dụ, bán hàng cho học sinh, sinh viên thì nên thuê mặt bằng gần trường học. Bán hàng cho nhân viên văn phòng thì nên gần trung tâm thành phố, hoặc các tòa nhà cho thuê văn phòng. Nếu không có nhiều vốn, bạn nên tham khảo cách kinh doanh đồ ăn vặt online và vận chuyển tận nơi cho khách hàng. 

lua-chon-mat-bang-kinh-doanh-do-an-vat
Kinh doanh đồ ăn vặt cần những gì – Lựa chọn nơi có chỗ ngồi thoải mái, tiện đi lại

Thiết kế quán ăn vặt theo phong cách riêng

Nhìn chung, để tối ưu chi phí đáp ứng tiêu chí “rẻ” của đồ ăn vặt, bạn không cần đầu tư quá nhiều về không gian, chỉ cần đảm bảo quán có chỗ ngồi đủ rộng và sạch sẽ cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu có nhiều vốn, bạn có thể thiết kế quán theo phong cách riêng để gây ấn tượng hơn với tệp khách hàng trẻ. Ví dụ, quán ăn vặt theo phong cách Hàn Quốc, quán ăn vặt oppa, quán ăn vặt tone hồng,… 

>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu thiết kế quán ăn diện tích nhỏ mà vẫn đẹp, thu hút khách hàng

Xây dựng menu phong phú 

Xây dựng menu cũng là một nhiệm vụ không thể bỏ qua khi tìm hiểu mở quán ăn vặt cần những gì. Một menu ngon, hấp dẫn, nhắm trúng khách hàng mục tiêu chắc chắn sẽ giúp bạn tăng doanh thu nhanh chóng. Tính đa dạng cần được đảm bảo trong menu, bởi khách hàng khi đi ăn vặt thường đi theo nhóm, mỗi người một sở thích riêng và thường thích gọi nhiều món để không bị nhàm chán.

xay-dung-thuc-don-co-tinh-da-dang-hoa
Mở quán ăn vặt cần những gì – Xây dựng thực đơn có tính đa dạng

Lựa chọn nguồn nguyên liệu uy tín

Tìm nguồn nguyên liệu là một nhiệm vụ quan trọng khi nghiên cứu mở quán ăn vặt cần những gì. Dù là quán ăn giá rẻ, nhưng bạn tuyệt đối không nên chọn nguyên liệu kém chất lượng, mà phải đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Nhìn chung, nguyên liệu để làm món ăn vặt cơ bản không quá đắt, bạn chỉ cần tìm nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chính sách giá hợp lý. 

Xây dựng quy trình vận hành và quản lý 

Dù chỉ là một quán ăn nhỏ, nhưng bạn vẫn phải xây dựng quy trình vận hành và quản lý, giúp cơ sở kinh doanh phát triển ổn định. Quy trình phục vụ của quán ăn bao gồm khâu tiếp đón khách hàng, phục vụ và thanh toán. Ở mỗi giai đoạn, bạn cần quy định tiêu chuẩn ứng xử và những việc mà nhân viên cần làm, ví dụ khi khách vào cửa thì nhân viên phải chào và hướng dẫn order. 

xay-dung-quy-trinh-quan-ly-va-van-hanh-cho-nhan-vien
Xây dựng quy trình vận hành là cách mở quán ăn vặt thành công

Marketing cho quán ăn vặt

Marketing là đáp án cho câu hỏi mở quán ăn vặt cần những gì, bởi tất cả lĩnh vực kinh doanh ngày nay đều cần hoạt động quảng cáo, tiếp thị để khách hàng biết tới. Phương pháp Marketing cho quán ăn vặt phổ biến nhất là tạo fanpage Facebook, đăng tải video TikTok, mở gian hàng Shopee Food, có thể kết hợp một vài sự kiện offline như tặng quà, giảm giá,… 

Những khó khăn khi đi theo mô hình kinh doanh đồ ăn vặt

Bên cạnh những ưu điểm, khi kinh doanh quán ăn vặt bạn có thể gặp phải một số khó khăn nhất định. 

Trước tiên, những quán vỉa hè có thể gặp rắc rối từ các cơ quan quản lý trật tự đô thị, công an phường, vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về quy định trước khi bắt đầu. 

Ngoài ra, kinh doanh đồ ăn vặt chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ nên lĩnh vực này thu hút khá nhiều người đầu tư. Do đó, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Xu hướng ăn vặt của giới trẻ cũng thay đổi thường xuyên, nếu đối thủ nắm bắt tốt và nhanh hơn bạn thì có thể quán bạn sẽ bị mất khách vào tay đối thủ.

kho-khan-khi-kinh-doanh-quan-an-vat-do-canh-tranh-cao
Khó khăn khi kinh doanh quán ăn vặt là độ cạnh tranh cao

>> Xem thêm: 11 mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Tổng hợp kinh nghiệm mở quán ăn vặt thành công

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố cực quan trọng nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực F&B. Để đảm bảo vệ sinh ở quán ăn, trước tiên bạn cần đảm bảo về chất lượng nguồn nguyên liệu, chỉ nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp uy tín. Ngoài ra, quán phải xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn, ví dụ khi chế biến nhân viên phải rửa tay, đeo bao tay, mũ đội đầu,… 

Có mức giá hợp lý

Như đã nói trong phần tìm hiểu mở quán ăn cần những gì, bạn cần đảm bảo tiêu chí “rẻ” cho các món ăn. Giá cả của quán phải tương ứng với tệp khách hàng hướng đến, mà vẫn đảm bảo chất lượng món ăn ở mức ổn. 

Theo kinh nghiệm mở quán ăn vặt, giá cả trong menu thường dao động từ khoảng 15 – 35 ngàn VNĐ/món, chủ yếu là các món phổ biến như nem chua rán, cá viên chiên, trà sữa,… Với những món cần chế biến phức tạp hơn, thì giá cả có thể lên đến 40 – 50 ngàn VNĐ/đĩa, ví dụ các món ăn vặt Hàn Quốc, Nhật Bản,… 

mon-an-quan-an-vat-thuong-co-gia-re
Mở quán ăn vặt cần những gì – Xây dựng menu giá rẻ, chất lượng ổn định so với giá

Đảm bảo chất lượng nhân viên

Một cách mở quán ăn vặt thu hút nhiều khách hàng là đảm bảo chất lượng nhân viên. Nhân viên quán cần có thái độ nhanh nhẹn, niềm nở và tôn trọng khách hàng. Với nhân viên mới, bạn có thể dành ra 1 – 2 buổi hướng dẫn và đào tạo cách phục vụ. Ngoài ra, năng suất của nhân viên phải được đánh giá đúng, có thưởng phạt rõ ràng để tạo động lực làm việc.

Kết hợp bán online

Ngay cả khi mở tiệm ăn vật lý, bạn vẫn nên kết hợp cùng bán hàng online, cụ thể là qua Facebook/TikTok hoặc app gọi món như Shopee Food. Lý do bởi, nhiều bạn trẻ hiện nay thích gọi món về nhà hơn là ra tận nơi để tiết kiệm thời gian và công sức. Nhân viên văn phòng thường order món ăn vặt vào buổi chiều để tăng năng lượng làm việc vào cuối ngày. 

tan-dung-nen-tang-goi-mon-va-van-chuyen-shopee-food
Tận dụng nền tảng gọi món và vận chuyển Shopee Food

Phục vụ cả ban đêm

Một bí quyết kinh doanh đồ ăn vặt là cung cấp dịch vụ cả vào đêm muộn, thường đến khoảng 24h. Bởi lẽ, rất nhiều người trẻ hiện nay chọn thời gian buổi tối và đêm muộn để thư giãn bản thân sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. 

Khi này, họ thường gọi món ăn vặt về nhà để kết hợp cùng các hoạt động như xem phim, đọc sách,… Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, nhiều quán ăn vặt còn mở cửa đến 2, 3 giờ sáng để phục vụ nhu cầu của những người đi làm, đi chơi về muộn.

Chú trọng cho Marketing

Khi tìm hiểu mở quán ăn vặt cần những gì, bạn nên chú trọng vai trò của Marketing, nhất là Marketing online. Thực tế cho thấy, một số quán ăn vặt quy mô nhỏ, với chất lượng món ăn ở mức ổn, nhưng thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Bí quyết của những cơ sở kinh doanh là tạo nội dung hấp dẫn, hài hước, bắt trend để thu hút lượt xem, bởi tệp khách hàng chính của tiệm ăn vặt thường là giới trẻ. 

dang-tai-hinh-anh-mon-an-hap-dan-len-mang
Bí quyết kinh doanh đồ ăn vặt – Đăng tải hình ảnh hấp dẫn của món ăn lên mạng

Sử dụng phần mềm quản lý kinh doanh cho quán ăn vặt

Mở quán ăn vặt cần những gì, có cần phần mềm quản lý không là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là có, phần mềm quản lý vô cùng cần thiết nếu bạn muốn tối ưu hóa quy trình vận hành tiệm ăn. 

Một số người lầm tưởng, quán ăn vặt là quy mô nhỏ, không cần số hóa. Đây là quan niệm sai lầm, có thể khiến bạn trở nên lạc hậu so với đối thủ. Bởi lẽ, trên thị trường hiện nay có nhiều phần mềm kinh doanh được thiết kế để phù hợp với nhiều quy mô quán ăn khác nhau. 

bePOS là một trong số đó, được nhiều chủ tiệm ăn nhỏ lẻ lựa chọn, giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tiết kiệm tối đa chi phí. Một số tính năng chính của bePOS mà chủ tiệm ăn vặt sẽ được trải nghiệm là:

  • Quản lý đơn hàng của khách hàng, ghi rõ thông tin sản phẩm, giá tiền và nhân viên thực hiện.
  • Quản lý kho nguyên liệu quán ăn vặt, kiểm soát tình trạng xuất – nhập – tồn giúp bạn lên kế hoạch nhập hàng chính xác.
  • Thanh toán nhanh chóng, in hóa đơn tự động không cần sử dụng máy in bill gây tốn diện tích, tích hợp nhiều phương thức thanh toán như banking, ví điện tử,…
  • Quản lý doanh số bán hàng, báo cáo doanh thu quán ăn vặt theo ngày, tuần, tháng.
  • Quản lý ca làm việc, chấm công cho nhân viên quán ăn vặt. 
  • Marketing tự động, chăm sóc khách hàng thân thiết của quán với nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi,…
phan-mem-ban-hang-quan-an-vat-bepos
Sử dụng phần mềm bán hàng quán ăn vặt bePOS

Đặc biệt, chủ quán ăn vặt có thể sử dụng Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI, phù hợp với những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, mới thành lập. Để được tư vấn chi tiết từ A đến Z, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 0247 771 6889, Zalo OA hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi mở quán ăn vặt cần những gì, cũng như cách kinh doanh quán ăn vặt hiệu quả. Bán đồ ăn vặt là lựa chọn của nhiều người mới tập kinh doanh, chưa có nhiều vốn. Mặc dù không đòi hỏi ngân sách lớn, nhưng bạn cần khéo léo khi lên kế hoạch kinh doanh, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ và đem lại doanh thu lớn.

FAQ

Mở quán ăn vặt có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Mở quán ăn vặt có cần đăng ký kinh doanh không là thắc mắc của nhiều người. Nếu bạn chỉ mở gánh hàng rong, xe bán hàng di động, thì không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu đã thuê mặt bằng cố định để bán đồ ăn vặt, thì bạn cần thực hiện thủ tục này theo quy định pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính và gây mất uy tín trong cộng đồng.

Có nên theo đuổi ý tưởng mở quán ăn vặt ở quê không?

Đây cũng là một thắc mắc phổ biến bên cạnh câu hỏi mở quán ăn vặt cần những gì. Không có đáp án chính xác cho câu hỏi này, mà phụ thuộc vào điều kiện tài chính, cũng như tệp khách mà bạn hướng tới. 

Nhiều bạn trẻ hiện nay chọn về ngoại thành, về quê để hiện thực hóa ý tưởng mở quán ăn vặt, bởi hình thức này không đòi hỏi ngân sách lớn, lại có tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên, bán đồ ăn vặt ở quê chủ yếu hướng đến các bạn học sinh cấp 2, cấp 3, ít hướng tới người đã đi làm như ở thành phố.