Trang chủBlogs BlogTiết lộ mức lương của Sale Executive – 3 bí quyết trở thành Sale giỏi

Tiết lộ mức lương của Sale Executive – 3 bí quyết trở thành Sale giỏi

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Thanh Ngoan
1009 Đã xem

Sale Executive là gì? Master Sale là gì? Tại sao công việc này lại “hot” trong những năm gần đây và được nhiều công ty lớn nhỏ săn đón đến vậy? Có phải mức lương của Sale Executive rất cao như nhiều người vẫn nghĩ? Trong bài viết này bePOS sẽ bật mí với bạn tất tần tật thông tin về vị trí Sale Executive. Cùng tìm hiểu thôi!

Các chức danh trong ngành Sales

Trước khi tìm hiểu riêng về chức danh Sale Executive, hãy cùng điểm qua các chức danh trong ngành Sales để có một cái nhìn tổng quan hơn. Sau đây là toàn bộ những vị trí cấu thành nên một phòng kinh doanh, được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.

Salesman – Nhân viên bán hàng

Salesman là chức danh thấp nhất trong một phòng kinh doanh, chịu sự quản lý của nhân viên Giám sát kinh doanh. Ở vị trí này bạn sẽ được trải nghiệm tất cả các công việc mà một nhân viên bán hàng mới bước chân vào nghề sẽ phải làm.

nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng

Các công việc đó là:

  • Phát triển danh sách khách hàng lẻ của công ty.
  • Chăm sóc khách mua hàng tiềm năng của công ty.
  • Trực tiếp thu hồi công nợ của khách hàng mà mình đảm nhiệm.
  • Gửi thông tin khuyến mãi, hậu mãi tới khách hàng.
  • Báo cáo trực tiếp kết quả làm việc cho quản lý hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

>>> Xem thêm: NGƯỜI HƯỚNG NỘI NÊN LÀM NGHỀ GÌ? TOP 5 NGÀNH NGHỀ GIÚP NGƯỜI HƯỚNG NỘI LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

Sales Representative – Đại diện phòng kinh doanh

Vị trí này thiên về thủ tục, công việc bàn giấy và trực tiếp chịu sự quản lý của Giám sát bán hàng hoặc Giám đốc kinh doanh. Các việc mà một Sales Representative phải làm như:

  • Giao việc cho Salesman
  • Tiếp nhận đơn đặt hàng, tham gia chăm sóc khách hàng.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
  • Đề xuất các chiến lược hành động nhằm đẩy mạnh việc bán hàng.
  • Lập kế hoạch mở rộng tệp khách hàng, tìm thêm nhà phân phối…

Sales Executive – Nhân viên điều hành kinh doanh

Sale Executive là gì? Sale Executive (hay còn gọi là nhân viên Điều hành kinh doanh) là người đảm nhận điều hành và quản lý công việc kinh doanh của một nhóm nhân viên bán hàng, một chi nhánh của công ty. Tùy theo mức độ kinh nghiệm mà cấp trên sẽ phân công, bổ nhiệm Sale Executive quản lý nhóm bán hàng lớn hay nhỏ.

Sale Executive là một vị trí khá cao và áp lực trong phòng kinh doanh, do đó trách nhiệm với công việc đi đôi với mức lương cũng tăng lên đáng kể.

cac-cap-do-sale-sales-executive-la-gi
Nhân viên điều hành kinh doanh

Những đầu việc của một Sales Executive:

  • Đưa ra những kế hoạch phát triển bán hàng, phát triển sản phẩm.
  • Nghiên cứu chiến lược mở rộng kinh doanh.
  • Thực hiện, tối ưu các chiến lược kinh doanh.
  • Theo dõi tiến độ thực hiện, lập báo cáo đánh giá mức độ hiệu quả cho cấp trên.
  • Phân công, quản lý, đào tạo, hướng dẫn các nhân viên cấp dưới.
  • Đào tạo nhân viên mới, hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh nằm ngoài khả năng xử lý của nhân viên.
  • Thay mặt giám đốc tham dự các cuộc họp, hội thảo về sản phẩm, dịch vụ của công ty. 
  • “Ngoại giao” với các bộ phận có liên quan trong công ty.

Không phải ai cũng có đủ năng lực đảm nhiệm được vị trí này. Bạn phải là người có thâm niên làm sales lâu năm cũng như có kỹ năng nghiên cứu phân tích, phát triển thị trường và kỹ năng quản lý giao việc cho nhân viên. Làm thế nào để vươn lên vị trí Sale Executive và mức lương của Sale Executive là bao nhiêu sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết. 

Sales Supervisor – Nhân viên giám sát hoạt động kinh doanh

Đúng như cái tên của chức danh này, Sales Supervisor chủ yếu làm các công việc giám sát mọi hoạt động của phòng kinh doanh như:

  • Giám sát tiến độ công việc của Salesman.
  • Giám sát số lượng hàng hóa ra vào từng ngày.
  • Giám sát việc thu hồi công nợ.
  • Được quản lý trực tiếp bởi Giám đốc/ Quản lý kinh doanh.
cac-cap-do-sale-sales-supervisor
Nhân viên giám sát kinh doanh

Sales Manager/ Director – Quản lý/ Giám đốc nhóm kinh doanh

Đây là vị trí cao nhất của phòng kinh doanh, đi đôi với trách nhiệm cũng như áp lực rất cao. Manager/ Director phải đưa ra kế hoạch kinh doanh chung cho công ty, chịu mọi trách nhiệm về kết quả kinh doanh và báo cáo với Ban Giám Đốc. 

Trên đây là thông tin chi tiết về các chức danh trong ngành Sales cũng như các cấp độ Sale. Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mức lương của Sale Executive cũng như bí quyết để có thể trở thành một “Siêu Sale Executive” trong công ty sắp tới của bạn.

Mức lương của Sale Executive có cao không?

Lương của Sale Executive cũng gồm 2 phần: phần lương cứng cộng thêm tiền hoa hồng và thưởng theo doanh số. Mức lương cứng của Sale Executive trên thị trường lao động hiện nay dao động trong khoảng từ 8 – 11 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, phần trăm hoa hồng ăn theo doanh số bán hàng trong tháng cũng tương đối cao, thường từ 15% trở lên.

Đối với các Sale Executive ngành Bảo hiểm thì phần trăm hoa hồng có thể lên đến 40% giá trị hợp đồng bảo hiểm. Nếu tháng đó bán vượt doanh số đề ra, Sale Executive còn nhận thêm một khoản tiền thưởng nữa. Rất nhiều Sale Executive có thu nhập lên tới vài chục cho tới vài trăm triệu/tháng. Do đó, mức thu nhập dành cho vị trí này là không giới hạn, tất cả phụ thuộc vào trình độ của bạn.

Mức lương của Sale Executive
Mức lương của Sale Executive

Trên thị trường lao động hiện nay, không nhiều người có thể đảm nhiệm được khối lượng công việc cũng như chịu được áp lực lớn ở vị trí Sale Executive. Do đó các công ty thường đưa ra mức lương thưởng hấp dẫn cho ai đảm nhiệm công việc này.

Sales Executive B2B là gì? Mức lương bao nhiêu?

Sales executive B2B là gì cũng là một câu hỏi phổ biến hiện nay. Trước tiên, B2B – Business to Business là hình thức kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì thế, Sales Executive B2B là người điều hành việc kinh doanh giữa công ty này với một hay nhiều công ty khác. Người bán hàng B2B giỏi phải có kỹ năng đỉnh cao về thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. 

Các đầu việc của một Sales Executive B2B:

  • Quản lý, chăm sóc khách hàng là những doanh nghiệp đối tác của công ty.
  • Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động bán hàng nhằm tăng trưởng doanh số.
  • Tham dự các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế giữa các doanh nghiệp.
sales-executive-b2b
Sales Executive B2B

Do Sales Executive B2B áp lực rất cao và đòi hỏi nhiều kỹ năng nên mức lương dành cho vị trí này cũng không hề thấp. Mức lương cứng dao động từ 16-20 triệu đồng/tháng cộng thêm phần trăm hoa hồng sau khi chốt được dự án với đối tác. Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về Sale Executive. Sau đây là một thuật ngữ mới: Master Sale là gì?

Master Sale là gì? Bí quyết trở thành “siêu” Sale

Master Sale là một nhân viên điều hành kinh doanh tài năng. Để trở thành một “Master Sale” được các công ty săn đón, bạn cần có kiến thức sâu rộng cũng như nhiều năm kinh nghiệm trong một ngành hàng nào đó.

Tất cả đều có thể rèn luyện được thông qua quá trình làm việc. Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm những kỹ năng như:

  • Kỹ năng quản trị thời gian. Khối lượng công việc của bạn sẽ rất lớn, do đó bạn cần phải biết sắp xếp công việc và thời gian hợp lý để hoàn thành chúng.
  • Kỹ năng lãnh đạo. Bạn sẽ phải làm việc với nhân viên cấp dưới, đôi lúc sẽ phải thôi thúc, khích lệ họ làm việc hay giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa các nhân viên.
  • Kỹ năng lắng nghe. Ở vị trí này bạn sẽ gặp những khách hàng lớn hơn cũng như khó tính hơn. Do đó bạn cần phải lắng nghe, thấu hiểu khách hàng để có thể chốt được những “deal to”.

Lời kết

Nghề Sale ngày càng có sức hút đối với các ứng viên nhưng tỷ lệ đào thải cao vì không phải ai cũng có năng khiếu bán hàng. Mong rằng bài viết trên đã giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn xung quanh mức lương của Sale Executive cùng những bí kíp để trở thành một “Master Sale”. Từ đó bạn có thể chuẩn bị tốt những hành trang cần thiết cho con đường sự nghiệp của mình trong tương lai.  

FAQ

Ưu nhược điểm của nghề Sale là gì?

Ưu điểm: Cơ hội thỏa sức thể hiện khả năng, mức thu nhập không giới hạn tùy theo năng lực của mình, phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, chịu đựng áp lực công việc,…

Nhược điểm: Áp lực về doanh số, gặp phải khách khó tính sẽ làm bạn đau đầu tìm cách giải quyết. Sale Executive cũng đòi hỏi kỹ năng phối hợp nhịp nhàng cùng bộ phận khác trong công ty, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhân viên.

Làm sao để giảm bớt áp lực khi làm Sale?

Các cấp độ Sale khác nhau sẽ chịu một áp lực khác nhau. Làm sale quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh và tự tin trước mọi tình huống. Bạn nên giữ “một cái đầu lạnh”, giữ vững tinh thần để tránh bị stress, giảm năng suất cũng như nhiệt huyết với công việc.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/muc-luong-cua-sale-executive/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]