Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpTOP 5 mẹo quản lý chi phí nhân sự ngành F&B hiệu quả nhất

TOP 5 mẹo quản lý chi phí nhân sự ngành F&B hiệu quả nhất

Tháng mười hai 12, 2022
Thu Hằng
826 Đã xem

Thuê nhân sự là một trong những hạng mục lớn, chiếm nhiều tỷ trọng trong ngân sách của các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vậy làm thế nào để tối ưu hóa hoạt động này? Dưới đây, bePOS sẽ mách bạn 5 mẹo quản lý chi phí nhân sự ngành F&B hiệu quả nhất. Hãy theo dõi nhé! 

Tầm quan trọng của việc quản lý chi phí nhân sự trong ngành F&B

Chi phí nhân sự là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Đối với ngành F&B, con số này bao gồm lương nhân viên (thường tính theo giờ, hoặc ca), tiền thưởng, tiền tăng ca, bảo hiểm, phụ cấp,… Tóm lại, tất cả những gì bỏ ra liên quan đến nhân công đều được tính vào chi phí nhân sự.

Nhiều chủ nhà hàng cho rằng lương trả cho nhân sự không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách. Tuy nhiên, không ít trường hợp chi phí nhân sự bị đẩy lên rất cao, thậm chí cao hơn cả chi phí hàng tồn kho, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng.

chi-phi-nhan-su-chiem-ty-trong-lon-trong-ngan-sach
Chi phí nhân sự chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách doanh nghiệp F&B

Một trong những lý do gây nên hiện tượng này là tiền tăng ca. Thống kê cho thấy, không ít chủ nhà hàng phải trả lương gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi cho nhân viên làm việc hơn 40 giờ một tuần. Điều này có thể xảy ra khi cơ sở kinh doanh làm việc thiếu quy trình làm việc hiệu quả, gây tốn thời gian. 

Chính vì vậy, việc quản lý chi phí nhân sự trở nên hết sức quan trọng, cụ thể giúp:

  • Tối ưu hóa lợi nhuận nhà hàng: Chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh càng tối ưu, thì lợi thế cạnh tranh của nhà hàng càng lớn và lợi nhuận cũng tăng.
  • Nâng cao chất lượng nhân viên: Quản lý chi phí nhân sự ngành F&B cũng chính là quá trình tương tác, giao tiếp và đào tạo giữa chủ nhà hàng và nhân viên. 
  • Tăng năng suất làm việc: Chủ nhà hàng cần có chế độ lương thưởng hợp lý, đồng thời thúc đẩy năng lực nhân viên, nhằm tối ưu hóa năng suất làm việc. 

Cách tối ưu chi phí nhân sự trong ngành F&B hiệu quả nhất

Tối ưu cấu trúc chi phí lương

Việc đầu tiên chủ nhà hàng cần làm là tối ưu cấu trúc chi phí lương. Thực tế cho thấy, số tiền phải bỏ ra cho nhân viên Full-time cao gấp 2 đến 3 lần so với Part-time, bao gồm cả bảo hiểm, phúc lợi xã hội, lương phải trả ngay cả khi không có khách… Lúc này, bạn cần sự kết hợp của hai hình thức trên, cụ thể:

  • Đối với nhà hàng có doanh thu lớn hơn 500 triệu/tháng, bạn nên duy trì mức độ nhân viên Full-time khoảng 30%. 
  • Đối với nhà hành doanh thu nhỏ hơn 500 triệu/tháng, con số trên sẽ giảm xuống 10% đến 20%.  
can-toi-uu-hoa-cau-truc-fulltime-partime
Cần tối ưu hóa cấu trúc Full-time và Part-time

Đào tạo và có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên

Điểm thứ hai cần lưu ý trong quản lý chi phí nhân sự ngành F&B là tạo lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên. Điều này khiến họ có động lực làm việc hơn và sẽ nâng cao trình độ theo thời gian. Ngoài ra, tỷ lệ nhảy việc của nhân viên cũng giảm, giúp nhà hàng không mất tiền bạc và thời gian để tuyển dụng và đào tạo lại. 

lo-trinh-thang-tien-nhan-vien-co-dong-luc-lam-viec
Lộ trình thăng tiến giúp nhân viên có động lực làm việc

>> Xem thêm: Giải thích quản trị doanh nghiệp là gì và các nguyên tắc quản trị bạn cần nằm lòng

Thực hiện “Văn hóa đa nhiệm”

“Văn hóa đa nhiệm” là một nhân viên có khả năng làm nhiều công việc khác nhau, giúp nhà hàng tối ưu hóa nguồn lực. Muốn làm được điều này, người chủ phải gương mẫu và thực hiện đầu tiên, để các thành viên khác học tập theo.

Ví dụ, không ít cơ sở kinh doanh tốn ngân sách thuê nhân viên dọn vệ sinh ở ngoài. Trong khi đó, công việc này có thể thực hiện bởi chính nhân viên nhà hàng. Mặc dù mỗi người có nhiệm vụ chính khác nhau, nhưng bất cứ ai khi phát hiện các vấn đề vệ sinh cũng đều tự giải quyết ngay lập tức, không kể chức vụ quản lý hay cấp dưới. 

nhan-vien-co-the-thuc-hien-nhieu-cong-viec-khac-nhau
Nhân viên phục vụ có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau

>> Xem thêm: Tháp Maslow phát triển nhân sự nhà quản trị cần áp dụng ngay

Tối ưu giờ làm việc của nhân viên

Tối ưu hóa thời gian là điều quan trọng mà chủ nhà hàng cần thực hiện giúp hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, hạn chế phát sinh tăng ca,… Ví dụ, nếu nhà hàng mở cửa lúc 7h sáng, thì bạn chỉ cần cho một nhân viên đến từ 6h để chuẩn bị đón khách. Những người còn lại vẫn có mặt theo thời gian quy định. Điều này giúp nhà hàng giảm các chi phí làm việc ngoài giờ không cần thiết. 

Đối với trường hợp nhà hàng chốt ca, bạn cũng áp dụng cách làm như trên. Đó là chỉ giữ một số ít nhân viên ở lại sau thời điểm nhà hàng đóng cửa, thường là 22h, để giải quyết công việc. Tóm lại, quy tắc cần nhớ ở đây là giữ đủ nhân viên trong giờ cao điểm, và tối ưu hóa số lượng trong giờ thấp điểm. 

chi-giu-so-luong-nhan-vien-toi-da-vao-gio-cao-diem
Chỉ nên giữ số lượng nhân viên tối đa vào giờ cao điểm

Ghi nhận và khen thưởng

Nhân viên có năng suất tốt, trình độ cao sẽ giúp cơ sở kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Nhằm thúc đẩy điều này, chủ nhà hàng cần xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng. Bốn tiêu chí cơ bản được sử dụng để đánh giá nhân viên là: 

  • Sự hài lòng của khách hàng: Tốt nhất, bạn nên sử dụng những dữ kiện có thể đo lường và thấy rõ được, giúp quá trình khen thưởng diễn ra công bằng nhất. Ví dụ, bạn có thể tạo khảo sát để khách hàng nhận xét. 
  • Doanh thu nhà hàng: Doanh thu tăng cho thấy nhà hàng phát triển mạnh hơn, nhân viên phải hoạt động năng suất và hiệu quả hơn. Khi này, việc khen thưởng cho người lao động là cần thiết. 
  • Lợi nhuận khấu hao: Lợi nhuận khấu hao là doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý. Chỉ số tài chính này cũng được chủ nhà hàng sử dụng để xây quy trình khen thưởng nhân viên.
  • Chất lượng sản phẩm: Để đánh giá nhân viên có tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu không, bạn nên kiểm tra cơ sở kinh doanh từ 4 đến 6 lần/tháng. 

>> Để nắm rõ hơn về cách quản lý chi phí nhân sự ngành F&B hiệu quả, xem ngay video dưới đây của bePOS

Làm thế nào để quản lý nhân sự trong ngành F&B hiệu quả?

Làm cách nào chủ nhà hàng có thể quản lý nhân sự hiệu quả? Một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Siêu App quản lý bán hàng bePOS có thể là cái tên đầu tiên bạn nên thử tìm hiểu. Kể từ khi ra mắt vào năm 2016, phần mềm đã hợp tác với rất nhiều cơ sở kinh doanh lĩnh vực F&B tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Úc, Việt Nam, giúp các chuỗi này tăng đến 30% doanh thu và giảm 50% chi phí vận hành. 

phan-mem-bepos
Quản lý nhân sự hiệu quả với phần mềm bePOS

Quản lý nhân sự là một trong những tính năng cơ bản nhất của bePOS. Cụ thể, phần mềm có khả năng phân quyền nhân sự từ xa, ghi chép thông tin người thực hiện nhiệm vụ và đánh giá hiệu suất. Ngoài ra, bePOS cũng tích hợp tính năng nhận Review từ khách hàng, giúp bạn đánh giá nhân sự một cách khách quan nhất. Để đăng ký sử dụng bePOS, bạn hãy điền vào mẫu TẠI ĐÂY

Trên đây, bePOS đã hướng dẫn bạn 5 cách quản lý chi phí nhân sự ngành F&B rất hiệu quả mà chủ nhà hàng nào cũng nên biết. Tóm lại, điều quan trọng nhất là bạn nên xây dựng mối quan hệ bình đẳng với nhân viên, đồng thời nhìn ra tiềm năng của họ và không ngừng thúc đẩy phát triển, giúp nhà hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

FAQ

Các loại chi phí ẩn liên quan đến nhân sự là gì?

Các chi phí nhân sự ẩn bao gồm chi phí họp hành, chi phí làm thêm giờ, chi phí nhàn rỗi, chi phí hành chính,… Ví dụ một thống kê chỉ ra, nhân viên dành 22% thời gian cho các hoạt động tay chân lặp lại nhiều lần, khiến thời gian bị lãng phí. Trong khi đó, nếu thực hiện số hóa, doanh nghiệp sẽ giảm được tình trạng này. 

Chi phí nhân sự bao gồm những khoản nào?

Về cơ bản, chi phí nhân sự thường gồm những hạng mục như lương, phúc lợi, phụ cấp xăng xe, ăn trưa, bảo hiểm xã hội, chi phí khám sức khỏe, chi phí đào tạo và chế độ khen thưởng,…

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/quan-ly-chi-phi-nhan-su-nganh-fb/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]