Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpQuy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả, chi tiết từ A đến Z

Quy trình phát triển sản phẩm mới hiệu quả, chi tiết từ A đến Z

Tháng mười một 11, 2023
Thu Hằng
Thu Hằng
888 Đã xem

Quy trình phát triển sản phẩm mới là hoạt động không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Quy trình này quyết định chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay khách hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trong mắt cộng đồng người tiêu dùng. Trong bài viết dưới, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu xem kế hoạch phát triển sản phẩm mới gồm những gì, thực hiện thế nào, hãy cùng theo dõi nhé!

Sản phẩm mới là gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu khái niệm sản phẩm mới là gì. Sản phẩm mới hiểu đơn giản là thứ được tạo ra bởi doanh nghiệp và đưa lên thị trường để thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. 

Ở góc độ của doanh nghiệp, sản phẩm mới được chia thành 2 loại: Sản phẩm mới tuyệt đối và sản phẩm mới tương đối. Cụ thể:

  • Sản phẩm mới tương đối: Là sản phẩm mà lần đầu tiên doanh nghiệp đưa ra thị trường, với kỳ vọng đem đến cơ hội kinh doanh tốt hơn. Mặc dù mới so với doanh nghiệp nhưng sản phẩm này không phải mới so với thị trường và các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Sản phẩm mới tuyệt đối: Đây là sản phẩm mới tiên phong trên thị trường, chưa xuất hiện ở các doanh nghiệp đối thủ khác. Để thực hiện thành công, doanh nghiệp cần có quy trình phát triển sản phẩm mới thật hoàn thiện, từ khâu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, cho đến thử nghiệm. 
san-pham-moi-la-gi-co-nhung-loai-nao
Sản phẩm mới là gì và có những loại nào?

Tại sao cần xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới?

Nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi

Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian, thậm chí là hàng ngày, hàng giờ. Họ luôn thích những điều mới mẻ, những xu hướng mới nhất trên thị trường, nhất là trong thời đại thông tin như hiện nay. Tất cả doanh nghiệp đều muốn mình là người tiên phong, là những người nắm bắt xu hướng đầu tiên để gây ấn tượng với khách hàng và tạo chỗ đứng riêng biệt trên thị trường. 

Ví dụ, người tiêu dùng thời nay yêu thích lối sống lành mạnh, vì vậy CocaCola đã ra mắt sản phẩm Coca Cola Zero không chứa đường để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng. Bảo vệ môi trường cũng là một mối quan tâm phổ biến với các bạn trẻ, nên nhiều thương hiệu đã phát triển các sản phẩm mới sử dụng chất liệu thân thiện môi trường thay cho chất liệu nhựa độc hại.  

phat-trien-san-pham-moi-theo-xu-huong-tieu-dung
Ví dụ về Coca Cola Zero – Phát triển sản phẩm mới theo xu hướng tiêu dùng

Đối thủ cạnh tranh gia tăng

Một lĩnh vực dù mới đến đâu, chỉ cần xuất hiện nhu cầu tiêu dùng, thì có thể phát triển rất nhanh, với số lượng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp liên tục tung sản phẩm ra thị trường, với mẫu mã, giá cả đa dạng. Nếu không có quy trình phát triển sản phẩm mới, thì doanh nghiệp của bạn sẽ khó thích nghi với tình huống này.  

Sản phẩm đang ở trong giai đoạn trưởng thành (Maturity Stage)

Maturity Stage cũng là một trong những lý do doanh nghiệp cần xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới. Maturity Stage, hay còn gọi giai đoạn trưởng thành, là khi sản phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng sau quá trình phát triển nóng nhất. 

Tuy nhiên, khi này, số lượng sản phẩm tương tự trên thị trường cũng ngày càng nhiều. Điều này khiến doanh nghiệp phải thực hiện vài điều chỉnh trong cách thiết kế và sản xuất sản phẩm để giữ vững vị thế, cũng như kích thích doanh số tăng mạnh. Chẳng hạn, Nintendo thay thế bảng điều khiển cũ DSi của mình bằng điều khiển 3DS, với nhiều tính năng bổ sung như cảm biến chuyển động, camera quay phim 3D,… 

san-pham-maturity-can-ke-hoach-cai-tien
Sản phẩm trong giai đoạn Maturity cần kế hoạch cải tiến

Vòng đời của sản phẩm đang đã đến giai đoạn cuối

Sau giai đoạn Maturity Stage, sản phẩm bước vào giai đoạn Decline Stage. Đây cũng là giai đoạn suy thoái, buộc doanh nghiệp phải có quá trình phát triển sản phẩm mới để giữ vững doanh thu. Cụ thể, doanh nghiệp cần quyết định xem có tiếp diễn vòng đời của sản phẩm không, hay là sẽ giới thiệu sản phẩm mới với sự cải tiến, phù hợp thị hiếu người dùng hơn.  

>> Xem thêm: Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm và áp dụng vào Marketing

Tạo sự khác biệt cho thương hiệu

Dù cho bạn có cách Marketing hay đến đâu, nhưng sản phẩm không chất lượng, thì sẽ khó giữ chân khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hơn nữa, quy trình này cũng quyết định sự khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, góp phần tạo nên tính độc nhất cho thương hiệu.

san-pham-chat-luong-tao-diem-rieng-biet-cho-thuong-hieu
Sản phẩm chất lượng tạo nên điểm riêng biệt cho thương hiệu

10 bước của quy trình phát triển sản phẩm mới chi tiết hiệu quả

Bước 1: Lên ý tưởng sản phẩm mới

Bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm mới là tìm kiếm ý tưởng. Doanh nghiệp cần tìm kiếm một cách có hệ thống, chủ yếu thiết lập từ 2 nguồn sau:

  • Nội bộ doanh nghiệp: Phòng R&D sẽ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động tìm kiếm ý tưởng phát triển sản phẩm. Nhân viên R&D có thể đóng góp sáng kiến mới, ý tưởng về công nghệ mới mà mình tự nghĩ ra dựa vào hiểu biết bản thân.
  • Nguồn bên ngoài: Nguồn bên ngoài bao gồm thị trường, đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là nhu cầu khách hàng. Nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm mới, bởi thành quả cuối cùng sẽ được đưa ra thị trường để phục vụ những đối tượng này. 
len-y-tuong-quy-trinh-phat-trien-san-pham-moi
Bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm mới – Lên ý tưởng

Bước 2: Đánh giá lựa chọn ý tưởng phù hợp

Trong quá trình trên, doanh nghiệp có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng mới, nhưng không phải ý tưởng nào cũng khả thi. Vì vậy, bạn cần phương pháp sàng lọc ý tưởng, chỉ nên chọn những thứ có khả năng phát triển trong tương lai, cụ thể:

  • Độ mới của ý tưởng: Ý tưởng đó được thực hiện bởi các doanh nghiệp khác chưa? Nếu thực hiện theo ý tưởng này, thì sản phẩm sẽ có điểm khác biệt như thế nào?
  • Khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng: Ý tưởng dù hay và độc đáo thế nào, nhưng nếu không đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng, thì cũng không đem lại lợi nhuận. 
  • Tính khả thi của ý tưởng: Ý tưởng cần phù hợp với định hướng, mục tiêu kinh doanh, cũng như nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. 
chon-ra-y-tuong-kha-thi-nhat-dem-lai-loi-nhuan
Chọn ra ý tưởng sản phẩm mới khả thi, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Bước 3: Phát triển và thử nghiệm nhiều concept

Thử nghiệm nhiều concept là một khâu cực quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm. Việc thử nghiệm này bao gồm khả năng vận hành sản phẩm, độ bền, các tính năng sẽ có và mức độ chấp nhận của thị trường. Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết concept nào của sản phẩm là phù hợp, đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh để hạn chế tối đa thất bại. 

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới

Tiếp theo trong quy trình phát triển sản phẩm mới là xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, nhiệm vụ của bạn là định hình hình ảnh của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, những yếu tố sau cần được quan tâm:

  • Mục tiêu theo từng giai đoạn: Xây dựng lộ trình từ khi sản phẩm chưa ra mắt, cho đến khi tung ra và phát triển, có kèm theo mục tiêu rõ ràng.
  • Mô tả về thị trường mục tiêu: Mô tả về các yếu tố văn hóa, xã hội của thị trường để đảm bảo sự chấp nhận của người tiêu dùng với sản phẩm mới.
  • Mô tả khách hàng: Tìm hiểu xem khách hàng của bạn là ai, có vấn đề gì cần giải quyết, từ đó lên chiến lược Marketing phù hợp. 
len-chien-luoc-marketing-phat-trien-san-pham-moi
Quy trình phát triển sản phẩm mới – Lên chiến lược Marketing

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing – 6 bước xây dựng, phân loại và ví dụ minh họa

Bước 5: Lập kế hoạch phát triển sản phẩm

Sản phẩm cần phải phát triển từ ý tưởng vô hình thành vật chất hữu hình, đáp ứng tiêu chí do doanh nghiệp đề ra để đảm bảo chất lượng tốt. Bộ phận R&D sẽ là người lên kế hoạch phát triển sản phẩm mới, như tạo mẫu mô phỏng, thiết kế ban đầu, xác nhận và thử nghiệm. 

Bước 6: Tạo mẫu mô phỏng sản phẩm

Tạo mẫu, hay còn gọi Prototyping, là giai đoạn doanh nghiệp bắt tay vào hình thành sản phẩm. Loại mô hình mô phỏng sản phẩm được áp dụng phổ biến là MVP – Minimum Viable Product. Đây là bản tạo mẫu sơ khai cho sản phẩm mới với những tính năng tối thiểu phải có, giúp bạn hình dung rõ nhất về sản phẩm trong tương lai. 

tao-mau-mo-phong-cho-san-pham
Tạo mẫu mô phỏng giúp doanh nghiệp hình dung rõ về sản phẩm

Bước 7: Thử nghiệm dự án phát triển sản phẩm mới trên thị trường

Kế tiếp trong quy trình phát triển sản phẩm mới là thử nghiệm dự án trên thị trường. Mục đích chính của giai đoạn này là tìm hiểu về cảm nhận và đánh giá của khách hàng. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp thử nghiệm như tặng kèm, giới thiệu ở hội chợ, siêu thị, sau đó tìm cách căn chỉnh cho kế hoạch phát triển sản phẩm mới. 

Bước 8: Tìm các nguồn cung ứng

Tìm các nhà cung ứng nguyên vật liệu luôn là một bài toán khó cho các doanh nghiệp, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Bạn nên làm việc với nhiều nhà cung cấp uy tín, so sánh chính sách của các bên để tìm ra nơi phù hợp nhất. 

Bước 9: Tính toán chi phí, lợi nhuận

Từ quy trình phát triển sản phẩm mới đã xây dựng, doanh nghiệp tính toán các chi phí, lợi nhuận, như chi phí sản xuất, chi phí Marketing, chi phí vận chuyển, lợi nhuận dự kiến sau khi trừ đi chi phí,… Dựa vào các chi phí, lợi nhuận này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch ra mắt sản phẩm, đảm bảo an toàn tài chính và đạt mục tiêu đã đề ra. 

tinh-toan-chi-phi-va-loi-nhuan-phat-trien-san-pham-moi
Quy trình phát triển sản phẩm mới – Tính toán chi phí và lợi nhuận

Bước 10: Đưa sản phẩm vào thị trường

Đưa sản phẩm ra thị trường, hay thương mại hóa, là bước cuối cùng trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Ở bước này, doanh nghiệp tung ra số lượng lớn sản phẩm và tìm cách thu hút khách hàng mua sắm. Có 2 yếu tố cần lưu tâm là thời gian và địa điểm tung sản phẩm, doanh nghiệp cần tính toán kỹ càng để đạt hiệu quả doanh thu cao nhất. 

Một số rủi ro khi xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nắm bắt các rủi ro khi áp dụng quy trình phát triển sản phẩm mới, cụ thể:

  • Rủi ro về thiếu tính khác biệt: Rủi ro này xuất hiện khi doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng, khiến sản phẩm tung ra nhưng không tìm được điểm khác biệt để thu hút người mua. Ngoài ra, có trường hợp đối thủ nhanh tay hơn tung ra sản phẩm trước, khiến sản phẩm của bạn có nguy cơ bị gắn mác “copy”.
  • Rủi ro về kỹ thuật: Doanh nghiệp không xem xét kỹ nguồn lực có thể gặp phải rủi ro này, khiến các dự án bị trì hoãn, đình trệ. Ví dụ, quy trình sản xuất không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cần thiết, sản phẩm quá phức tạp và khó triển khai,…
  • Rủi ro về tài chính: Rủi ro này xuất hiện khi doanh nghiệp không thể đảm bảo về nguồn lực tài chính. Ví dụ, quy trình phát triển sản phẩm mới phát sinh nhiều chi phí, vượt quá ngân sách và khả năng vay vốn của doanh nghiệp.
  • Rủi ro về chuỗi cung ứng: Đứt gãy chuỗi cung ứng khiến bạn bị gián đoạn quy trình phát triển sản phẩm mới. Điển hình như Đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận với nhà cung cấp nguyên liệu, khiến các dự án phát triển sản phẩm mới bị trì hoãn so với dự kiến.   
rui-ro-quy-trinh-phat-trien-san-pham-moi
Đứt gãy nguồn cung nguyên liệu là một rủi ro của quy trình phát triển sản phẩm mới

Ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới

Để hiểu rõ hơn, bạn nên tham khảo ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới của một số doanh nghiệp lớn trên thế giới. Netflix là một dịch vụ giải trí trực tuyến hàng đầu trên toàn cầu, khởi đầu vào năm 1997 với vai trò là công ty cho thuê DVD, sau đó có bước tiến nhảy vọt vào năm 2007 khi quyết định chuyển đổi sang kỹ thuật số và truyền thông trực tuyến.

Quy trình phát triển sản phẩm mới của Netflix bắt đầu với khoa học tiêu dùng, tức là nghiên cứu người xem và thử nghiệm những ý tưởng mới lên họ. Netflix thử nghiệm các giả thuyết lên người dùng, từ đó tạo nên các nguyên mẫu để kiểm tra ý tưởng sản phẩm. Với mỗi nguyên mẫu người dùng, công ty dự đoán xem họ sẽ sử dụng sản phẩm thế nào, có tỷ lệ giữ chân khách hàng là bao nhiêu. 

vi-du-quy-trinh-phat-trien-san-pham-moi-netflix
Ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới của Netflix

Tiếp theo, Netflix cá nhân hóa trải nghiệm người dùng bằng công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo, từ đó gợi ý các nội dung phù hợp cho mỗi người xem. Tiếp theo, công ty tập trung tạo ra nhiều nội dung gốc hơn, tức là sản xuất những bộ phim của nhà sản xuất Netflix, bắt đầu với phim House of Cards. Nhờ đó, Netflix thu hút lượng người xem rất lớn và giữ chân nhiều người đăng ký hơn.

Một ví dụ khác là nền tảng đặt vé, thuê phòng du lịch trực tuyến Booking. Để phát triển sản phẩm mới, Booking đã thử nghiệm nhiều giả thuyết về người dùng. Ví dụ, khách hàng có muốn đặt vé cả chặng đi và chặng về không, hay họ muốn biết hành trình trước rồi mới đặt vé. Tiếp theo, công ty xây dựng nguyên mẫu khách hàng, sử dụng phương pháp A/B Testing để kiểm tra và đánh giá. 

vi-du-ve-quy-trinh-phat-trien-san-pham-moi-booking
Ví dụ về quy trình phát triển sản phẩm mới Booking

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu tất tần tật về quy trình phát triển sản phẩm mới. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất nội dung này, cũng như nắm rõ các bước ra mắt sản phẩm mới cho doanh nghiệp. Để tiếp tục cập nhật những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, bạn hãy thường xuyên truy cập website bePOS nhé!

FAQ

Concept sản phẩm gồm những nội dung gì?

Concept sản phẩm bao gồm tên sản phẩm, cách tuyên bố về chức năng và lý do để khách hàng tin dùng. Ví dụ, cùng là nước giặt, nhưng concept của OMO Matic và Lix là khác nhau. OMO Matic là nước giặt cửa trên, xoáy bay vết bẩn trong 1 lần và dùng công thức Polyshield. Còn Lix là nước giặt đậm đặc gấp đôi, sạch nhanh hơn so với nước giặt thường.

Làm thế nào để xây dựng phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng?

Đây là bài toán của rất nhiều doanh nghiệp khi xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới. Về cơ bản, muốn đáp ứng nhu cầu, thì bạn phải biết về Insight khách hàng. Insight có thể tìm thấy từ nỗi đau (Pain) hay kỳ vọng (Gain) của khách hàng. 

Ví dụ, bà nội trợ khó chịu khi chai nước mắm khó đóng và thường xuyên bị rỉ gây mất vệ sinh. Đây là một nỗi đau của khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tìm kiếm ý tưởng phát triển sản phẩm mới.