SKU sản phẩm là gì? Mã SKU là mã số được gắn trên mọi sản phẩm, thiết bị mà bất cứ ai trong chúng ta đã từng mua. Vậy mã SKU có tự tạo ra được không và làm thế nào để đọc được mã SKU? Thực tế, dãy số trên mã SKU đều có ý nghĩa và quy tắc riêng, nắm được điều này bạn sẽ đọc hiểu được tất cả mã sku sản phẩm, điều này không chỉ giúp công việc kinh doanh trở nên đơn giản hơn mà còn gia tăng hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Cùng bePOS tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về SKU sản phẩm ngay trong bài viết dưới đây!
Mã SKU là gì? SKU sản phẩm là gì?
SKU là tên gọi viết tắt của cụm từ Stock-Keeping Unit, tạm dịch là “Đơn vị lưu trữ kho” hoặc “Đơn vị lưu kho”. Một “SKU” đầy đủ sẽ bao gồm 1 dãy số và chữ thể hiện cho một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ. Mục đích tạo ra SKU chính là để phân loại các mặt hàng, địa chỉ chi nhánh…
Điều đặc biệt ở đây đó là không có bất kỳ giới hạn nào trong việc tạo ra mã SKU phân loại. Ví dụ khi bạn có hai mặt hàng giống hệt nhau nhưng được đặt tại hai chi nhánh kho khác nhau, chúng sẽ có hai mã SKU hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, SKU phân loại sẽ chỉ được áp dụng cho các hàng hóa có sẵn mà không liên quan tới những hàng hóa đã được đặt hay đang trong quá trình vận chuyển.
Mỗi sản phẩm, dịch vụ khi được tạo ra đều đã có sẵn một mã SKU sản phẩm, tuy nhiên khi nhập hàng về kho, doanh nghiệp vẫn nên tạo một mã SKU riêng cho mình để tránh trùng lặp, nhầm lẫn với các sản phẩm, dịch vụ của công ty khác.
>>> Xem thêm: SỬ DỤNG CÁCH TẠO MÃ GIẢM GIÁ TRÊN SHOPEE NỔ ĐƠN LIÊN TỤC
SKU sản phẩm là gì?
Vậy bên cạnh việc phân loại thông thường, mã SKU sản phẩm là gì SKU sản phẩm còn đem lại tác dụng gì cho doanh nghiệp? Cùng đọc tiếp phía dưới để tìm hiểu nhé.
Tác dụng của mã SKU sản phẩm là gì?
Tác dụng lớn nhất mà mã SKU đem lại chính là phân loại hàng hóa – tối ưu thời gian. Việc tạo ra mã số SKU sẽ đơn giản hơn Barcode bởi chỉ cần nắm được quy tắc đơn giản, bạn có thể nhìn và nhận biết được đây là sản phẩm gì? Còn barcode sẽ cần quét hệ thống để nhận diện sản phẩm. Như vậy mã SKU đã giải quyết được bài toán về thời gian.
Bên cạnh việc phân loại tuyệt vời mà SKU đem lại, mã số SKU còn có vô số ưu điểm mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng nên biết.
Gia tăng trải nghiệm mua sắm và tối ưu hệ thống cửa hàng
Cho dù bạn đang kinh doanh mặt hàng, sản phẩm nào thì việc nắm chắc cách tạo mã SKU sẽ là điều rất cần thiết. Thiết lập mã SKU cho các sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng cũng như nhân viên dễ dàng tìm thấy sản phẩm khi cần trong thời gian nhanh chóng. Phụ thuộc vào sản phẩm kinh doanh, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn tùy ý trong cách tạo mã SKU. Một số cách phân loại mà bạn có thể tham khảo đó là: phân loại theo mặt hàng, theo bộ phận, nhà cung cấp,…
Đồng thời, bạn còn có thể sắp xếp và quản lý các sản phẩm cũ, mới, sản phẩm bán chạy, cần upsale… giúp cho công việc kinh doanh của mình trở nên thuận tiện hơn rất nhiều chỉ với SKU sản phẩm.
Có rất nhiều cửa hàng nhận thấy được sự khác biệt trước và sau khi áp dụng phân loại hàng hóa bằng mã SKU, việc quản lý sản phẩm trở nên đơn giản và tránh sai sót, nhầm lẫn hơn gấp 10 lần.
Tóm lại, thiết lập một hệ thống mã SKU sẽ giúp thương hiệu của bạn gia tăng trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hệ thống vận hành trong cửa hàng.
Quản lý hàng tồn kho dễ dàng
Quản lý thủ công là một trong những nguyên nhân dẫn tới sai sót, thất thoát hàng hóa lớn nhất trong doanh nghiệp. Việc tối ưu khâu quản lý hàng tồn kho, quản lý chi phí – lợi nhuận bằng hệ thống tự động như sử dụng mã SKU sẽ là phương pháp hữu dụng nhất.
Mã SKU sẽ giúp bạn xác định vị trí của từng loại hàng hóa, giảm thiểu lỗi thất thoát hàng hóa do quản trị thủ công và tiết kiệm chi phí, tránh thất thoát cho công ty.
Cải thiện dịch vụ khách hàng và hệ thống thanh toán
Hệ thống SKU sẽ giúp doanh nghiệp sắp xếp các dịch vụ khách hàng và hệ thống thanh toán một cách có khoa học và chính xác tới 100%. Khi thanh toán, các giao dịch sẽ được tự động nhập giá chính xác với tổng số sản phẩm, đồng thời mã số SKU sẽ tự động trừ cho các mặt hàng đã bán trong tồn kho. Hơn nữa, mã SKU còn có thể tạo ra như một Barcode đẻ có thể quét mã khi thanh toán, giúp cho quá trình giao dịch trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Hướng dẫn cách đặt mã sản phẩm đơn giản
Trước tiên, hãy lưu ý các yếu tố quan trọng dưới đây khi tạo mã SKU
- Thương hiệu (tên nhà sản xuất)
- Sản phẩm (Danh mục sản phẩm, loại sản phẩm, phiên bản sản phẩm, size số, màu sắc)
- Thời gian mua hàng (ví dụ như số ngày, tháng, năm)
- Tình trạng sản phẩm (mới hoàn toàn, đã qua sử dụng, cũ…)
Cách đặt mã sản phẩm đơn giản
>>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHỌN DOMAIN PHÁT TRIỂN WEBSITE HIỆU QUẢ NHẤT
Những yếu tố phía trên bắt buộc cần có trong một mã SKU, tuy nhiên phụ thuộc vào doanh nghiệp mà các thứ tự trong mã SKu có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất. Cần sử dụng cả số và chữ trong một mã SKU để dễ dàng nhận biết trên thị trường.
Ví dụ trong trường hợp chỉ sử dụng số hoặc chữ, doanh nghiệp cần quy định mỗi trường thông tin (như loại sản phẩm và màu sắc sản phẩm) là một hay hai, ba ký tự, ngoài ra có thể sử dụng dấu gạch ngang “-” để phân biệt.
Gợi ý cách đặt mã sản phẩm
Sau khi nắm được các yếu tố thể hiện trên mã SKU, bạn có thể dễ dàng đọc được các thông tin trên sản phẩm có gắn mã SKU.
Ví dụ: Đọc mã sản phẩm trên máy giặt Samsung WW75K5210YW/SV, hãy bắt đầu đọc từ trái sang phải.
- WW: kiểu máy giặt
Bên cạnh đó, Samsung kí hiệu WA là máy giặt cửa dưới và WD là máy giặt cửa trước có thêm tính năng sấy quần áo).
- 75: Khối lượng tối đa giặt – 7,5kg
Ví dụ: máy giặt có tối đa 8,0kg lượng quần áo có thể giặt được sẽ kí hiệu là 80,…
- K: Thời gian sản xuất – 2016
Các kí hiệu K, H, J, M sẽ là ký hiệu năm sản xuất của sản phẩm như: H – 2014, J – 2015, K – 2016, M – 2017.
- 5: Phân khúc sản phẩm – trung cấp
Samsung kí hiệu phân khúc sản phẩm theo các con số như nhau:
- Dòng cơ bản sẽ được kí hiệu từ dãy số 3 – 4
- Dòng trung cấp sẽ được kí hiệu từ dãy số 5 -6
- Dòng cao cấp sẽ được kí hiệu từ dãy số 7 – 9
-
- 210: Dòng sản phẩm & tính năng của sản phẩm (số càng cao thì tính năng càng cao cấp)
- Y: Kiểu cửa máy giặt
Samsung ký hiệu các loại cửa máy giặt như sau:
S: máy giặt cửa trên có cửa kính chịu lực, trong suốt.
W: giống như Y, nhưng lại có thêm viền trong suốt rất đẹp.
K: màu trắng, có chốt bấm mở cửa.
E: màu trắng viền trong suốt, không có chốt bấm mở cửa.
-
- W: Kiểu thân máy giặt. Ngoài ra G sẽ kí hiệu cho màu trắng, P sẽ kí hiệu cho màu xám inox.
- SV: Thị trường bán sản phẩm – Việt Nam
Ví dụ về đặt mã sản phẩm của máy giặt Samsung
Quy tắc đặt mã sản phẩm
Chỉ đưa những thông tin cần thiết vào mã SKU
Đừng cố đưa tất cả thông tin, tính năng của sản phẩm vào mã SKU, hãy cân nhắc và chọn lọc những thông tin quan trọng nhất giúp sản phẩm của bạn phân biệt được với những loại khác. Đồng thời, lựa chọn các ký tự và chữ số ngắn gọn, tối ưu 100% để tránh tạo ra những dòng mã dài và phức tạp. Cùng tham khảo những quy tắc đặt mã sản phẩm dưới đây:
Chú ý tới cách quy chuẩn
Việc quy chuẩn các đặc tính sản phẩm sang con số và chữ cái cũng cần có tư duy. Ví dụ như màu sắc, kích thước, loại sản phẩm là ba đặc tính cần có trong mã SKU, vậy nên tránh trường hợp đặt ba đặc tính này đều là con số, hoặc đều là chữ cái.
Hơn nữa, cố gắng sắp xếp các ký tự một cách có trật tự và dễ nhìn để không tạo ra một dãy số rối rắm và khó hiểu. Ví dụ: màu hồng là 11 và màu đen là 12, tuy nhiên khi gắn vào một sản phẩm có màu hồng đen, con số sẽ trở nên rối rắm và khó phân biệt. Hãy nhớ rằng, SKU là một mã số giúp bạn đơn giản hóa các thông tin của sản phẩm, vậy nên hãy chú ý tới các quy chuẩn để tạo ra một dãy mã số dễ hiểu.
Cách sắp xếp trường thông tin trong mã số
Thực chất việc sắp xếp các trường thông tin này rất đơn giản, phụ thuộc vào sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, hãy ưu tiên những đặc tính nổi trội nhất của loại sản phẩm đó và đưa lên hàng đầu. Mục đích của việc này là giúp người đọc mã có thể nhận biết sản phẩm ngay lập tức mà không cần đọc hết một dãy số SKU.
Ví dụ như, bạn kinh doanh áo phông và trong kho có rất nhiều áo phông đen với các loại size khác nhau. Vậy đặc tính cần được ưu tiên trong dãy mã SKU chính là Size & màu sắc. Việc này sẽ giúp nhân viên thu hẹp phạm vi tìm kiếm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính vì vậy, việc sắp xếp trường thông tin trong một mã số là rất quan trọng.
Đừng quá lạm dụng các ký tự
Nhiều doanh nghiệp thường gặp phải những lỗi sai khi đưa quá nhiều ký tự vào trong một mã số, đặc biệt là số 0 và chữ O hay chữ I và l thấp – điều này sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn trong quá trình phân loại, nhập kho hay thanh toán cho khách hàng.
Tránh sử dụng các ký tự “/” vì có thể trùng với hàm tạo ngày khi đưa vào excel, đồng thời hạn chế sử dụng các ký tự như @, &, >, <… để hạn chế nhầm lẫn.
So sánh mã SKU và UPC
Sự khác biệt giữa SKU và UPC
>>> Xem thêm: GIẢI MÃ CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN – NHỮNG CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN CƠ BẢN PHẢI BIẾT
Nhiều doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa SKU và UPC. Cùng đọc tiếp để hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại mã này nhé:
UPC (Universal Product Code) là mã gồm 12 chữ số được tổ chức Tiêu chuẩn toàn cầu tạo ra. Đây là dãy số được tạo ra từ quy ước chung và không thể thay đổi, UPC được tiêu chuẩn hóa giúp ai cũng có thể đọc và hiểu được.
SKU là mã số được tối ưu trong từng nội bộ của doanh nghiệp. Vậy nên mỗi doanh nghiệp sẽ có những SKU khác nhau nhưng UPC sẽ chỉ có duy nhất một mã.
Tổng kết
Như vậy, việc tạo ra mã SKU không quá khó và tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp, việc đầu tư tạo ra các mã SKU sẽ giúp bạn phân loại sản phẩm dễ dàng, tối ưu chi phí và thời gian. Hy vọng bài viết trên của bePOS đã phần nào giúp giải đáp được vấn đề mà bạn đang tìm hiểu. Chúc các bạn thành công!
FAQ
SKU sản phẩm là gì?
SKU là tên gọi viết tắt của cụm từ Stock-Keeping Unit, tạm dịch là “Đơn vị lưu trữ kho” hoặc “Đơn vị lưu kho”. Một “SKU” đầy đủ sẽ bao gồm 1 dãy số và chữ thể hiện cho một sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ. Mục đích tạo ra SKU chính là để phân loại các mặt hàng, địa chỉ chi nhánh…
Điều đặc biệt ở đây đó là không có bất kỳ giới hạn nào trong việc tạo ra mã SKU phân loại. Ví dụ khi bạn có hai mặt hàng giống hệt nhau nhưng được đặt tại hai chi nhánh kho khác nhau, chúng sẽ có hai mã SKU hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, SKU phân loại sẽ chỉ được áp dụng cho các hàng hóa có sẵn mà không liên quan tới những hàng hóa đã được đặt hay đang trong quá trình vận chuyển.
Mỗi sản phẩm, dịch vụ khi được tạo ra đều đã có sẵn một mã SKU sản phẩm, tuy nhiên khi nhập hàng về kho, doanh nghiệp vẫn nên tạo một mã SKU riêng cho mình để tránh trùng lặp, nhầm lẫn với các sản phẩm, dịch vụ của công ty khác.
SKU sản phẩm là gì? SKU sản phẩm Shopee là gì?
SKU sản phẩm Shopee là mã định danh sản phẩm, bao gồm các thông số, thuộc tính của sản phẩm. Trên Shopee còn 1 loại mã SKU nữa là SKU phân loại giúp phân biệt giữa các phân loại hàng khác nhau của cùng 1 sản phẩm.
Tại sao nên đặt mã SKU Shopee?
Tạo mã SKU Shopee sẽ có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Nhanh chóng phân loại mặt hàng, phân loại các mặt hàng khác nhau của cùng 1 sản phẩm
- Kiểm tra chính xác mặt hàng bán chạy
- Quản lý tồn kho dễ dàng, vận hành hệ thống thanh toán đơn giản
- Tạo điểm kết nối và đồng bộ sản phẩm trên các kênh khác nhau.
Ý nghĩa của mã SKU sản phẩm là gì?
Tác dụng lớn nhất mà mã SKU đem lại chính là phân loại hàng hóa – tối ưu thời gian. Việc tạo ra mã số SKU sẽ đơn giản hơn Barcode bởi chỉ cần nắm được quy tắc đơn giản, bạn có thể nhìn và nhận biết được đây là sản phẩm gì? Còn barcode sẽ cần quét hệ thống để nhận diện sản phẩm. Như vậy mã SKU đã giải quyết được bài toán về thời gian. Ngoài ra, tạo mã SKU còn giúp:
- Gia tăng trải nghiệm mua sắm và tối ưu hệ thống cửa hàng
- Quản lý hàng tồn kho dễ dàng
- Cải thiện dịch vụ khách hàng và hệ thống thanh toán
Follow bePOS: