Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpFMCG là gì? Những điệu cần biết về ngành FMCG [Cập nhật 2024]

FMCG là gì? Những điệu cần biết về ngành FMCG [Cập nhật 2024]

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
481 Đã xem

FMCG là ngành hàng mang tới nguồn doanh thu tương đối lớn và ổn định cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn được nhiều người lựa chọn. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn lĩnh vực FMCG là gì? Và có nên làm việc trong ngành FMCG không?

Lĩnh vực FMCG là gì?

FMCG là gì viết tắt của từ Fast Moving Consumer Goods. Cụm từ này có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngoài ra, FMCG còn có tên gọi khác là CPG (viết tắt của từ Consumer Packaged Goods) nghĩa là hàng tiêu dùng đóng gói.

Vậy ngành hàng FMCG là gì? Thuật ngữ FMCG chỉ toàn bộ những loại hàng hóa thiết yếu, được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống. Ví dụ: thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, đồ dùng cá nhân, sản phẩm chăm sóc cá nhân,… Sau khi đã hiểu về khái niệm “hàng FMCG là gì?” chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm của sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh đó là:

  • Sản phẩm được tiêu thụ nhanh, liên tục, có khả năng được mua lại cao do nhu cầu của khách hàng rất lớn.
  • Lợi nhuận và chi phí sản xuất trên từng sản phẩm thường thấp.
  • Thời hạn sử dụng ngắn.
  • Có tính mùa vụ.
  • Các sản phẩm này được bày bán trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa và nhiều hệ thống bán lẻ khác. Nhà sản xuất và khách hàng không trực tiếp trao đổi hàng hóa với nhau.

fmcg-la-gi

FMCG là gì?

Có những loại ngành hàng tiêu dùng nhanh nào?

Ngành hàng tiêu dùng nhanh được chia làm 2 nhóm cụ thể:

Food (nhóm đồ ăn)

  • Thực phẩm chuẩn bị (chính là đồ ăn sẵn)
  • Thực phẩm chế biến (Ví dụ: mì hộp, thị hộp, ngũ cốc,…)
  • Thực phẩm tươi sống.
  • Đồ khô, đồ đông lạnh.
  • Đồ ăn nhanh (bánh mì, bánh quy, kẹo,…)
  • Đồ uống.
  • Sữa, đồ uống dinh dưỡng.

Non – Food (nhóm không thuộc đồ ăn)

  • Đồ dùng cá nhân
  • Sản phẩm tẩy rửa
  • Thuốc
  • Mỹ phẩm
  • Đồ dùng văn phòng

Khả năng phát triển của ngành FMCG trong tương lai

Theo thống kê, ngành FMCG chiếm tới hơn 50% tổng số tiền chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Bên cạnh đó, các mặt hàng tiêu dùng nhanh rất đa dạng với nhiều dòng sản phẩm, chủng loại khác nhau thay đổi mỗi ngày. Vì vậy, đây là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai với những xu hướng như:

Đổi mới mô hình kinh doanh

Trước tiên, khả năng phát triển của ngành FMCG phụ thuộc vào sự cải tiến trong mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp nên triển khai áp dụng những công nghệ hiện đại vào quy trình hoạt động, mang tới những sản phẩm và dịch vụ thông minh, mở rộng phân khúc khách hàng mới,… Những đổi mới này sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp như:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Nâng cao doanh thu.
  • Thu hút thêm vốn đầu tư.
  • Bắt kịp xu hướng thị trường.

doi-moi-mo-hinh-kinh-doanh

Đổi mới mô hình kinh doanh

Hiểu rõ FMCG logistics là gì? Thực hiện tối ưu khâu vận chuyển sản phẩm tới người tiêu dùng

Trong lĩnh vực FMCG chúng ta sẽ bắt gặp thuật ngữ FMCG logistics. Vậy FMCG logistics là gì? Đây chính là chuỗi cung ứng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các khâu trong FMCG logistics gồm: bao bì, đóng gói, kho bãi, vận chuyển hàng hóa,… Mục đích của hoạt động này đó là vận chuyển sản phẩm, hàng hóa tới người tiêu dùng.

Như đã nói ở trên, hầu hết nhà sản xuất và người tiêu dùng không trực tiếp trao đổi hàng hóa với nhau, mà sẽ thông qua bên thứ ba là các chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị,… Điều này khiến doanh nghiệp mất thêm nhiều chi phí cho hoạt động kho bãi, vận chuyển. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh với đối thủ trên thị trường hiện nay ngày càng tăng cao. Do đó, việc chuyển đổi dần sang hình thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng giúp cắt giảm chi phí, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới người dùng là xu hướng tất yếu.

Sự dịch chuyển của các ngành hàng

Tỷ trọng các sản phẩm cụ thể trong ngành FMCG sẽ có sự biến động theo thời gian, mùa vụ. Ví dụ, theo báo cáo quý I/2019, các nhóm hàng thực phẩm, đồ uống, sản phẩm từ sữa, đồ dùng cá nhân có xu hướng tăng mạnh trong dịp Tết những sụt giảm so với cùng kỳ các năm trước. Sự biến động này xảy ra là do quan niệm, hành vi mua sắm của người tiêu dùng đang có sự thay đổi.

Khả năng phát triển của ngành FMCG trong tương lai sẽ tập trung nhiều vào các sản phẩm dinh dưỡng và làm đẹp. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhu cầu chăm sóc bản thân của người dùng đang ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, đây sẽ là “mảnh đất màu mỡ” mà các doanh nghiệp có thể nắm bắt để mở rộng và phát triển.

dinh-duong-va-lam-dep-tiem-nang-cua-fmcg-trong-tuong-lai

Dinh dưỡng và làm đẹp – Tiềm năng của FMCG trong tương lai

Xây dựng và phát triển thương hiệu cao cấp, chất lượng

Như đã phân tích ở trên, sản phẩm ngành hàng tiêu dùng nhanh rất đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, khả năng chi trả của người dân đang tăng dần. Người tiêu dùng đang có xu hướng quan tâm và chấp nhận mua hàng chất lượng cao. Vì vậy, tiềm năng của FMCG trong tương lai chính là khai thác, xây dựng thương hiệu riêng cung cấp sản phẩm chất lượng cao, độc nhất. Cùng với đó, doanh nghiệp cần kết hợp triển khai Marketing đa kênh để quảng bá sản phẩm, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.

Công ty FMCG là gì? Có nên làm việc trong ngành FMCG không?

Có thể thấy rằng, tiềm năng của FMCG tương lai sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Đây là một ngành có cơ hội nghề nghiệp rộng mở bởi: nhu cầu lao động lớn, là môi trường giúp bạn được sáng tạo và rèn luyện rất nhiều kỹ năng cho bản thân, cơ hội làm việc trên toàn thế giới. Vậy các công ty FMCG là gì? Có những vị trí nào trong ngành FMCG?

Công ty FMCG là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thường ngày của con người. Việc làm trong ngành FMCG gồm 3 khối chính:

Thương hiệu (Brand): Nhằm tạo ra nhu cầu, động cơ mua sản phẩm cho khách hàng thông qua các hoạt động truyền thông, Marketing,…

Sales: Sale FMCG là gì? Đây là bộ phận có nhiệm vụ tác động tới kênh phân phối trung gian, thúc đẩy họ mua sản phẩm của doanh nghiệp để bán cho người tiêu dùng. Các vị trí trong khối này gồm: giám đốc kinh doanh, đại diện kinh doanh, nhân viên kinh doanh,…

Trade Marketing: là hoạt động thương mại hóa chiến lược Marketing.

Một số vị trí công việc trong ngành FMCG là:

Vị trí Mô tả
Quản lý vấn đề an toàn và sức khỏe
  • Kiểm soát, đảm bảo tiêu chuẩn về sản phẩm.
  • Tham gia xây dựng ý tưởng mới trong chương trình đào tạo nhân sự.
Nhân viên khối kinh doanh
  • Là những người cần hiểu rõ sale FMCG là gì? Và tiến hành mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.
  • Thúc đẩy đưa sản phẩm tới các kênh phân phối, góp phần tăng doanh thu.
Nhà phân tích quy trình Phân tích các hoạt động kinh doanh, số liệu của doanh nghiệp và đưa ra giải pháp cụ thể.  

Top công ty FMCG tại Việt Nam nổi tiếng nhất

Vinamilk 

Đứng đầu trong top công ty FMCG tại Việt Nam lớn nhất đó là Vinamilk. Đây là công ty chiếm hơn 50% thị phần trong ngành bánh kẹo, đường và sữa. Các sản phẩm phổ biến của Vinamilk là: sữa nước, sữa chua, sữa bột, phô mai, sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn tuổi,…

Công ty Vinamilk đã và đang không ngừng nghiên cứu, phát triển ra những sản phẩm khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, mang tới nhiều trải nghiệm mới lạ. Ngoài ra, thương hiệu Vinamilk đã mở rộng phân phối sản phẩm ra các thị trường nước ngoài tại Thái Lan, Mỹ,…

vinamilk

Vinamilk

Công ty Masan

Được thành lập từ năm 2000, tới nay công ty cổ phần Masan đã trở thành một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam. Công ty CP Masan chuyên sản xuất và cung cấp các mặt hàng thực phẩm như: đồ uống (cà phê hòa tan, nước khoáng), gia vị (nước mắm, tương ớt,…), thực phẩm tiện lợi (bún, mì ăn liền,…). Những thương hiệu nổi tiếng của Masan được nhiều người yêu thích và tin dùng đó là: Nam Ngư, Chinsu, Omachi,… Tất cả sản phẩm luôn được đổi mới, có chất lượng hoàn hảo và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

>> Xem thêm: NHỮNG KINH NGHIỆM KHI SANG QUÁN CAFE KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Acecook Việt Nam

Thương hiệu tiếp theo nằm trong top công ty FMCG tại Việt Nam được yêu thích nhất đó là Acecook. Với quy mô hơn 300 đại lý phân phối, 10 nhà máy sản xuất cùng 4 chi nhánh kinh doanh trải dài trên khắp đất nước, Acecook đã mang tới rất nhiều sản phẩm chất lượng, tiện lợi cho người dân Việt. 

Một số sản phẩm nổi bật đó là: mì Hảo Hảo, mì Đệ Nhất, mì Số Đỏ, miến Phú Hương,… Đặc biệt, Acecook xây dựng sản phẩm trên công thức “công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam” đem đến trải nghiệm ẩm thực mới lạ trong từng món ăn. 

acecook-viet-nam

Acecook Việt Nam

VIFON

Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành thực phẩm ăn liền tại nước ta. VIFON hiện có 500 đại lý trên khắp các tỉnh thành, đặc biệt chiếm 60% thị phần khu vực miền Nam. Công ty áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức kết hợp đội ngũ nghiên cứu giàu kinh nghiệm, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao cấp. Các dòng sản phẩm của VIFON gồm có: gạo, mì, gia vị và một số mặt hàng nhập khẩu. 

KIDO FOODS

Nhắc tới những công ty FMCG đứng đầu trong ngành thực phẩm đông lạnh chắc chắn phải kể tới KIDO FOODS. Trong suốt 13 năm hoạt động, công ty đã không ngừng mở rộng quy mô và đạt được những tăng trưởng vượt bậc. Được mệnh danh là “vua ngành lạnh” KIDO chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm như: kem ốc quế, kem que, kem ly, kem viên, si rô, sữa chua, giải khát, thực phẩm đông lạnh khác,… đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Những thương hiệu nổi tiếng của KIDO đó là: kem Merino, kem Celano, sữa chua Wel Yo,…

cong-ty-co-phan-thuc-pham-dong-lanh-kido

Công ty Cổ phần Thực Phẩm Đông Lạnh Kido

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về FMCG, cũng như nắm được những xu thế phát triển và tìm được những cơ hội việc làm phù hợp trong ngành này phù hợp nhất với mình!

FAQ

Lĩnh vực FMCG là gì?

FMCG là gì viết tắt của từ “Fast Moving Consumer Goods” có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đây là ngành hàng gồm những sản phẩm, mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Ví dụ: thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, đồ dùng cá nhân, sản phẩm chăm sóc cá nhân,… 

Xu hướng ngành FMCG trong tương lai như thế nào?

Những xu hướng của ngành FMCG trong tương lai đó là:

  • Đổi mới mô hình kinh doanh.
  • Tối ưu khâu vận chuyển sản phẩm tới người tiêu dùng.
  • Sự dịch chuyển của các ngành hàng sang lĩnh vực sản phẩm dinh dưỡng và làm đẹp.
  • Xây dựng và phát triển thương hiệu cao cấp.