Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpSWOT là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z về phân tích SWOT

SWOT là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z về phân tích SWOT

Cập nhật lần cuối: Tháng bảy 07, 2023
Hoàng Ngân
1474 Đã xem

Hàng ngàn thương hiệu sau đại dịch đã phải tạm dừng cuộc chiến kinh doanh vì không hiểu rõ “SWOT” của chính doanh nghiệp. Vậy SWOT là gì? Làm thế nào để phân tích SWOT hiệu quả và lập chiến lược kinh doanh hoàn hảo, chinh phục mọi khách hàng khó tính hay đánh bật đối thủ cạnh tranh? Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc nắm giữ các vị trí quản lý, leader marketing đừng bỏ lỡ bài viết này!

Swot là gì?

SWOT là gì? Đây chắc chắn là cụm từ rất quen thuộc không chỉ riêng với ngành Marketing mà bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần nắm chắc để xây dựng một chiến lược bán hàng hiệu quả. SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu, nhược điểm), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh phổ biến trong các doanh nghiệp.

Đọc đến đây chắc chắn bạn sẽ đặt ra câu hỏi các khái niệm như ma trận SWOT là gì có điểm nào khác so với mô hình SWOT hay không? Các khái niệm này đều có ý nghĩa tương đương và bổ sung cho nhau giúp người làm chủ đánh giá SWOT dễ dàng hơn.

Bạn chỉ hiểu rằng SWOT là phương pháp giúp doanh nghiệp nhận ra thực lực của mình hiện tại từ đó đưa ra mục tiêu và  kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn phù hợp cũng như xoay chuyển tình thế khó khăn. Phân tích ma trận SWOT trong kinh doanh là bước không thể thiếu trước khi lên kế hoạch cũng như tung sản phẩm ra ngoài thị trường.

swot-la-gi

SWOT là gì?

Nói tóm lại phân tích SWOT doanh nghiệp gồm 4 khía cạnh ngắn gọn sau: 

  • Điểm mạnh: Ưu điểm và thế mạnh của sản phẩm, dự án mà doanh nghiệp bạn cung cấp, các tác nhân từ bên trong giúp doanh nghiệp tự tin đạt được mục tiêu và cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Điểm yếu: Hay còn gọi là “điểm mù” mà doanh nghiệp không nhận ra hoặc không thừa nhận. Chúng như những cản trở trên con đường về đích hoặc là các điểm mà đối thủ cạnh tranh đang làm tốt hơn bạn.
  • Cơ hội: Những yếu tố môi trường bên ngoài sẽ bổ trợ cho kế hoạch kinh doanh của bạn như xu hướng, công nghệ, thời tiết, pháp luật.
  • Thách thức: Những yếu tố bên ngoài gây khó khăn cho bạn khi tiến hành dự án hoặc rủi ro tiềm ẩn không lường trước.

>> Xem thêm: CÁCH PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TỪ A-Z

Sơ đồ SWOT dùng để làm gì?

Dù bạn đang kinh doanh cá nhân hay phân phối chuỗi doanh nghiệp trước khi triển khai kế hoạch marketing, một sơ đồ SWOT hoàn hảo sẽ giúp bạn đốt cháy giai đoạn dẫn đến thành công khá nhiều. Nhà quản lý nên áp dụng phương pháp SWOT để điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Phân tích SWOT không phải là quá trình mà lãnh đạo, nhà quản lý có thể thực hiện đơn lẻ mà cần được triển khai ở quy mô một nhóm người với nhiều khía cạnh mới có thể đem lại thống kê khách quan nhất.

Bất kỳ vị trí, ngành nghề nào cũng có thể tham gia vào phân tích mô hình SWOT, họ có thể là nhà quản lý, người làm sales, hay đội dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc cả những khách hàng cũng có thể tham gia vào quá trình này. SWOT cũng là một trong những công cụ tập hợp sức mạnh đội nhóm, kết nối các thành viên trong nhóm, khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến và hoàn thiện chiến lược.

muc-dich-su-dung-cua-so-do-swot

Mục đích sử dụng của sơ đồ SWOT

Cách phân tích SWOT đơn giản ai cũng có thể áp dụng

Mô hình SWOT được thực hiện như thế nào?

Nhìn chung về phương pháp phân tích SWOT cho sản phẩm ở bất cứ lĩnh vực nào đều giống nhau, hiện nay có rất nhiều các ma trận SWOT mẫu trên internet bạn có thể áp dụng và tham khảo. Thiết lập ma trận SWOT một cách chi tiết và rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành chiến lược kinh doanh. Hãy áp dụng SWOT trong các trường hợp cần thiết như:

  • Các buổi present, brainstorming ý tưởng
  • Xây dựng kế hoạch truyền thông và phát triển doanh nghiệp
  • Phát triển kinh doanh, lập kế hoạch ra mắt sản phẩm
  • Giải quyết các vấn đề cần đưa ra quyết định ( cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, nguồn lực )
  • Đánh giá SWOT đối thủ cạnh tranh
  • Tìm và loại bỏ các điểm yếu của cá nhân, doanh nghiệp, sản phẩm

cach-phan-tich-swot

Cách phân tích SWOT

Kỹ thuật phân tích SWOT sẽ rất khó nhớ và áp dụng đối với những người mới tìm hiểu. Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ kẻ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc bảng 4 phần được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó brainstorming để ghi các ý kiến nhận xét chủ quan của cá nhân hoặc nhóm vào các khu vực tương ứng.

  • Đầu tiên chúng ta hãy bắt đầu xây dựng 1 kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp của mình với 1 tờ giấy và kẻ thành 4 phần S, W, O, T sau đó bắt đầu ghi ra những đánh giá và ý kiến chủ quan của cá nhân hay của nhóm vào các ô.
  • Đối chiếu vào 4 ô SWOT trong mẫu, bạn hãy nhìn nhận lại vấn đề từ bản thân và doanh nghiệp, tổ chức của bạn và gạch các đầu dòng đánh giá một cách ngắn gọn, xúc tích. 
  • Điều quyết định thành công đó là phải trung thực không bỏ sót các yếu tố liên quan, thẳng thắn đưa ra vấn đề được thống kê còn hạn chế để tìm cách gỡ nút thắt
  • Biên tập lại, loại bỏ các ý trùng lặp, tô đậm hoặc gạch chân các keyword quan trọng 
  • Phân tích và vạch rõ các hoạt động cần triển khai để khắc phục điểm yếu, lên phương án phòng trừ rủi ro.

>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHI TIẾT NHẤT

Mở rộng ma trận SWOT từ đâu?

Sau khi có đánh giá SWOT khách quan về tổ chức của bạn, giờ là lúc đưa ra chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược cơ bản bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu cuối cùng:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với thế mạnh của công ty.

Chiến lược kết hợp giữa Strengths và Opportunities với mục đích sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để đi khai thác các cơ hội tiềm năng. Chiến lược này có tên gọi khác là chiến lược khai phá, S-O giúp doanh nghiệp nhanh chóng phủ sóng thị trường. Chiến lược S-O  thường diễn ra trong ngắn hạn và có mức độ ưu tiên cao. Chiến lược này giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội, đốt cháy thời gian và giảm chi phí, công sức.

  • Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): loại bỏ điểm yếu để tận dụng cơ hội dài hạn

W-O được kết hợp giữa 2 yếu tố là Weaknesses và Opportunities. Chiến lược W-O tập trung vào khắc phục các điểm yếu của doanh nghiệp, nhằm đón đầu và dự đoán để dụng các cơ hội có sẵn. W-O gắn với mục tiêu lớn dài hạn, cơ hội trong tương lai. Các chiến lược W-O thường được triển khai tập trung quyết liệt, tiêu tốn nhiều nguồn lực cũng như thời gian. Áp dụng W-O thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi nếu thực hiện khắc phục nhược điểm để đón đầu cơ hội,nhưng cơ hội không đến hoặc vụt qua. Lúc này chiến lược W-O sẽ gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lực của doanh nghiệp.

mo-rong-swot

Mở rộng SWOT như thế nào?

  • Chiến lược S-T (Strengths – Threats): tìm ra cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài tác động

Chiến lược S-T hãy tận dụng các điểm mạnh, nguồn lực sẵn có nhằm hạn chế các nguy cơ có thể xảy đến. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trường để loại bỏ nguy cơ tiềm tàng. Việc sử dụng thế mạnh kết hợp tốc độ ra đòn dứt khoát nhanh chóng giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro với chi phí thấp nhất.

  • Chiến lược WT (Weaks – Threats): lên kế hoạch backup phòng thủ để tránh những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

W-T là chiến lược nhằm tìm kiếm các điểm yếu để khắc phục hoặc đưa ra phương án hỗ trơ dự phòng từ đó hạn chế các nguy cơ bên ngoài. Doanh nghiệp nên rà sát liên tục các các điểm yếu cũng như dự đoán rủi ro có thể xảy ra. Nhiều chủ doanh nghiệp thường lựa chọn giải pháp né tránh các nguy cơ thay vì nhìn thẳng vấn đề đối đầu trực tiếp. Chiến lược W-T nôm na hiểu là chiến lược phòng thủ diễn ra trong thời gian trung hạn.

Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT trong lập kế hoạch kinh doanh

Để bạn dễ hiểu hơn về ma trận SWOT, bePOS sẽ lấy một ví dụ cách làm SWOT cho một sản phẩm ngành F&B dưới đây: 

Thương hiệu “Trà sữa Healthy”  vừa cho ra một công thức trà sữa lành mạnh cho người không muốn sử dụng các loại đường hóa học hay các chị em văn phòng có nhu cầu giảm cân nhưng vẫn muốn thỏa mãn niềm đam mê uống trà sữa mỗi ngày mà không lo tăng ký. Cách làm SWOT cho sản phẩm vạn người mê này từ Mr Duy – chủ thương hiệu này như sau:

Đầu tiên Mr Duy lên mạng chọn một ma trận SWOT mẫu sao cho dễ nhìn, màu sắc hài hòa và có đủ 4 yếu tố chính và sau đó điền các thông tin để đưa ra đánh giá SWOT cho sản phẩm của mình. 

Điểm mạnh:

  • Món trà sữa này hoàn toàn làm từ nguyên liệu organic, không chứa chất hóa học và lượng calories chỉ bằng ⅓ so với các loại trà sữa truyền thống trên thị trường
  •  Menu đa dạng và phong phú, sản phẩm có hương vị giống trà sữa thường đến 80% tuy nhiên có cải biên để cả trẻ nhỏ và người cao tuổi sử dụng.
  • Với slogan “refund no request” dịch vụ chăm sóc khách hàng được đầu tư bài bản và CRM hoàn hảo 
  • Chủ thương hiệu đã học rất nhiều các kiến thức về ngành F&B và có bàn đạp tài chính vững vàng

Điểm  yếu:

  • Vì sản phẩm mang mác thực phẩm xanh tuy nhiên bao bì sản phẩm vẫn sử dụng chất liệu nhựa không an toàn cho môi trường.
  • Giá thành sản phẩm thuộc phân khúc trung bình cao nên khó có sức cạnh tranh
  • Thương hiệu này hoàn toàn mới nên việc việc lên chiến dịch marketing phải đầu tư kĩ lưỡng hơn 

ap-dung-phan-tich-swot-trong-thuc-te

Áp dụng phân tích SWOT trong thực tế

Cơ hội:

  • Có cơ hội phủ sóng thị trường với giá nhượng quyền thương hiệu trung bình
  • Sau mùa dịch rất nhiều khách hàng đã chú ý đến sức khỏe và có thiên hướng sử dụng các sản phẩm healthy và thay đổi thói quen 
  • Trên thị trường chưa có các sản phẩm trà sữa healthy tương đương
  • Tiềm năng phát triển qua các kênh thứ 3 và delivery

Thách thức: 

  • Nguy cơ tăng giá cost do nguồn cung ứng khan hiếm 
  • Nhiều hãng trà sữa trên thị trường cũng đã bắt đầu nghiên cứu cho ra mắt các sản phẩm healthy có sức cạnh tranh với thương hiệu 

Và việc của Mr Duy bây giờ là khắc phục các điểm yếu và tận dụng các cơ hội ngắn hạn cũng như dài hạn để đạt hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó tiếp tục phát huy và trau dồi điểm mạnh và đưa ra các phương án dự phòng cho bất kể trường hợp xấu xảy ra. Mr Duy đã đào tạo team core gồm quản lý cửa hàng và phục vụ chuyên nghiệp, thời gian còn lại anh dành để nghiên cứu phát triển menu trà sữa healthy thêm đa dạng để khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Về mặt nguồn cung ứng sau khi research các nhà cung cấp, anh đã tìm được nguồn hợp tác lâu dài với chi phí hợp lý. Khi chắc chắn về chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ sẽ là thời điểm phù hợp phát triển kế hoạch marketing phủ sóng thương hiệu. Tuy nhiên xu hướng khách hàng và đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi theo từng giai đoạn vì vậy việc phân tích SWOT là điều nên có ở các thời điểm review quá trình marketing. Nếu SWOT analysis của Mr Duy hoàn hảo, có thể tiên lường được dòng đời sản phẩm cũng như có phương án backup kịp thời trong tương lai.

Ưu điểm và nhược điểm của đánh giá SWOT

Ưu điểm ma trận SWOT

  • Thực hiện dễ dàng: Mặc dù kết quả phân tích doanh nghiệp theo mô hình này có thể giống hoặc khác nhau tuỳ vào năng lực của cá nhân và tổ chức thực hiện. Nhưng tổng quát việc phân tích SWOT được cho khá dễ dàng thực hiện
  • Hoàn toàn miễn phí: Ma trận SWOT tương đối dễ hiểu, dễ thực hiện và miễn phí. Những người trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh hoàn toàn có thể tự thực hiện phân tích. Tất nhiên để có kết quả phân tích một cách chính xác các doanh nghiệp lớn vẫn nên thành lập đội research thị trường và  thuê chuyên gia phân tích.
  • Kết quả chính xác: Mô hình SWOT là giúp doanh nghiệp nhận định vị thế; điểm mạnh; điểm yếu,  thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để tận dụng nguồn lực cũng như khắc phục điểm yếu phát triển doanh nghiệp.
  • Triển khai được ý tưởng mới: Bằng việc phân tích SWOT của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm ra các ý tưởng mới từ đó thúc đẩy, sáng tạo không ngừng, hạn chế rủi ro dài hạn.
uu-nhuoc-diem-swot-la-gi
Ưu – nhược điểm ma trận SWOT

Nhược điểm ma trận SWOT

Trong đó quá trình nghiên cứu đối thủ, phân tích SWOT thường mang tính cảm tính. Với các công ty nhỏ việc phân tích mô hình SWOT đối thủ, tình hình nội tại không dễ dàng. Vì vậy để có kết quả khách quan cần tiếp cận thông tin đa chiều và thực hiện thường xuyên.

Đánh giá ma trận SWOT nên được thực hiện dựa trên số liệu thống kê chính xác cụ thể. Các dữ liệu đầu vào cần so với chỉ số so sánh hoặc mục tiêu một cách chi tiết. Như vậy việc đánh giá, phân tích SWOT mới đảm bảo chính xác, khách quan. Bạn cũng cần lưu ý thêm rằng khi tiến hành phân tích đối thủ cần nhanh chóng và liên tục. Thị trường và nhu cầu khách hàng biến đổi liên tục chính vì vậy nếu không thường xuyên cập nhật và thực hiện nhanh chóng thì đánh giá SWOT của bạn sẽ không còn chính xác và trở nên lỗi thời.

Như vậy, việc xây dựng chiến lược và phân tích SWOT cho doanh nghiệp hoàn toàn không khó như bạn nghĩ, hãy vạch định lên giấy những thông tin về doanh nghiệp theo mẫu trên và review đánh giá SWOT cùng đồng nghiệp, lãnh đạo để đưa ra một kế hoạch marketing hoàn hảo. Hy vọng bài viết trên của bePOS đã phần nào giúp giải đáp được vấn đề mà bạn đang tìm hiểu. Chúc các bạn thành công!

FAQ

Ma trận SWOT áp dụng cho lĩnh vực nào?

Ma trận SWOT luôn cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực. Tư những kết quả phân tích của quá trình đánh giá SWOT, doanh nghiệp sẽ xác định chính xác mục tiêu cốt lõi cần hướng đến là gì. Và chủ doanh nghiệp cần phải dựa vào những phân tích từ ma trận SWOT để có thể đánh giá mức độ khả thi của vấn đề.

Ma trận SWOT có tác dụng gì?

Nhờ vào quá trình phân tích và đánh giá ma trận SWOT, doanh nghiệp có thể biết được chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ gặp phải, từ đó có thiết lập ra phương án kinh doanh đúng đắn.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/swot-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]