Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu, được quy định như thế nào? Thuế suất là một khoản chi phí mà các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê phải chịu khi kinh doanh. Nếu đang có ý tưởng mở nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, bạn cần hiểu rõ về mức thuế dịch vụ ăn uống để có cơ sở định giá đồ ăn, đồ uống cho quán. Hôm nay, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về thuế dịch vụ ăn uống 2023 nhé!
Định nghĩa thuế suất ngành dịch vụ ăn uống F&B
Trước khi tìm hiểu dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu, bạn cần hiểu về khái niệm này. Thuế suất ngành dịch vụ F&B là khoản chi phí cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Mức thuế suất được tính bằng đơn vị phần trăm theo giá trị hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp.
Có nhiều loại thuế suất khác nhau được tính theo mức phí thuế khác nhau:
- Thuế suất cố định: Thuế đất đai, thuế môn bài.
- Thuế suất lũy tiến: Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế suất lũy thoái: Bảo hiểm xã hội.
- Thuế suất tỷ lệ: Thuế giá trị gia tăng.
Các loại thuế suất ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam
Vậy dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu, có những loại thuế nào? Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ được nhà nước quy định những mức thuế suất khác nhau. Đối với ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam, các loại thuế suất cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp được liệt kê như dưới đây.
Thuế VAT dịch vụ ăn uống
Một số đặc điểm của thuế dịch vụ ăn uống GTGT là:
- Thuế giá trị gia tăng dịch vụ ăn uống chỉ áp dụng trên giá trị tăng thêm, không bắt buộc với tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ mà các cơ sở, doanh nghiệp dịch vụ ăn uống kinh doanh.
- Loại thuế này chỉ cộng vào giá trị hóa đơn khi khách hàng tới ăn uống sản phẩm, trải nghiệm dịch vụ.
- Có 3 mức VAT phổ biến tùy vào loại sản phẩm: 0%, 5% và 10%.
Thuế thu nhập cá nhân
Đây cũng là loại thuế được nhiều người nhắc đến khi tìm hiểu dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu. Loại thuế này áp dụng đối với chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh F&B. Chủ quán ăn, nhà hàng phải nộp một phần thu nhập của mình để đóng thuế thu nhập cá nhân. Với các loại thu nhập khác nhau, mức thu nhập khác nhau, mức thuế suất áp dụng cũng khác nhau. Người có thu nhập cao mức thuế suất sẽ cao.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đây là khoản tiền doanh nghiệp phải đóng dựa trên thu nhập chịu thuế của nhà hàng, quán ăn. Là chủ nhà hàng, bạn phải biết cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, xác định các khoản thu chịu thuế và không phải chịu thuế, thực hiện nộp thuế đúng quy định pháp luật để tránh bị phạt.
>> Xem thêm: Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn và cách dự toán chi phí khi mở nhà hàng
Mức thuế suất ngành dịch vụ ăn uống tại Việt Nam
Đối với các cá thể, hộ kinh doanh nhỏ lẻ dịch vụ ăn uống
Để tìm hiểu dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu, bạn cần chia ra các loại chủ thể kinh doanh dịch vụ. Nếu là cá thể, hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, bạn sẽ phải chịu 2 khoản thuế suất bắt buộc là thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Theo đó:
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT (tỷ lệ thuế GTGT = 3%)
- Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN (tỷ lệ thuế TNCN = 1,5%)
Đối với trường hợp chủ cơ sở kinh doanh không phải chịu thuế giá trị gia tăng thì tỷ lệ thuế GTGT = 0%, thuế TNCN = 1,5%.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống
Vậy còn thuế doanh nghiệp bao nhiêu, được pháp luật quy định thế nào? Dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu đối với doanh nghiệp thì được quy định như sau:
- Mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các nhà hàng, quán cà phê là 20% tổng doanh thu.
- Doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 20 tỷ đồng sẽ phải trả 20% thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước.
Một số điểm cần lưu ý khác về mức thuế ngành dịch vụ ăn uống
Để trả lời câu hỏi dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu, bạn cũng cần quan tâm về các mức thuế suất cụ thể. Thuế dịch vụ ăn uống 2023 được pháp luật quy định như sau:
- Thực phẩm chịu thuế bao nhiêu?
Thực phẩm tươi, chưa qua chế biến sẽ phải chịu mức thuế GTGT là 5%.
- Thuế VAT dịch vụ ăn uống 2023 là bao nhiêu?
Thuế VAT dịch vụ ăn uống 2023 mới nhất được áp dụng là 10%. Trước đó, vào năm 2022, các nhóm dịch vụ, hàng hóa thuộc mức thuế 10% sẽ được giảm xuống còn 8%, theo Nghị định 15/2022 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong Nghị định cũng ghi rõ, mức giảm này chỉ áp dụng đến hết 31/12/2022.
>> Xem thêm: Top 5 cách giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng chủ kinh doanh phải biết
Trên đây, bePOS đã giải đáp thắc mắc dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu, cần chú ý những loại thuế nào. Nếu đang có ý định mở nhà hàng, quán cà phê hay quán ăn, hãy cập nhật những thông tin về các loại thuế suất, các loại chi phí phải trả trước khi bắt tay vào kinh doanh.
FAQ
Đối tượng áp dụng của các mức thuế GTGT là gì?
Các mức thuế GTGT được áp dụng với các loại hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Mức thuế 0%: Áp dụng với các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.
- Mức thuế 5%: Áp dụng với hàng hóa thiết yếu, hàng hóa đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
- Mức thuế 10%: Áp dụng với hàng hóa, dịch vụ thông thường.
Các loại nước uống đóng chai phải chịu thuế suất bao nhiêu?
Nội dung này cũng được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu dịch vụ ăn uống thuế suất bao nhiêu. Nước uống đóng chai không thuộc những loại hàng hóa xuất khẩu hay hàng hóa thiết yếu, đầu vào sử dụng cho nông nghiệp nên phải chịu mức thuế suất 10%.
Follow bePOS: