Kinh doanh nhà hàng đòi hỏi sự chính xác và tính tổ chức cao, nhằm đem lại dịch vụ chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thực khách. Để duy trì hoạt động suôn sẻ và chất lượng dịch vụ, việc có một checklist công việc chi tiết cho từng bộ phận là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, bePOS sẽ giới thiệu hơn 20 mẫu checklist công việc nhà hàng chuẩn, giúp quản lý và nhân viên có thể dễ dàng theo dõi, tổ chức công việc một cách hiệu quả.
Tại sao nhà hàng cần có checklist công việc?
Các mẫu checklist công việc nhà hàng là công cụ hữu ích giúp duy trì sự chuyên nghiệp, đạt hiệu suất làm việc cao, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chủ nhà hàng cần có bảng checklist công việc nhà hàng bởi những lý do sau đây:
- Tăng hiệu quả và kiểm soát chất lượng công việc: Các mẫu checklist công việc hàng ngày giúp nhân viên biết rõ các bước cần thực hiện và theo dõi tiến độ công việc một cách chặt chẽ, giúp tăng hiệu quả, chất lượng công việc.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Checklist sẽ giúp bộ phận QA, quản lý nhà hàng kiểm soát được chất lượng đồ ăn, đồ uống, dịch vụ phục vụ, chăm sóc khách hàng của nhân viên có đạt yêu cầu, tiêu chuẩn không.
- Đảm bảo tuân thủ quy trình: Các quy trình làm việc phức tạp trong nhà hàng có thể dễ bị bỏ sót hoặc lơ là nếu không có hướng dẫn cụ thể. Checklist giúp đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình, tránh sai sót và nhầm lẫn.
- Tăng tính tổ chức và quản lý: Checklist giúp tạo sự tổ chức và hệ thống trong công việc của nhà hàng. Quản lý nhà hàng có thể dễ dàng kiểm tra tiến độ và phát hiện vấn đề nhanh chóng.
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm: Trong ngành nhà hàng, vệ sinh và an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng. Checklist giúp đảm bảo việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm.
- Dễ dàng đào tạo nhân viên mới: Khi có checklist chi tiết, việc đào tạo nhân viên mới trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với công việc mới.
- Giảm rủi ro và thất thoát: Checklist công việc nhà hàng còn giúp phát hiện, khắc phục các vấn đề kịp thời, giảm nguy cơ xảy ra rủi ro và thất thoát trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng.
Mẫu checklist công việc nhà hàng hàng ngày
Mẫu checklist công việc bộ phận bếp nhà hàng
Đây là một trong các mẫu checklist công việc nhà hàng cực quan trọng, bởi bộ phận bếp được ví như “trái tim” của nhà hàng, quyết định kinh doanh thành hay bại. Khu bếp là nơi chế biến và thực hiện các món ăn, đảm bảo chất lượng và hương vị của những món đồ ăn được phục vụ cho khách hàng. Bếp nhà hàng cần được tổ chức và điều hành một cách hiệu quả để đảm bảo chất lượng các món ăn, đồng thời đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Mẫu checklist công việc bếp nhà hàng bao gồm:
- Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng tồn và bảo quản theo quy định
- Vệ sinh các thiết bị, dụng cụ trong nhà bếp.
- Chuẩn bị hàng hóa đầu ca dựa vào kế hoạch.
- Sơ chế thực phẩm, đồ ăn.
- Phân công ăn trưa.
- Vệ sinh và chuẩn bị hàng giao ca chiều.
- Rửa sạch, cất trữ và phân loại công cụ khu vực sơ chế thịt/hải sản và rau.
- Xử lý rác thải, vệ sinh nhà bếp.
Mẫu checklist công việc bộ phận bar nhà hàng
Khu vực quầy bar là nơi tập trung nhiều hoạt động, từ pha chế đồ uống, trình diễn nghệ thuật mixology cho đến tương tác và làm hài lòng khách hàng. Mẫu checklist công việc bộ phận bar cần thiết để đảm bảo quy trình và chất lượng hoạt động hàng ngày.
Mẫu checklist công việc quầy bar của Bar trưởng:
- Kiểm tra niêm phong và nhiệt độ tủ đông, tủ mát.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng hàng tồn.
- Chuẩn bị hàng hóa đầu ca và kiểm tra hạn sử dụng.
- Chuẩn bị hàng giao ca cho ca chiều.
- Nhận ca, chuẩn bị thêm hàng.
- Vệ sinh đầu ca và phân chia đi ăn.
- Sẵn sàng hoạt động, vệ sinh và chuẩn bị hàng giao ca chiều.
Mẫu checklist bar đóng – mở ca – trong giờ làm việc cho nhân viên bar:
- Kiểm tra hàng tồn kho và công cụ pha chế.
- Vệ sinh quầy pha chế.
- Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu pha chế.
- Nhập nguyên liệu, kiểm tra số lượng, chất lượng.
- Pha chế.
- Kiểm tra tồn kho trước khi order.
- Kiểm tra trang thiết bị và vệ sinh khu vực.
Mẫu checklist công việc bộ phận thu ngân nhà hàng
Bộ phận thu ngân trong nhà hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát tài chính của doanh nghiệp. Thu ngân không chỉ đảm nhận việc thu tiền từ khách hàng mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, ghi chép, và báo cáo về doanh thu và tiền mặt.
Mẫu checklist công việc nhà hàng bộ phận thu ngân gồm:
- Kiểm tra niêm phong két sắt/doanh thu khi mở ca.
- Nhận bàn giao tiền quỹ và hóa đơn đỏ từ quản lý.
- Ghi chép vào sổ bàn giao tiền quỹ nhà hàng.
- Vệ sinh khu vực quầy thu ngân.
- Kiểm tra dụng cụ thu ngân.
- Kiểm tra và đếm tiền két thu ngân trước camera khi đóng ca.
- Kiểm tra và ký nhận hóa đơn đỏ vào sổ bàn giao ca sau.
- Dọn dẹp khu vực thu ngân, lau sạch máy POS và quầy thu ngân.
Mẫu checklist nhân viên phục vụ và tiếp thực nhà hàng
Bộ phận phục vụ và tiếp thực trong nhà hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách, đảm bảo sự hài lòng và tận tâm phục vụ.
Mẫu checklist nhân viên phục vụ và tiếp thực nhà hàng bao gồm:
- Kiểm tra và vệ sinh khu vực Dining.
- Chuẩn bị công cụ dụng cụ cho set up bàn.
- Tư vấn cho khách hàng và lấy order.
- Phục vụ đồ ăn cho khách hàng.
- Thanh toán cho khách.
- Dọn, setup bàn ăn mới.
- Nhận captain order từ thu ngân và ghi vào sổ bàn giao.
- Vệ sinh khu vực phục vụ khách.
- Kiểm tra số lượng captain và bàn giao cho thu ngân.
- Cập nhật tồn kho và ghi vào sổ.
Mẫu checklist công việc cho quản lý ca nhà hàng
Đây cũng là một trong những mẫu checklist công việc nhà hàng cực quan trọng. Bởi quản lý nhà hàng giữ vai trò lãnh đạo, giám sát và điều phối các hoạt động trong ca làm việc. Quản lý cần đảm bảo chuẩn bị kỹ càng trước giờ mở cửa, giám sát mọi hoạt động trong ca để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Họ cũng có trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
Mẫu checklist công việc giám sát nhà hàng bao gồm:
- Kiểm tra niêm phong & mở cửa nhà hàng.
- Bật hệ thống đèn.
- Chuẩn bị công cụ dụng cụ và sổ đăt tiệc.
- Kiểm tra và vệ sinh khu vực, bàn ghế.
- Nhận và kiểm tra hàng từ nhà cung cấp.
- Lên kế hoạch và đặt hàng cho ngày hôm sau.
- Kiểm tra niêm phong Két sắt/ doanh thu khi đóng ca
- Vệ sinh khu vực quầy thu ngân và kiểm tra Voucher/Captain Order.
- Giao doanh thu cho NV ngân hàng/chứng từ cho P.Kế toán.
- Kiểm tra vệ sinh khu vực và dụng cụ thu ngân.
- Kiểm tra hàng dự trữ cho ngày hôm sau
- Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị, dụng cụ
- Kiểm tra HSD tất cả các sản phẩm.
- Tổng kết doanh thu & báo cáo
- Kiểm tra niêm phong Két sắt/ doanh thu
- Kiểm tra từng bill và VAT
- Kiểm tra vệ sinh khu vực bếp
- Kiểm tra túi xách nhân viên
- Kiểm tra tổng thể các khu vực nhà hàng.
>> Xem thêm: Mẫu checklist cho quản lý ca nhà hàng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu checklist công việc dành cho phòng tài chính
Phòng tài chính trong nhà hàng là một bộ phận cực kỳ quan trọng, đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng liên quan đến quản lý tài chính và kế toán của doanh nghiệp. Một số nhiệm vụ chính của phòng tài chính bao gồm quản lý thu chi, lập báo cáo tài chính, xử lý các giao dịch tài chính, quản lý lương bổng, đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và kế toán.
Mẫu checklist công việc nhà hàng cho phòng tài chính:
- Kiểm tra hoạt động doanh thu và số lượng khách: Xác nhận số lượng khách và bàn thực tế khớp với hệ thống POS và bill tính tiền. Kiểm tra kỹ các bill thanh toán.
- Kiểm tra phần thủ tục, chứng từ và thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước: Đảm bảo sổ ghi order, thẻ kho bếp và thẻ kho bar cập nhật đầy đủ số lượng. Lập biên bản hàng hủy kịp thời và đúng quy định. Kiểm tra và đảm bảo các chứng từ nhập/xuất hàng có đầy đủ chữ ký.
- Kiểm tra tình trạng nhân viên và an ninh nhà hàng: Kiểm tra số lượng nhân viên trong ca so với số lượng nhân viên thực tế làm việc tại nhà hàng. Đảm bảo các biện pháp an ninh như bình xịt PCCC, chốt an toàn, bảng chỉ dẫn thoát hiểm đều đúng và đầy đủ.
- Kiểm tra thực phẩm, hàng hóa và các chương trình Marketing: Đảm bảo tất cả chai rượu trong kho và bán cho khách đều có dán tem Công ty. Kiểm tra hàng nhập thực tế khớp với phiếu nhập (NCC) hoặc phiếu xuất (XCB).
Mẫu checklist an toàn an ninh nhà hàng
An ninh và an toàn trong nhà hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách trơn tru và bảo đảm sự an toàn cho khách hàng, nhân viên, tài sản của cơ sở kinh doanh.
Mẫu checklist công việc giám sát nhà hàng về an toàn an ninh:
- Vệ sinh khu vực làm việc.
- Kiểm tra và làm báo cáo hàng hóa.
- Khóa và niêm phong két sắt, viết sổ bàn giao ca.
- Tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn với thiết bị điện.
- Kiểm tra và đảm bảo an ninh các khu vực và túi xách của nhân viên.
- Bàn giao lại nhà hàng cho bảo vệ sau ca làm việc.
Mẫu checklist kiểm tra chất lượng, giám sát nhà hàng
Dưới đây là một số mẫu checklist kiểm tra chất lượng nhà hàng, bao gồm:
Mẫu quy trình vận hành QA trong nhà hàng
Quy trình vận hành QA (Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng) trong nhà hàng là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng. Các hạng mục trong quy trình vận hành QA nhà hàng bao gồm:
- Kiểm tra vệ sinh tại các khu vực: bàn/bar/bếp/tổ rửa/kho để đảm bảo sạch sẽ và an toàn vệ sinh.
- Kiểm tra sắp xếp và bảo quản hàng hóa, NVL tại bàn/bar/bếp/kho để đảm bảo việc lưu trữ hợp lý và tránh hư hỏng.
- Xác nhận tem nhãn mác đính kèm trên các NVL/hàng hóa để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.
- Đánh giá chất lượng NVL, hàng hóa trong quá trình bảo quản và trước khi xuất cho khách để đảm bảo không sử dụng sản phẩm hết hạn hay bị hỏng.
- Kiểm tra tuân thủ các quy trình trong quá trình vận hành như rã đông, rửa rau, sơ chế, chế biến, vận hành lò than, lưu mẫu thực phẩm,… để đảm bảo thực hiện đúng và an toàn.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định về vệ sinh cá nhân của nhân viên để đảm bảo đội ngũ nhân viên luôn đảm bảo sạch sẽ, an toàn trong quá trình làm việc.
>> Xem thêm: Cách ứng dụng kỹ thuật bước đi số 8 vào kiểm tra chất lượng nhà hàng
Mẫu danh mục hồ sơ pháp lý lưu tại nhà hàng
Hồ sơ pháp lý trong nhà hàng bao gồm những tài liệu và chứng từ cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. Những tài liệu thường có trong hồ sơ pháp lý của nhà hàng gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp đồng sử dụng nước và điện.
- Giấy phép PCCC và các chứng nhận liên quan.
- Giấy phép kinh doanh thuốc lá và rượu.
- Giấy phép tác quyền âm nhạc và truyền hình.
- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
- Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.
- Các hợp đồng bảo vệ, bãi xe, thu gom rác,…
- Giấy phép treo biển quảng cáo, chương trình maketing.
- Giấy phép biểu diễn nhạc sống, nhạc DJ, ca múa nhạc.
- Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nhập hàng (rau củ quả,…).
- Giấy kiểm dịch thú y, chứng từ chứng minh nguồn gốc thực phẩm.
- Các hợp đồng kiểm soát dịch hại, kiểm định kỹ thuật hệ thống đường ống gas.
- Các tài liệu về lao động và nhân sự như nội qui lao động, hợp đồng lao động, bảng lương, báo cáo TNLĐ.
Mẫu checklist vệ sinh – an toàn VSTP nhà hàng
Mẫu checklist vệ sinh nhà hàng là không thể thiếu, bởi vấn đề Vệ sinh – An toàn vệ sinh thực phẩm liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe khách hàng và sự tuân thủ pháp luật, cải thiện hiệu quả vận hành và tạo lòng tin cho khách hàng trong nhà hàng.
Mẫu checklist vệ sinh nhà hàng gồm các tiêu chí đánh giá như sau:
- Sản phẩm đáp ứng yêu cầu cảm quan, quy cách nhâp hàng và bao bì.
- Hàng nhập được bảo quản đúng quy định và có giấy phép nguồn gốc sản phẩm.
- Khu vực hàng khô/kho bảo quản sạch sẽ, không có hàng hết hạn sử dụng hoặc ôi thiu.
- Nhân viên thực hiện vs ATTP, sử dụng bảo hộ đúng qui định và thực hành F.I.F.O.
- Hệ thống vs đầy đủ, hóa chất và dung dịch vs đúng hướng dẫn.
- Cửa hàng, lối đi vào và bãi giữ xe sạch sẽ và bảo dưỡng tốt.
- Khu vực bếp, bàn/bar, nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Món ăn chế biến đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
- Hóa đơn, giấy tờ, chứng nhận đầy đủ và tuân thủ quy định VSATTP.
- Nhân viên tuân thủ các quy định về giấy tờ và sổ 3 bước. Cửa hàng không khắc phục vi phạm nghiêm trọng.
Mẫu QA checklist Form tính điểm cho Công ty lớn
Mẫu QA checklist tính điểm nhà hàng dành cho Công ty lớn nêu rõ các lỗi như:
- Xe giao hàng không sạch.
- Khu vực rác bẩn
- Thiết bị pha chế và dụng cụ bẩn.
- Nhà vệ sinh bẩn
- Thiết bị và bề mặt bếp bẩn.
- Hóa chất lưu trữ không đúng cách.
- Không chào đón thân thiện và nồng nhiệt.
- Không giải quyết vấn đề liên quan tới khách hàng.
- Món ăn và các chương trình khuyến mãi không được gợi ý chính xác.
- Nhân viên không ăn mặc chỉnh tề hoặc vệ sinh cá nhân đúng quy định.
Mẫu QA checklist form theo tỷ lệ % Đạt cho Công ty vừa – đơn giản
Các tiêu chí đánh giá chất lượng QA cho công ty vừa – đơn giản gồm:
- Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, quản lý hàng hóa hết hạn sử dụng, thực hiện PCCC đúng quy định, ngăn ngừa côn trùng
- Sử dụng FIFO khi sắp xếp hàng hóa, NVL
- Bảo quản và xử lý hàng hóa cận HSD
- Dập tắt lò than sau ca bán hàng
- Đảm bảo vệ sinh các khu vực trong nhà hàng, nhân viên tuân thủ quy định vệ sinh cá nhân và trang phục
- Tổ chức setup bàn, sơ chế, chế biến thực phẩm theo quy trình
- Vận hành thiết bị, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh và an toàn
- Nhập hàng theo tiêu chuẩn hàng hóa nhà hàng.
Lưu ý khi sử dụng bảng checklist công việc nhà hàng
Một số lưu ý khi sử dụng các mẫu checklist công việc nhà hàng:
- Thời gian chấm điểm: Hãy quyết định thời điểm cụ thể và tần suất thực hiện checklist, có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc tùy theo nhu cầu của nhà hàng. Thông thường, QA sẽ chấm trong 3 thời điểm khác nhau. Đó là, sáng theo giờ mở cửa (nếu 9h mở cửa thì 8h30 QA chấm), chiều vào lúc đông khách nhất (11h – 13h và 20h – 21h) và chấm lúc đóng cửa (nếu 22h đóng cửa thì chấm từ 22h trở đi).
- Chọn cách tính điểm: Cần thiết lập các tiêu chí đánh giá rõ ràng và chi tiết trong mẫu checklist công việc nhà hàng. Thông thường, điểm số được chia thành các mức đánh giá như 1-5, 1-10 hoặc 0-100. Nếu có nhiều tiêu chí, bạn có thể tính tổng điểm và điểm phần trăm cho từng mục. Hiện nay có 2 cách tính điểm phổ biến là trừ dần trên tổng 100 hoặc chấm theo thang (trên bao nhiêu % thì đạt).
- Người phụ trách: Thông thường, nhà hàng sẽ có một quản lý chung hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện checklist đúng thời gian, nhân viên QA quản lý chất lượng và đưa ra các biện pháp cải thiện khi cần thiết.
- Cập nhật checklist thường xuyên: Kết quả đánh giá từ checklist sẽ giúp xác định các vấn đề cần cải thiện, ưu tiên công việc và thiết kế kế hoạch cải thiện chất lượng công việc trong nhà hàng. Bạn nên xem xét và cập nhật lại checklist thường xuyên để đảm bảo phản ánh đúng các quy trình và tiêu chuẩn mới nhất của nhà hàng.
- Ứng dụng công nghệ: Có rất nhiều mẫu checklist công việc cho nhà hàng của từng bộ phận, từng cá nhân. Nếu không quản lý và cập nhật kịp thời, chủ kinh doanh sẽ khó quản lý và kiểm soát hoạt động của nhà hàng. Hiện nay, nhiều người sử dụng công nghệ để hỗ trợ chủ nhà hàng trong vấn đề quản lý quy trình công việc, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng.
Số hóa checklist công việc nhà hàng với beChecklist
beChecklist là giải pháp số hóa checklist công việc nhà hàng do Công ty bePOS phát triển. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại của bePOS và kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành F&B. beChecklist giúp tạo sự đồng nhất, tối ưu hóa việc quản lý và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận, từ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng dịch vụ của nhà hàng:
Người sử dụng | Lợi ích nổi bật |
Ban giám đốc |
|
Bộ phận QA |
|
Quản lý nhà hàng |
|
bePOS đang có nhiều ưu đãi cho các khách hàng khi trải nghiệm beChecklist. Đặc biệt, khi lựa chọn beChecklist, bạn sẽ có sẵn đầy đủ các mẫu checklist công việc nhà hàng như trên. Liên hệ bePOS qua hotline 0247 771 6889, nhắn tin Fanpage/Zalo hoặc đăng ký ngay vào form dưới đây để nhận được quà tặng miễn phí này!
Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để tạo mẫu checklist công việc nhà hàng?
Để tạo mẫu checklist công việc nhà hàng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xác định các công việc cần được kiểm tra và đánh giá.
- Lập danh sách các mục cần kiểm tra trong mỗi công việc.
- Đảm bảo rằng các mục kiểm tra được phân loại và sắp xếp theo thứ tự hợp lý.
- Tạo một bảng checklist với các mục kiểm tra và ô đánh dấu để đánh giá kết quả.
- Kiểm tra và check, đánh giá lại bảng checklist để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của các mục kiểm tra.
Có các app checklist công việc nào phổ biến?
Một số app sử dụng để tạo các mẫu checklist công việc nhà hàng là: beChecklist, Google Task, Excel, Microsoft To Do, Todoist, Evernote,…
Mẫu checklist công việc nhà hàng là công cụ quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và hiệu suất hoạt động của một nhà hàng. Hy vọng với những thông tin mà bePOS cung cấp ở trên, nhà hàng có thể kiểm soát chất lượng công việc, nhân sự, dịch vụ, sản phẩm và các tiêu chí khác cho nhà hàng của mình.
Follow bePOS: