Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpQA là gì? Khác QC thế nào? Mô tả công việc của bộ phận QA

QA là gì? Khác QC thế nào? Mô tả công việc của bộ phận QA

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2024
Trần Dung
Trần Dung
1928 Đã xem

QA là cụm từ được sử dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất của thuật ngữ trên đặc biệt là những người mới tìm hiểu. Vậy QA là gì? QA và QC có giống nhau không? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất về lĩnh vực này. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!

QA là gì?

QA (viết tắt của Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng) là một quy trình hoặc hệ thống được sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Mục tiêu của QA là ngăn chặn lỗi ngay từ đầu và duy trì chất lượng nhất quán trong suốt quá trình sản xuất hoặc phát triển.

Nguồn gốc của thuật ngữ QA

Trong các thế kỷ trước, chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi chính người thợ thủ công, người tự chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình. Khi quy mô sản xuất lớn hơn, việc kiểm soát chất lượng trở nên khó khăn hơn. Các phương pháp quản lý và kiểm soát chất lượng bắt đầu được sử dụng để đảm bảo các sản phẩm sản xuất hàng loạt đạt tiêu chuẩn. QA ra đời từ chính nhu cầu này. Những triết lý của các nhà tiên phong như W. Edwards Deming và Joseph M. Juran đã giúp hình thành nền tảng QA, khiến đây trở thành một yếu tố quan trọng trong quản lý chất lượng ngày nay.

Khi tìm hiểu QA là gì, nhiều người nhìn nhận đây như một lời hứa với khách hàng và các nhà đầu tư, rằng sản phẩm sẽ ngày càng đạt chất lượng tốt hơn. Thông qua QA, trải nghiệm sử dụng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhờ đó các chỉ số tài chính như doanh thu của doanh nghiệp cũng được cải thiện. 

QA là gì? Nguồn gốc thuật ngữ QA
Nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của QA là gì?

Vai trò của phòng QA trong doanh nghiệp

Vậy trong thức tế, QA là làm gì, có những công việc cụ thể nào? Để đạt được mục tiêu đề ra, phòng QA phải thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng như sau:

  • Xây dựng quy trình phát triển sản phẩm: Khi doanh nghiệp có dự án, hoặc dự định ra mắt sản phẩm mới, nhân viên QA sẽ phải xây dựng một quy trình phát triển sản phẩm phù hợp. Quy trình này có thể dựa theo quy trình sẵn có của doanh nghiệp, hoặc tự nghiên cứu, sáng tạo và đề xuất. 
  • Hướng dẫn các phòng ban liên quan thực hiện theo quy trình: Một sản phẩm chất lượng cao không chỉ phụ thuộc vào nhân viên QA, mà còn là sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các bộ phận doanh nghiệp. Để đạt được điều này, nhân viên QA sẽ xây dựng các tài liệu hướng dẫn cụ thể cho các bên liên quan, nhằm đảm bảo quy trình đã đề ra.
  • Kiểm tra việc tuân thủ quy trình: Nhân viên QA phải có những đánh giá khách quan về kết quả làm việc của các bên xem đã đúng quy trình chưa. 
  • Điều chỉnh quy trình nâng cao chất lượng: Trong một số trường hợp, bộ phận QA phải thay đổi, điều chỉnh quy trình, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hoặc từ chính nhu cầu của doanh nghiệp. 
Vai trò của phòng QA trong doanh nghiệp
Nhân viên QA phải đánh giá khách quan về kết quả làm việc của các bên

Sự khác nhau giữa QC và QA là gì?

Đây là hai thuật ngữ gây ra rất nhiều nhầm lẫn cho những người mới tìm hiểu. QC, viết tắt của Quality Control, tức là kiểm soát chất lượng. Hiểu đơn giản, QC là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý chất lượng, với nhiệm vụ là kiểm tra sản phẩm lần cuối trước khi đưa ra thị trường.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn sự khác nhau giữa QC và QA là gì, bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm một cách chi tiết nhất.

Tiêu chí QA QC
Điểm giống
  • Cả 2 đều có chung mục đích là đảm bảo sản phẩm đầu ra chất lượng cao.
  • Cả 2 đều thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng.
Quy trình và sản phẩm QA hướng đến quy trình hơn so với QC. QC hướng đến kết quả sản phẩm cuối cùng hơn là quy trình.
Chủ động và bị động QA bao gồm việc thiết kế quy trình một cách chủ động. Cứ mỗi lần áp dụng quy trình này, sản phẩm đầu ra sẽ đạt chất lượng cao. QC kiểm tra sản phẩm cuối và phản ứng kịp thời với các lỗi có thể xảy ra, giải quyết nhanh trước khi sản phẩm được đưa đến tay khách hàng. 
Thời điểm QA đi theo toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. QC chỉ được thực hiện ở giai đoạn cuối, khi sản phẩm đã được hoàn thành và chuẩn bị đưa ra thị trường. 
Ngăn chặn lỗi QA xây dựng quy trình để đảm bảo sản phẩm không có lỗi. QC kiểm tra lại và xử lý các lỗi còn tồn tại.
Hoạt động đồng bộ QA đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban khác nhau trong cùng doanh nghiệp. QC nhìn chung là nhiệm vụ của một số cá nhân trong giai đoạn cuối cùng, ít mang tính phối hợp phòng ban hơn so với QA. 
Sự khác nhau giữa QC và QA là gì?
Phân biệt QC và QA – QA hướng đến quy trình hơn so với QC

QA là làm gì? Mô tả công việc của bộ phận QA

Sau khi đã biết được phòng QA là gì, và có những nhiệm vụ chính nào, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy thì công việc QA mà một nhân viên sẽ làm gồm những đầu việc nào. Cùng bePOS tìm hiểu những công việc mà một QA chuyên nghiệp sẽ phụ trách dưới đây:

  • Thiết lập và xây dựng quy trình: Tạo và phát triển các quy trình liên quan đến quản lý chất lượng, bảo đảm sự hiểu biết và tuân thủ từ mọi bộ phận trong công ty. Xây dựng sổ tay và tài liệu hướng dẫn về các quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời đảm bảo tính khả thi và thực tế của chúng.
  • Đề xuất và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế: Áp dụng và triển khai các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000 và các tiêu chuẩn khác vào hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Đồng thời, nhân viên QA cũng cần đảm bảo rằng mọi quy trình đều tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu.
  • Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm: Tư vấn và đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với từng dự án và đáp ứng đúng các yêu cầu cụ thể.
  • Đánh giá nội bộ và điều chỉnh quy trình phù hợp: Thực hiện đánh giá nội bộ hàng năm về hoạt động quản lý chất lượng, từ đó đề xuất và thực hiện điều chỉnh quy trình để nâng cao hiệu suất và chất lượng.
  • Đánh giá chất lượng của các đối tác cung ứng: Đánh giá chất lượng của các nhà cung cấp và nhà thầu, đảm bảo rằng mọi đối tác tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và đưa ra các biện pháp cần thiết nếu có sự không tuân thủ từ phía đối tác.
  • Đào tạo và hướng dẫn về QA: Tổ chức các buổi đào tạo, chia sẻ kiến thức cho các bộ phận liên quan trong việc triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Hướng dẫn các nhân viên về cách áp dụng tiêu chuẩn chất lượng vào công việc hàng ngày.
  • Thông thạo các công cụ và hệ thống chuyên môn: Để có thể hoàn thành tốt các công việc QA, nhân viên QA chuyên nghiệp cũng cần là người thông thạo việc sử dụng các công cụ và hệ thống quản lý chất lượng như 7 công cụ thống kê, 7 nguyên tắc quản lý chất lượng và hệ thống QMS để giám sát và đánh giá chất lượng.

Nhìn vào bản mô tả công việc QA trên, có thể thấy nhân viên QA chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi quy trình và sản phẩm đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng của doanh nghiệp.

QA là gì - Mô tả công việc của nhân viên QA
Nhân viên QA có thể tham gia tư vấn và đề xuất các quy trình phát triển sản phẩm

Quy trình làm việc của bộ phận QA

Để hiểu rõ hơn QA là gì, bạn cần tìm hiểu về quy trình thực hiện các công việc bảo đảm chất lượng. Một quy trình QA về cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Lên kế hoạch QA. Bộ phận QA lập kế hoạch, bao gồm mục tiêu và quy trình cần thiết để cho ra sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất.
  • Bước 2: Thực hiện kế hoạch QA đã đề ra. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong công việc của QA. Các phòng ban liên quan phải thực hiện theo quy trình bộ phận QA đã xây dựng, dựa trên các bản hướng dẫn chi tiết.
  • Bước 3: Kiểm tra tuân thủ quy trình. Bộ phận QA giám sát các phòng ban khác thực hiện theo đúng hướng dẫn.
  • Bước 4: Thực hiện các hành động cần thiết. Bộ phận QA có thể điều chỉnh, thay đổi, hoặc đưa ra các hành động cần thiết khác để cải tiến quy trình, nhằm tối ưu chất lượng sản phẩm. 
Quy trình làm việc của bộ phận QA
Bộ phận QA lập kế hoạch, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất

>> Xem thêm: Mẫu phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng đầy đủ và chi tiết nhất

Các kỹ năng cần có của nhân viên QA

Quản lý chất lượng sản phẩm là công việc quan trọng và có độ phức tạp không nhỏ. Vậy để thực hiện nhiệm vụ này, những tố chất cần có của một nhân viên QA là gì? Đó chính là:

  • Yêu cầu về bằng cấp: hông thường, các nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên QA có ít nhất bằng cử nhân trong các lĩnh vực liên quan như Quản lý chất lượng, Kỹ thuật sản xuất,… Tuy nhiên, mỗi ngành nghề sẽ có đặc thù khác nhau. Ngoài ra, nhân viên QA có thể bổ sung thêm các chứng chỉ huyên ngành về QA, giúp chứng minh khả năng và kiến thức chuyên môn của mình.
  • Kỹ năng kiểm thử: Nhân viên QA phải có khả năng phân tích chi tiết yêu cầu của dự án, từ đó xác định các kịch bản kiểm thử phù hợp. Họ phải hiểu và xác định các vấn đề tiềm ẩn hoặc lỗ hổng trong sản phẩm thông qua phân tích chức năng và yêu cầu.
  • Khả năng giao tiếp tốt: Nhân viên QA phải truyền đạt, hướng dẫn các phòng ban khác thực hiện theo quy trình đề ra. Tuy nhiên, những quy trình này khá phức tạp. Vì vậy, nếu nhân viên QA không có khả năng giao tiếp tốt thì hiệu quả công việc sẽ không cao.
  • Kỹ năng làm việc với số liệu: Các thông tin liên quan đến sản phẩm có thể được thể hiện thông qua những con số. Để đọc được vấn đề từ những thông tin này, nhân viên QA cần có kỹ năng phân tích số liệu.
  • Kỹ năng tư duy Logic, làm việc với hệ thống: QA là công việc có tính chất kỹ thuật cao. Do đó, nhân viên QA cần có tư duy Logic, nhanh nhạy với hệ thống để nắm bắt vấn đề. 
  • Có kiến thức sâu về sản phẩm: Mục tiêu cuối là sản phẩm có chất lượng tốt, nên nhân viên QA cần có am hiểu sâu rộng về sản phẩm, lĩnh vực đang làm.
  • Khả năng quan sát tốt, tỉ mỉ: QA cần quan sát vấn đề một cách tỉ mỉ để nhận ra rủi ro. Đôi khi, chỉ một lỗi kỹ thuật dù rất nhỏ, nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sản phẩm đầu ra.
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Hoạt động QA sẽ đi theo toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. Vì vậy, nhân viên QA phải biết cách sắp xếp công việc, để đảm bảo quá trình này diễn ra trơn tru. 
Yêu cầu đối với nhân viên QA
Tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của nhân viên QA là gì để xây dựng phòng QA tốt

Các lĩnh vực cần bộ phận QA trong công ty

Bộ phận QA (Đảm bảo chất lượng) đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao như:

  • Xây dựng: Bộ phận QA đảm bảo rằng tất cả các công trình xây dựng, từ nhà ở, tòa nhà văn phòng đến cơ sở hạ tầng công cộng, đều tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. QA trong xây dựng cũng theo dõi việc tuân thủ quy định về vật liệu xây dựng, thiết kế và quy trình thi công.
  • Điện tử: Trong ngành sản xuất điện tử, bộ phận QA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thiết bị và linh kiện điện tử như điện thoại, máy tính, và các hệ thống vi mạch hoạt động tốt và không có lỗi kỹ thuật.
  • May mặc: Bộ phận QA đảm bảo rằng quần áo, giày dép, và các sản phẩm dệt may đạt tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền và thẩm mỹ trước khi đưa ra thị trường.
  • Công nghệ thông tin (IT): Trong ngành công nghệ thông tin, QA đảm bảo rằng phần mềm, ứng dụng, và hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định, bảo mật và không gặp lỗi trong quá trình sử dụng.
  • Thực phẩm: Bộ phận QA trong ngành thực phẩm đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và hương vị trước khi đến tay người tiêu dùng.
Các lĩnh vực cần bộ phận QA trong công ty
Ngành thực phẩm cũng nằm trong nhóm cần xây dựng hệ thống QA

>> Xem thêm: Ứng dụng kỹ thuật bước đi số 8 trong quản lý chất lượng nhà hàng

Các vị trí trong phòng QA của công ty

Đây cũng là nội dung nhiều người thắc mắc, bên cạnh câu hỏi QA là gì. Trong phòng QA (Quality Assurance) của một công ty, có nhiều vị trí để đảm bảo các khía cạnh khác nhau của chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Mỗi vị trí có những vai trò và trách nhiệm riêng, từ quản lý toàn bộ quy trình chất lượng đến việc thực hiện các hoạt động kiểm thử cụ thể:

  • QA Manager (Quản lý QA): QA Manager là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quy trình đảm bảo chất lượng trong công ty. Họ đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra, tuân theo quy trình và chính sách chất lượng.
  • QA Supervisor (Giám sát QA): QA Supervisor chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp các hoạt động QA hàng ngày. Họ làm việc dưới sự chỉ đạo của QA Manager và đảm bảo rằng các nhân viên QA/QC/Tester thực hiện đúng các quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng.
  • Nhân viên QA/QC: Nhân viên QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control) là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kiểm thử, kiểm tra chất lượng. Trong đó, A đảm bảo rằng quy trình sản xuất hoặc phát triển tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, từ giai đoạn lên kế hoạch đến giai đoạn sản xuất. Còn QC tập trung vào kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng để phát hiện các lỗi hoặc vấn đề trước khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Các vị trí trong phòng QA của công ty
Phòng QA có nhiều vị trí để đảm bảo các khía cạnh khác nhau của chất lượng sản phẩm

>> Xem thêm: Tham khảo mẫu QA checklist trong nhà hàng

Số hóa hoạt động QA trong doanh nghiệp với beChecklist

Việc số hóa quy trình QA đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp, như là nâng cao độ chính xác và độ bảo mật của dữ liệu, tăng tốc độ truyền dữ liệu. Ví dụ, trước kia, nhân viên QA phải mất thời gian liên lạc với các phòng ban khác để thực hiện công việc. Nhờ áp dụng công nghệ, những thông tin này được đưa lên nền tảng chung thống nhất, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp giữa các bên liên quan. 

Phần mềm đã được nhiều đối tác có tên tuổi trên thị trường F&B tin dùng để quản lý các chuỗi nhà hàng. Một trong những đối tác lớn của beChecklist là tập đoàn Goldsun Food – công ty mẹ của hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như KingBBQ, ThaiExpress, Tasaki BBQ, Khao Lao, Hotpot,… Ngoài ra, chuỗi mỳ cay Hàn Quốc Sasin cũng đã ứng dụng phần mềm beChecklist vào vận hành và kiểm soát đồng nhất chất lượng trong tất cả các chi nhánh.

Bechecklist
BeChecklist – Giải pháp đảm bảo đồng nhất chất lượng ngành F&B

beChecklist thật sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên QA, QC, các quản lý cửa hàng trong việc đảm bảo chất lượng cho từng cửa hàng. Không chỉ là một công cụ quản lý chất lượng hiệu quả, BeChecklist còn là một giải pháp tổng thể, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình kiểm soát chất lượng, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cụ thể như:

  • Phần mềm cung cấp các mẫu checklist có sẵn về công việc của từng bộ phận, checklist kiểm tra chất lượng nhà hàng chuẩn và chi tiết, giúp thông tin được minh bạch, thông suốt giữa các bộ phận.
  • BeChecklist tổng hợp mọi dữ liệu trên một nền tảng duy nhất, giúp tất cả các bên liên quan có thể theo dõi và cập nhật thông tin một cách chính xác và nhanh chóng. 
  • Phần mềm giúp các nhân viên QA dễ dàng đưa thông tin qua app, nhanh chóng tổng hợp Báo cáo tự động trên hệ thống cho Ban Giám đốc.
  • BeChecklist giúp Ban Giám đốc nhận báo cáo chi tiết nhanh chóng chỉ sau 1 ngày, đồng thời tiếp nhận thông tin đã được các bộ phận trình ý kiến.
  • Phần mềm giúp Quản lý Nhà hàng nắm bắt kịp thời các vấn đề của nhà hàng và đưa ra ý kiến giải quyết nhanh chóng đối với các sự việc cần xử lý gấp.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Giao diện bechecklist
Giao diện app beChecklist dễ dùng, thân thiện với mọi đối tượng

Câu hỏi thường gặp

QA là gì trong lĩnh vực F&B?

QA ngành F&B là hoạt động đảm bảo các sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, các chuỗi nhà hàng F&B uy tín đều chú trọng hoạt động này, đặc biệt là sử dụng phần mềm QA. 

3 kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QA là gì?

3 kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QA được cho là kỹ năng kiểm thử, kỹ năng phân tích và kỹ năng làm việc nhóm/giao tiếp.

Trên đây, bePOS đã giúp bạn giải đáp câu hỏi QA là gì, QC và QA khác nhau như thế nào? Đảm bảo chất lượng là công việc không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành sản xuất, dịch vụ. Chính vì vậy, nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động QA, từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khách hàng.