Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpThị phần là gì? Vai trò, công thức tính và cách gia tăng thị phần

Thị phần là gì? Vai trò, công thức tính và cách gia tăng thị phần

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Thu Hằng
Thu Hằng
907 Đã xem

Thị phần là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình hoạt động kinh doanh. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh, quá trình tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp. Vậy khái niệm thị phần là gì? Vai trò, cách tính thị phần và cách gia tăng thị phần của doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau của bePOS

Thị phần là gì?

Thị phần doanh nghiệp (Market share) là phần trăm tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường kinh doanh. Thị phần càng lớn thì doanh nghiệp có lợi thế càng cao trên thị trường. Thị phần tỷ lệ thuận với doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp kinh doanh được. Là một người chủ doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ khái niệm này.

thi-phan-la-gi
Thị phần là gì?

Ví dụ về gia tăng thị phần thành công có thể thấy qua Vinamilk. Khởi đầu từ năm 1976, Vinamilk đã khảo sát và mở rộng sang các thị trường quốc tế vào năm 1997, và ngày nay họ đã tồn tại và phát triển trên hơn 40 quốc gia khác nhau.

Vinamilk là một ví dụ điển hình cho chiến lược gia tăng thị phần. Chiến lược này mục tiêu chính của họ là xây dựng thương hiệu sữa có giá trị cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và trở thành nhà lãnh đạo trong việc sáng tạo các sản phẩm liên quan đến sữa. Cụ thể, họ đã đạt được những thành tựu sau:

  • Gia tăng thị phần: Vinamilk đã hợp tác với nhiều nhà máy sản xuất sữa tại các tỉnh thành lớn của Việt Nam và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách nhập khẩu sữa và các sản phẩm liên quan từ nước ngoài.
  • Tăng cường số lượng thị trường kinh doanh: Họ đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang hơn 40 quốc gia, bao gồm cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Úc, và Thái Lan.
  • Thâm nhập vào thị trường cao cấp: Vinamilk đã mở rộng sự hiện diện của họ vào phân khúc thị trường cao cấp thông qua việc hợp tác với các tập đoàn lớn trên toàn cầu, ví dụ như Campina – một tập đoàn sữa lớn của Hà Lan. Đây là cách Vinamilk đảm bảo họ có thể thâm nhập thành công vào một thị trường quốc tế mới.

Phân biệt thị trường và thị phần

Thị phần của doanh nghiệp là gì? Thị phần là một phần của thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được trong toàn bộ thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, thị trường là tập hợp toàn bộ các doanh nghiệp có từng mức thị phần khác nhau. 

Ví dụ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, Bảo hiểm Bảo Việt Nhân Thọ chiếm thị phần lớn nhất trong toàn bộ thị trường. Thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác như Manulife, Daiichi, Sunlife, Prudential,…. 

thi-phan-doanh-nghiep-bao-hiem
Ví dụ thị phần của doanh nghiệp bảo hiểm

Vai trò của thị phần là gì đối với doanh nghiệp

Thị phần thể hiện mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, vì thế yếu tố này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Thể hiện được tốc độ phát triển, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: Thị phần càng cao, doanh thu càng lớn, thể hiện doanh nghiệp đang phát triển càng nhanh. Nếu một doanh nghiệp có thị phần thấp tức là doanh nghiệp đang phát triển chậm, vì vậy người quản lý, chủ doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp để mở rộng thị phần, cải thiện tình trạng kinh doanh. 
  • Thể hiện mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ: Từ con số thị phần, doanh nghiệp có thể xác định được vị thế cạnh tranh của mình với tất cả các đối thủ trên thị trường. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. 
  • Cơ sở để điều chỉnh nguồn lực, tài chính để phát triển: Khi thị phần thấp, doanh nghiệp đang kém phát triển, nhà quản lý có thể có cơ sở để điều chỉnh về nguồn lực, tăng vốn đầu tư để gia tăng thị phần. Ngược lại, trong trường hợp thị phần cao, doanh nghiệp đang trên đà nhanh chóng, tận dụng cơ hội doanh nghiệp muốn mở rộng thêm thị phần cũng có thể bổ sung nguồn lực và tài chính. 
vai-tro-cua-thi-phan
Vai trò của thị phần là gì?

Cách tính thị phần là gì?

Có 2 cách tính thị phần doanh nghiệp là thị phần tương đối và thị phần tuyệt đối: 

Thị phần tuyệt đối 

Các doanh nghiệp có thể áp dụng tính thị phần tuyệt đối cho doanh nghiệp mình như sau: 

  • Công thức 1: Thị phần = Tổng doanh số bán hàng/Tổng doanh số thị trường. 
  • Công thức 2: Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường. 

Ví dụ: Trên thị trường Việt Nam có tổng 300.000 chiếc xe ô tô được bán ra năm 2022, công ty A bán ra 3000 chiếc xe ô tô. 

Thị phần của công ty A = 3000/300.000 = 10% 

Do đó, công ty A đang chiếm 10% thị phần xe ô tô trên thị trường Việt Nam. 

Thị phần tương đối 

Thị phần tương đối của một doanh nghiệp là thể hiện quy mô cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ trên thị trường. Nhờ số liệu này, doanh nghiệp có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Công thức: 

  • Công thức 1: Thị phần = Tổng doanh thu của doanh nghiệp/Tổng doanh thu của các đối thủ cạnh tranh. 
  • Công thức 2: Thị phần = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp đang chiếm thị phần lớn so với các đối thủ trên thị trường. 

Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1, lợi thế của doanh nghiệp đang thấp hơn các đối thủ. Nếu thị phần bằng 1, lợi thế hai bên bằng nhau. 

cong-thuc-tinh-thi-phan
Cách tính thị phần là gì?

Những lưu ý khi tính thị phần

Khi thực hiện tính toán về thị phần trong doanh nghiệp, việc áp dụng các công thức và phương pháp không chỉ đơn giản là việc thực hiện các phép tính toán. Để đảm bảo tính chính xác và ý nghĩa của thị phần, các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cần tiến hành các bước chi tiết sau:

  • Nghiên cứu về thị trường: Trước hết, chủ kinh doanh cần hiểu rõ về thị trường mà doanh nghiệp mình đang hoạt động. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về cơ cấu thị trường, các đối thủ cạnh tranh, và khách hàng mục tiêu. Nắm vững thông tin về khách hàng, chủ kinh doanh sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về cơ hội và thách thức trong thị trường này.
  • Xác định khoảng thời gian: Thị phần không phải là một con số tĩnh, mà nó thay đổi theo thời gian. Lãnh đạo cần xác định khoảng thời gian cụ thể mà họ muốn tính thị phần cho. Ví dụ: tháng, quý, hoặc năm. Khoảng thời gian này sẽ định rõ cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đối diện trong giai đoạn đó.
  • Đồng nhất đơn vị số liệu: Để so sánh và tính toán thị phần, các con số và dữ liệu cần phải được đồng nhất. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thống nhất cách họ thu thập và báo cáo dữ liệu. Chẳng hạn, việc tính thị phần dựa trên doanh số bán hàng trong một tháng và doanh số trong một năm là không hợp lý vì chúng có đơn vị khác nhau.
luu-y-khi-tinh-thi-phan
Lưu ý khi tính thị phần là gì?

Làm thế nào để doanh nghiệp gia tăng thị phần?

Có nhiều cách để gia tăng thị phần cho doanh nghiệp, một số cách phổ biến các chủ kinh doanh có thể áp dụng là: 

Nâng cao dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp 

Thường xuyên theo dõi, phân tích các đối thủ trên thị trường cũng như những phản ánh, nhu cầu của thị trường để cải thiện chất lượng/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng, từ đó tăng thị phần tiêu thụ. Tuy nhiên, đây là cách thức tốn nhiều chi phí và rủi ro, trước khi thực hiện cải tiến sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích các yếu tố của thị trường. 

nang-cao-chat-luong-san-pham
Nâng cao chất lượng sản phẩm

Khai thác thị trường mới 

Trước khi mở rộng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải nghiên cứu xem đây có phải phân khúc khách hàng tiềm năng không. Từ đó mới lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh, marketing tiếp cận khách hàng mới, gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. 

Marketing đa kênh 

Nếu một doanh nghiệp đang chỉ khai thác kênh bán hàng trực tiếp thì bạn đang uổng phí nguồn tài nguyên bán hàng online vô cùng tiềm năng. Doanh nghiệp nên đa dạng các kênh phân phối, bán hàng như bán hàng trực tiếp (siêu thị, tiếp thị cửa hàng,…) và bán hàng online trên các kênh (Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram,…). Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kết hợp quảng bá, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, tivi, internet,…

marketing-da-kenh
Marketing đa kênh gia tăng thị phần

Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng 

Đây là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện mối quan hệ với khách hàng, gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. Với chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp có thể giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, luôn làm khách hàng hài lòng. Khách hàng có thể truyền thông, chia sẻ tích cực về doanh nghiệp với người thân, bạn bè, từ đó bạn có thêm nhiều khách hàng mới. 

Mua lại công ty đối thủ 

Đây là cách nhiều ông lớn, doanh nghiệp lớn trên thị trường đã làm để gia tăng thị phần của doanh nghiệp mình. Cách này không chỉ giúp tăng thị phần mà còn giảm lượng đối thủ cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách này cần một khoản chi phí khổng lồ, đặc biệt, doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể, rõ ràng, lâu dài. 

>> Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp 

Cách xác định thị phần tăng trưởng

Cách để đánh giá sự tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp thông qua mô hình BCG (Boston Consulting Group) là một phương pháp quan trọng và được ưa chuộng trong quản lý doanh nghiệp. Mô hình này chia thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp thành bốn danh mục khác nhau, mỗi danh mục có ý nghĩa và chiến lược riêng biệt:

  • Ngôi sao: Đây là các sản phẩm hoặc dịch vụ có thị phần cao và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Chúng đang chiếm một phần quan trọng trong thị trường và đang được khách hàng chào đón. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên đầu tư thêm vào các sản phẩm/dịch vụ này để duy trì sự tăng trưởng và tận dụng cơ hội thị trường.
  • Bò sữa: Các sản phẩm/dịch vụ thuộc danh mục này có thị phần lớn trong ngành, nhưng tăng trưởng chậm hơn và ổn định hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần duy trì mức thị phần hiện tại và tránh giảm nó. Các sản phẩm này thường đóng góp lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp.
  • Dấu hỏi chấm: Đây là các sản phẩm/dịch vụ mới được ra mắt trên thị trường, có thị phần nhỏ và cần thời gian để thử nghiệm và phát triển. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đầu tư vào marketing và nghiên cứu phát triển cho nhóm sản phẩm này để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng trong tương lai.
  • Con chó: Đây là các sản phẩm/dịch vụ không còn tiềm năng tăng trưởng và không mang lại lợi nhuận. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần xem xét loại bỏ sớm các sản phẩm này để tránh tổn thất chi phí và tập trung vào các danh mục sản phẩm có tiềm năng khác.

Mô hình BCG cho phép doanh nghiệp áp dụng cách tính thị phần và đánh giá sự phát triển và thực trạng của các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Quan trọng nhất, nó giúp doanh nghiệp xác định những phân khúc thị trường mà họ cần tập trung vào để đạt được hiệu suất tốt nhất.

xac-dinh-thi-phan-tang-truong
Xác định thị phần tăng trưởng bằng mô hình BCG

>> Xem thêm: Ma trận BCG giúp doanh nghiệp định hướng gia tăng thị phần

Có thể thấy, thị phần là yếu tố quan trọng quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần càng cao thì doanh thu càng lớn. Hy vọng bePOS đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thị phần là gì, phân biệt thị trường và thị phần, biết được công thức tính thị phần và cách gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. 

FAQ 

Ví dụ nào thể hiện cách gia tăng thị phần bằng khai thác phân khúc thị trường mới của doanh nghiệp? 

Ví dụ: Gốm sứ Minh Long phát triển phân khúc khách hàng nước ngoài bằng việc xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác.

Mở rộng thị phần là gì? Lợi ích của việc mở rộng thị phần là gì?

Mở rộng thị phần là quá trình tăng cường hoạt động kinh doanh của một công ty nhằm giành được nhiều khách hàng hơn, nâng cao doanh số và tăng trưởng doanh thu.

Lợi ích của việc mở rộng thị phần bao gồm:

  • Tăng doanh số và lợi nhuận: Khi doanh nghiệp có thị phần lớn hơn, tỷ lệ khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của doanh nghiệp sẽ cao hơn, từ đó tăng doanh số và lợi nhuận.
  • Tăng giá trị thương hiệu: Một doanh nghiệp có thị phần lớn hơn thường được coi là một thương hiệu mạnh mẽ và uy tín hơn trong mắt khách hàng và các đối tác.
  • Giảm rủi ro: Khi doanh nghiệp có thị phần lớn hơn, họ sẽ có nhiều khách hàng hơn và không phải hoàn toàn phụ thuộc vào một số khách hàng duy nhất. Điều này giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Tăng khả năng đàm phán với các đối tác: Doanh nghiệp có thị phần lớn hơn có thể đàm phán với các đối tác với tư cách là một đối tác quan trọng hơn, từ đó có thể đạt được điều kiện hợp đồng tốt hơn.