Bạn đang có ý tưởng kinh doanh nhà hàng, bạn muốn tìm hiểu các mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn phổ biến? Mỗi mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn lại mang những đặc điểm khác nhau, phục vụ đối tượng khách hàng khác nhau. Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiện nay đang là xu hướng tiềm năng, thu lợi nhuận cao. Trong bài viết này bePOS sẽ giới thiệu cho bạn top 11 mô hình nhà hàng, quán ăn phổ biến nhất năm 2023.
Mô hình kinh doanh nhà hàng là gì?
Kinh doanh nhà hàng là mô hình kinh doanh dịch vụ nấu nướng, phục vụ những món ăn, thức uống tại chỗ cho khách hàng. Nhiều nhà hàng đáp ứng cả dịch vụ mang đồ ăn đi để khách hàng có thể tiện lợi trong việc dùng bữa tại bất kỳ đâu trong khi bận rộn. Mô hình kinh doanh này có tại tất cả các quốc gia, địa phương bởi đây là dịch vụ thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống.
Hiện nay, với sự đa dạng của các nền văn hóa và ẩm thực trên thế giới có rất nhiều món ăn phong phú, tạo nên đa dạng mô hình kinh doanh. Ở mỗi quốc gia, địa phương khác nhau sẽ phục vụ những món ăn, dịch vụ, đồ uống khác nhau.
Đặc điểm chính của một mô hình kinh doanh nhà hàng
Một mô hình kinh doanh nhà hàng sẽ có phương pháp hoạt động với các đặc điểm sau:
- Sản phẩm kinh doanh tại nhà hàng: Có 2 loại, một là sản phẩm nhà hàng tự chế biến, hoặc sản phẩm đã được chế biến sẵn, mua về và phục vụ khách.
- Khung giờ mở nhà hàng: từ 6 giờ sáng tới 24 giờ hoặc sớm hơn, một số nhà hàng phục vụ 24 giờ mỗi ngày.
- Các bộ phận hoạt động trong một nhà hàng bao gồm: Bộ phận kế toán, kinh doanh, marketing, phục vụ, nhà bếp, lễ tân,….
- Nhà hàng thường có doanh thu biến động theo mùa vụ, có mùa đông khách, mùa ít khách, hoặc ngày cuối tuần, ngày lễ sẽ có doanh thu tốt hơn ngày thường.
>> Xem thêm: 5 yếu tố nghiên cứu phát triển mô hình nhà hàng đảm bảo thành công
Top 11 mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn phổ biến nhất
Hiện nay, có nhiều mô hình nhà hàng khác nhau với những mục đích kinh doanh khác nhau, phục vụ đa dạng các đối tượng khách hàng. Hãy cùng bePOS theo dõi 11 mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất sau đây.
Mô hình nhà hàng Casual Dining
Nhà hàng Casual Dining là loại nhà hàng ẩm thực phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu Casual Dining là gì. Dù có cái tên nhà hàng bình dân nhưng Casual Dining cao cấp hơn các quán ăn bình dân hay cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh. Đối tượng khách hàng chủ yếu là những người thu nhập khá.
Giá cả một bữa ăn tại đây tương đối phải chăng, không quá đắt đỏ nên phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Món ăn tại nhà hàng này cũng đa dạng bởi phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng hàng ngày. Những món ăn từ cơm, bún, phở, cá, thịt,…. đều có tại nhà hàng Casual Dining. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm nhà hàng ăn uống mang phong cách cơm nhà thì có thể lựa chọn mô hình này.
Mô hình nhà hàng Fine Dining
Fine Dining là mô hình kinh doanh nhà hàng cao cấp mang phong cách phương Tây. Điểm đặc trưng của nhà hàng này là những chiếc khăn trải bàn trắng với đội ngũ phục vụ mặc tuxedo. Đây là mô hình ẩm thực cao cấp, thường chỉ phục vụ những thực khách đặt bàn trước.
Menu ẩm thực của Fine Dining cũng khá sang chảnh, đắt đỏ với món ăn chất lượng cao. Vì thế, mô hình Fine Dining chỉ hợp với những đối tượng khách hàng có thu nhập từ khá tới cao. Không gian tại Fine Dining được trang trí bắt mắt, sang trọng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhằm đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Fine Dining là nơi dành cho các tầng lớp thượng lưu, những người không chỉ có nhu cầu ăn uống mà còn tới để trải nghiệm không gian ẩm thực, dịch vụ chất lượng cao. Một số đặc điểm của nhà hàng Fine Dining gồm:
- Không gian rộng rãi, nội thất sang trọng, thiết bị hiện đại
- Có các loại kho để dự trữ thực phẩm
- Đội ngũ nhân viên bếp có tay nghề cao, bếp trưởng thường là người có tiếng tăm trong nghề, được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề.
Đây là nhà hàng có mức giá cao nhất trong các mô hình. Vì thế, để kinh doanh mô hình Fine Dining, bạn phải thực sự đầu tư về chất lượng món ăn tới dịch vụ phục vụ để đạt đến độ hoàn mỹ, đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng thượng lưu.
Mô hình nhà hàng đồ ăn nhanh Fast Food
Ở Việt Nam, những mô hình quán ăn, nhà hàng đồ ăn nhanh phổ biến thường gặp là KFC, Lotte, Mc Donald, Jolibee,… Đây là mô hình rất phổ biến trong cuộc sống vô cùng bận rộn hiện tại. Đặc điểm của mô hình này chính là hướng tới sự phục vụ nhanh chóng, tiện lợi, chế biến nhanh, dễ dàng mang đi mọi nơi, giá thành rẻ.
Các loại đồ ăn nhanh rất đa dạng như bánh mì sandwich, pizza, gà rán, hamburger, khoai tây chiên,…. đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng nhanh cho dân văn phòng bận rộn, trẻ em,…. Đồ ăn nhanh hấp dẫn khách hàng bởi sự thơm ngon, tiện lợi.
Nhu cầu đồ ăn nhanh tăng chóng mặt, nên các mô hình kinh doanh ăn uống nhượng quyền thương hiệu nước ngoài lẫn những quán đồ ăn nhanh Việt Nam mọc lên như nấm. Vì vậy, đây có thể là lựa chọn tiềm năng chủ kinh doanh nên tham khảo.
Mô hình nhà hàng Buffet
Mô hình kinh doanh nhà hàng Buffet cũng là xu hướng hot trong những năm gần đây. Đặc điểm của nhà hàng Buffet chính là khách hàng được thỏa sức lựa chọn những món ăn tại nhà hàng với một mức giá cố định sẵn cho mỗi người. Sau đó, khách hàng được tự chọn bàn ăn, có thể đứng hay ngồi ăn tùy thích. Những bữa tiệc Buffet rất phù hợp với các buổi tiệc tùng tụ tập của người Việt.
Các mô hình kinh doanh ăn uống Buffet khi có nhân viên phục vụ, khách hàng chọn món. Với thực đơn đa dạng, khách hàng được thưởng thức không giới hạn mới, giá suất cố định, giá thành hợp lý, vì thế loại hình nhà hàng này phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và chiếm cảm tình của nhiều người.
Ưu điểm của mô hình Buffet đó là:
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ, tiết kiệm chi phí, khi mua nguyên liệu với số lượng lớn.
- Tận dụng được những nguyên liệu được mùa như rau củ quả theo mùa, cá, hải sản,….
- Giảm chi phí nhân sự nhờ phong cách tự phục vụ, giảm được nhân sự phục vụ cho nhà hàng.
- Thêm chi phí cho các dịch vụ kèm theo như nước uống, đồ ăn không theo set đã chọn, ngoài ra còn phí VAT 10%,….
Mô hình nhà hàng Cafeteria
Nhà hàng Cafeteria cũng là một mô hình quán ăn tự phục vụ, là sự kết hợp giữa không gian quán cà phê với cách phục vụ của nhà hàng buffet. Tuy nhiên, menu ở đây chủ yếu là những món ăn nhẹ, đồ ăn nhanh,… Khách hàng chọn món sau đó thanh toán tại quầy thu ngân và quay trở lại bàn thưởng thức đồ ăn.
Mô hình kinh doanh nhà hàng này khá giống với mô hình fast food, tuy nhiên khách hàng tự phục vụ nhu cầu của bản thân, không cần nhân viên phục vụ. Nhà hàng Cafeteria được thiết kế theo không gian mở để khách có thể thưởng thức đồ ăn và rời đi, nhân viên nhanh chóng vệ sinh bàn ăn để không ảnh hưởng các thực khách khác.
Giá thành tại đây khá phải chăng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, dịch vụ ăn uống nhanh gọn nhẹ, phù hợp với dân công sở bận rộn. Mô hình này có ưu điểm đơn giản, không tốn nhiều chi phí cho nguyên vật liệu, thiết kế không gian và chi phí nhân sự phục vụ.
Mô hình nhà hàng Alacarte
Alacarte là kiểu nhà hàng gọi món theo thực đơn sẵn có, thực khách có thể lựa chọn bất cứ cái tên nào được liệt kê trên menu theo sở thích bản thân. Sau đó, nhân viên phục vụ sẽ lần lượt mang các món khách đã order và đáp ứng các yêu cầu kèm theo. Nhà hàng Alacarte được cho là lựa chọn khá phù hợp cho những cặp đôi, hoặc gia đình, bạn bè đi theo nhóm.
Đi cùng với hình thức phục vụ Alacarte là menu Alacarte. Với kiểu menu này, tất cả các món ăn nhà hàng sẽ được liệt kê dưới dạng danh sách, bao gồm tên, giá cả và có thể kèm theo mô tả nguyên liệu. Những thông tin này giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được món theo sở thích.
Mô hình nhà hàng Bistro
Bistro là nhà hàng mang phong cách Pháp, mô hình này kinh doanh tổng hợp quán cà phê, nhà hàng, quán bar,… Tới với Bistro, khách hàng có thể nhâm nhi một ly cà phê, thưởng thức một món ăn đơn giản.
Bistro cũng là nhà hàng phục vụ những người bận rộn, chỉ ghé qua trong thời gian ngắn, do đó thực đơn món ăn khá đơn giản, cách chế biến, trình bày không quá cầu kỳ như Salad, thịt quay, khoai tây chiên, trứng ốp lết, bún, phở, cơm văn phòng, sandwich,… Tùy vào quy mô nhà hàng sẽ có các mức giá khác nhau, tuy nhiên, mức giá tại các nhà hàng Bistro tương đối phải chăng, phù hợp với tài chính của mọi tầng lớp khách hàng.
Mô hình kinh doanh Banquet Hall
Banquet Hall là mô hình kinh doanh nhà hàng rất phổ biến, thường được áp dụng vớ những bữa tiệc lớn như đám cưới, hội nghị, sinh nhật,… Do phục vụ số lượng khách lớn, nên các món ăn tại đây thường là có sẵn. Ngoài ra, nhà hàng còn cung cấp dịch vụ trang trí, setup sân khấu, dẫn chương trình, loa đài theo yêu cầu khách hàng.
Cụ thể hơn, mô hình này còn được chia ra làm nhiều loại tùy theo mục đích buổi tiệc:
- Meeting & Seminars: Thường phục vụ cho các buổi họp, hội nghị, hội thảo, chuẩn bị thiết bị âm thanh, hình ảnh, máy chiếu, nước suối, bánh trái,… Cách bố trí bàn thường theo phong cách trường học hoặc nhà hát, đảm bảo tính lịch sự.
- Tiệc cưới: Tiệc cưới sẽ được chia làm hai phần là lễ và tiệc, phía nhà hàng sẽ phụ trách cả hai phần này. Loại thực đơn áp dụng là set menu, với số lượng món ăn nhất định theo giá đã thỏa thuận.
- Tiệc dạ hội: Tiệc dạ hội, hay Gala dinner thường phục vụ những dịp có tính chất vui vẻ, sôi động như tất niên công ty, hoặc tổ chức một số chương trình khác. Tiệc này cũng được setup sân khấu, âm thanh và phục vụ bàn tròn theo set menu có sẵn.
- Tiệc hai người: Nhà hàng Banquet Hall cũng phục vụ tiệc hai người, phổ biến với một số mục đích như cầu hôn, kỷ niệm ngày cưới,… Không gian tiệc dạng này thường đề cao sự riêng tư, yên tĩnh và lãng mạn, có thể bố trí ngoài trời hay trong nhà tùy thực khách.
Mô hình nhà hàng Delivery
Mô hình kinh doanh nhà hàng Delivery là một sản phẩm của đời sống hiện đại hiện nay, khá phù hợp với những chủ kinh doanh ít vốn. Đặc điểm của mô hình này là khách hàng thường gọi đồ ăn về nhà hoặc nơi làm việc, mà không dùng bữa tại nhà hàng. Chính vì vậy, chủ kinh doanh không nhất thiết phải thuê mặt bằng, có thể chỉ cần một không gian bếp 15 đến 25m2, thuê từ 2 đến 5 nhân sự để phục vụ chế biến món ăn và đóng gói.
Sau đó, bạn hợp tác với một bên giao hàng thứ ba để thực hiện toàn bộ việc vận chuyển đến tay khách hàng. Một số đơn vị vận chuyển nổi tiếng là ShopeeFood, GrabFood, Baemin,… Bạn có thể bán hàng online trên mạng xã hội, hoặc đăng menu online trên các nền tảng gọi đồ ăn này.
Mô hình nhà hàng Drive Thru
Drive Thru, hay Driving Through hoặc Drive Through, là mô hình kinh doanh nhà hàng rất phổ biến tại phương Tây, nhưng khá mới mẻ tại Việt Nam. Đặc điểm của mô hình này là các xe ô tô sẽ nối tiếp nhau đi theo hàng qua một cửa sổ bán đồ ăn. Nhân viên bán hàng sẽ giao tiếp với khách hàng qua cửa sổ này, thực hiện order, thanh toán, giao hàng ngay khi khách vẫn ngồi trên xe.
Nhiều hãng thức ăn nhanh như McDonald’s đã lựa chọn hình thức này để kinh doanh. Tuy nhiên, Drive Thru không phù hợp với vị trí trung tâm thành phố, mà chọn những nơi có lưu lượng ô tô đi lại lớn, cần tìm đồ ăn nhanh trên đường. Menu của quán ăn Drive Thru thường là những món ăn bình dân, tiện lợi, giá thành khá rẻ.
Mô hình nhà hàng bình dân
Mô hình kinh doanh nhà hàng bình dân có lẽ là mô hình phổ biến nhất ở Việt Nam, có mặt tại khắp nơi trên toàn quốc. Ở đây, bạn được thưởng thức những món ăn mang đậm phong cách cơm Việt như cơm nhà, trứng rán, thịt rang, cơm rang, bún phở,… Giá cơm bình dân chỉ rơi vào từ 20.000 – 40.000đ/suất, rất rẻ và phù hợp với những đối tượng như người lao động phổ thông, học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng,….
Từng ngày, tuần, tháng, bạn nên thay đổi thực đơn liên tục để tránh khách hàng bị nhàm chán. Các quán ăn bình dân cũng nên kết hợp dịch vụ ship suất ăn để phục vụ nhiều khách hàng bận rộn, không thể tới quán trực tiếp.
Một số lưu ý khi lựa chọn các mô hình kinh doanh nhà hàng
Trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng, bạn phải lưu ý những điểm sau:
- Tìm hiểu kỹ về mô hình kinh doanh, những đặc điểm của mô hình kinh doanh quán ăn, nhà hàng có phù hợp với tệp khách hàng, sở thích, sở trường, của bản thân không.
- Tìm hiểu về chi phí, nguồn vốn phải bỏ ra để kinh doanh từng mô hình có đáp ứng tài chính của bản thân không.
- Tham khảo những người có kinh nghiệm trong ngành để lựa chọn mô hình phù hợp.
- Có kế hoạch kinh doanh, chiến lược cụ thể, rõ ràng trước khi bắt đầu mở nhà hàng.
- Dự phòng chi phí cần thiết để duy trì nhà hàng trong thời gian đầu.
- Marketing, truyền thông cho nhà hàng để tiếp cận các đối tượng khách hàng trong thời gian đầu.
- Xây dựng thực đơn đa dạng, hấp dẫn, đảm bảo chất lượng đồ ăn, bảo đảm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng A-Z bạn không nên bỏ qua nếu muốn thành công
Trên đây là một số mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn phổ biến tại Việt Nam. Để lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn phải đầu tư vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, xác định ưu nhược điểm từng mô hình, lợi thế của bản thân để kinh doanh hiệu quả nhất.
FAQ
Ngoài những mô hình kinh doanh nhà hàng trên còn có các mô hình nhà hàng kinh doanh nhà hàng nào?
Có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng đa dạng, khác nhau như: Mô hình nhà hàng nhỏ, nhà hàng chay, nhà hàng snack bar, kinh doanh nhà hàng nhượng quyền, banquet hall, nhà hàng lẩu nướng, nhà hàng cafe Apritif,…
Những địa điểm để mở các mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn phù hợp là gì?
Tùy mô hình kinh doanh nhà hàng sẽ có những địa điểm kinh doanh phù hợp:
- Nhà hàng fast food sẽ phù hợp kinh doanh trong các trung tâm thương mại, các tòa nhà văn phòng, khu dân cư,…
- Quán ăn bình dân phù hợp với các tòa nhà văn phòng, gần bệnh viện, trường học, khu dân cư,….
- Quán buffet phù hợp kinh doanh tại trung tâm thương mại, khu đô thị, các địa điểm đông dân cư, giao thông đông đúc,….
Follow bePOS: